Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Phải chăng không có gì đáng lo ngại vì trong gạo có thạch tín?


Vào năm 2013, Cơ Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) đã xácnhận là gạo có một hàm luợng thạch tín (arsenic) cao hơn mức hạn định thạch tín trong nước uống do Cơ quan Bào vệ Môi trường (EPA) đưa ra,

Điều này đã làm dân chúng hoang mang vì thạch tín là một chất gây ung  thư và là một chất độc giết người được sử dụng từ nhiều thế kỷ. Cơ quan FDA từ trước tới nay không có ấn định mức giới hạn thach tín trong gạo và các sản phẩm gạo và đã  trấn an dân chúng nói rằng mức thạch tín hiện tai trong thực phẫm không đủ để  được quan tâm. Tuy nhiên tổ chức Consumer Reports lại có quan điểm khác


Thật vậy trong báo cáo mới nhất, Tổ chức này cho biết đã tiến hành những th nghiệm riêng biệt và đã  duyệt lại các dữ  liệu về 697 mẫu gạo đã được FDA phân tích. Theo họ thì  mức thạch tín tìm thấy trong gạo quả đáng lo ngại . Báo cáo ghi nhận như  sau “ Thạch tín trong nguồn cung cấp thực phẩm là một vấn đề sức khoẻ công cộng quan trọng và tất cả  những gì có thể được đều cần phải làm để loại bỏ sự tái trình c ủa chất này trong môi trường của chúng ta và trong thực phẩm ”

Trong báo cáo tổ  chức  Consumer Reports khuyến cáo không nên cho trẻ con ăn cơm, ăn bột gạo và uống nưởc gạo cũng như khuyên người lớn không nên ăn gạo nâu (brown rice) vì gạo này trung bình chứa thạch tín vô cơ tức thạch tín dưới dạng gây ung thư nhiều hơn 80 phần trăm so với gạo trắng (white rice).

Tổ chức Consumer Reports đã yêu cầu FDA đưa ra những giới hạn của Liên bang về thạch tín trong gạo, nhưng FDA vẫn giữ lập trường là vấn đề còn đang được cân nhắc và khuyên mọi người nên tiêu thụ “ những loại ngũ cốc khác nhau”. Được hỏi về  thức ăn cho em bé (baby food) thì FDA cho biết là các phụ huynh  nên tìm kiếm  những lựa chọn khác thay cho gạo để làm thửc ăn đặc đầu tiên cho trẻ nhỏ”

Vỉ sao Cơ quan FDA lại không nhanh chóng giải quyết vấn đề?

Tiến sĩ Habibul Ahsan, giám đ ốc Trung tâm Dịch bệnh học và Phòng ngừa tại Đại học Chicago cho biết “ Thực phẩm trong thạch tín là một hiện tượng tương đối mới mẻ” . Ông Ahsan đã hướng dẫn một công trình nghiên cứu qui mô về các tác dụng của kim loại  nặng tại Bangladesh mà kết quả đã cho thấy có sự liên quan giữa vi ệc tiêu thụ gạo và  sự hiện diện của thạch tín trong nước tiểu.

Sự có mặt cũa thạch tín—một hóa chất thiên nhiên –trong nưóc đã được biết từ lâu. Nhưng mới gần đây, các thuốc diệt  sâu và các phân bón đã  phóng thích thạch tín vào trong đất và chất này đã đươc các cây trồng trọt như lúa hấp thu. Chất thạch tín có trong đất dưới cả hai dạng hữu cơ (organic) và vô cơ (inorganic)

Mặc dầu các phát hiện đáng lo ngại trên của nghi ên cứu tại Bengladesh, ông  Ahsan vẫn đưa ra ý kiến như sau ” Với thực phẩm sự tác hại có đôi phần phức tạp nhưng  tác hại này có thễ không đến nỗi xấu như chúng ta tưởng”

Chẳng hạn như tại Châu Á, nơi mà gạo là thức ăn chính quan trọng, tỉ lệ ung  thư vẫn luôn thấp. Ông Ashan thừa nhận là , ngoại trừ Nhật bản  và Nam hàn , dân số tại các nước khác thường  không sống đủ lâu đễ cho bệnh  ung thư có thễ phát  triển và tỉ lệ ung thư đang thay đổi.. Nhưng ngoài thuốc lá ra, không có một yếu tố chính yếu nào khác dẫn tới ung thư

Ông Ashan cho biết tiếp  “ Có nhiều  thứ chúng ta ăn vào –như đường, chất béo hydrogen hó (trans fat )– đem lại quá nhiều  hậu quả xấu cho  sức khoẻ. Vỉ vậy hoàn toàn không ăn gạo quả là vô lý. Bạn chỉ nên ăn một  cách vừa phải và nhận thức được sự nguy hại. Nhưng nói chung ra , không có lý do gì để chúng ta phải  lo lằng.

Đối với các trẻ nhỏ thì ông Ashan ủng hộ khuyến cáo của FDA. Ông nói “  “Có quá nhiều lựa chọn vễ thức ăn cho các em nhỏ nên chúng ta không cần phài lệ thuộc vào các sản phẩm gạo. Vậy thì tại sao chúng ta không tránh nhửng thứ có thể gây hại cho con chúng ta?

Should We Be Alarmed That There’s Still Arsenic in Rice?- Kristina Bravo | Nov 27, 2014

 

Đọc thêm

 

Những lợi ích sức khỏe của gạo nâu 

Chất béo chuyễn hóa ( hydrogen hóa hay trans fat)