Dùng gừng trị bệnh thường gặp
Nếu không biết cách sử dụng, thì củ gừng chỉ là gia vị thông thường. Theo lương y Quốc Trung, trong y học cổ truyền, gừng là vị thuốc; gừng sống (tươi) gọi tên là sinh khương, gừng khô đã chế biến gọi là can khương. Đây là vị thuốc tính ấm, có công dụng chữa được các bệnh hư nhiệt, phong hàn, đau bụng.
Nhưng công dụng phổ biến nhất của gừng là điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, đầy bụng, lạnh bụng; gừng còn kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng hơn.
Vào những ngày thời tiết se lạnh, số người bị ho do nhiễm lạnh rất nhiều. Ta dùng nước nấu (sắc) bởi một ít gừng với vỏ cam (hoặc quýt) và ít vỏ quế để uống. Nếu ho lâu không khỏi, có thể dùng nước nấu từ gừng đem pha với mật ong, hoặc pha với nước sâm, nước đinh lăng để uống.
Nếu bị cảm cúm, ta nấu một nồi xông gồm có lá gừng, lá tía tô, lá sả, lá chanh... xông cho ra mồ hôi, lau khô và uống thêm ít nước gừng. Nước gừng nấu dùng chữa cảm cúm gồm: gừng củ xắt lát, cam thảo (lá, dây), vỏ cam (hoặc quýt).
Nếu bị đau bụng do cảm lạnh, ta lấy một ít củ gừng đem nướng rồi đắp lên phía dưới rốn (nhớ có lót giấy mỏng để không bị bỏng da); hoặc lấy một ít gừng nướng rồi nhai nuốt nước.
Nếu bị thổ tả do cảm lạnh - nôn, đau bụng, đi ngoài có khi ra toàn nước, người mệt lả, ta lấy củ gừng đem lùi vào bếp tro nóng rồi nghiền lấy nước để uống (nướng củ gừng tươi khoảng 50 - 60 gr vừa chín, cạo sạch vỏ, giã nát, thêm 20 ml nước sôi nguội, vắt lấy nước).
Nếu bị cảm lạnh thời tiết, nước mũi chảy nhiều, ta dùng 10 lát gừng cắt mỏng, 30 gr lá tía tô tươi, 10 gr vị thuốc phòng phong đem nấu lấy nước uống trong ngày.
Những người bị dị ứng sau khi ăn hải sản thì lấy gừng tươi cắt 20 lát, 50 gr lá tía tô cắt nhỏ cùng một chén nước đem nấu sôi 15 phút, chắt lấy nước uống (lần 1). Cho tiếp nửa chén nước vào nấu tiếp và lấy nước uống (lần 2) trong ngày.
Dân gian còn dùng gừng để chữa ra mồ hôi trộm nhiều, bằng cách: lấy chừng 30 gr gừng tươi, 5 gr cam thảo cho cùng 4 chén nước, nấu sôi hơi lâu để lấy nước uống trong ngày.
Gừng, thần dược cho sức khỏe
Gừng là một loại gia vị thường có trong thực phẩm của chúng ta. Ngoài việc đem lại sự thi vị cho một số món ăn, gừng còn có nhiều công dụng trong việc phòng chữa bệnh.
Giảm đau đầu và đau nửa đầu
Nhai một miếng gừng tươi trong khoảng 30 phút được cho giúp giảm đau đầu và đau nửa đầu.
Chống say tàu xe
Gừng có thể giúp chống say tàu xe. Các chuyên gia cho biết ăn một vài lát gừng tươi trước khi lên tàu xe có thể ngừa được chứng này.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Kiểm soát lượng đường trong máu
Một số chuyên gia sức khỏe khuyên bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào sáng sớm vì cách này giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Kháng viêm
Gừng chứa nhiều hợp chất có khả năng chống viêm được gọi là gingerol. Các hợp chất này giúp giảm những triệu chứng của viêm khớp, viêm xương khớp và viêm khớp mãn tính, theo trang tin healthmeup.com dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ.
Giảm các vấn đề về dạ dày
Gừng được xem là loại thuốc lý tưởng có tác dụng giảm đau dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác, cũng như giúp hỗ trợ tiêu hóa. Trong thực tế, một số nhà nghiên cứu Nhật Bản phát hiện ra rằng gingerol có trong gừng chống phản xạ nôn.
Tăng khả năng miễn dịch
Ăn một chút gừng tươi mỗi ngày giúp tăng khả năng miễn dịch.
Bớt ốm nghén
Gừng được cho có hiệu quả trong giảm ốm nghén. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thành công là 75%.
Cải thiện tuần hoàn máu
Gừng chứa nhiều khoáng chất như kẽm, crôm và ma giê giúp máu lưu thông tốt trong cơ thể.
Ngừa ung thư ruột kết
Một nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Minnesota, Mỹ, cho thấy gừng có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng của tế bào ung thư ruột kết.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Ăn gừng thường xuyên giúp giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu. Gừng cũng làm giảm nguy cơ bị đột quỵ và cơn đau tim bằng cách cải thiện lưu thông máu và làm gia tăng lượng cholesterol tốt, HDL, trong máu.
Làm giảm cảm lạnh và cúm
Gừng cũng có đặc tính kháng vi rút và kháng nấm. Vì vậy, mỗi khi bị cúm hoặc cảm lạnh, bạn nên uống trà gừng để giảm đau họng và nghẹt mũi.
Chống dị ứng
Gừng có đặc tính kháng histamin, từ đó giúp điều trị dị ứng.
Khỏe nhờ củ gừng
Gừng thường được dùng để trị cảm lạnh, ho song ít ai biết rằng gừng cũng có thể giúp cải thiện tiêu hóa và giảm đau khớp.
Tiến sĩ Jaishree Bhattacharjee, một chuyên gia sức khỏe Ấn Độ, cho biết gừng là một loại thực phẩm bổ dưỡng vì chứa nhiều khoáng chất hữu ích như can xi, phốt pho, chất sắt, magiê, đồng, kẽm…
Gừng có thể được dùng để điều trị các rối loạn tiêu hóa và rối loạn hô hấp. Gừng có đặc tính chống đầy hơi, long đờm, theo hãng tin Times News Network dẫn lời chuyên gia Bhattacharjee.
Khi được sử dụng trước bữa ăn, gừng có thể cải thiện sự ngon miệng, kích thích tiêu hóa và tống độc tố khỏi cơ thể. Để chống chứng say xe khi đi tàu xe, bạn có thể ngậm gừng trước khi đi.
Gừng khô có đặc tính kháng viêm, giảm đau có thể được dùng để giảm đau khớp và viêm ở những người bị viêm khớp, theo chuyên gia Bhattacharjee.
Gừng ngâm dấm là thần dược cho sức khỏe
Gừng ngâm dấm sẽ là bài thuốc cực hay, tốt cho sức khỏe của bạn, giúp giảm đau dạ dày, giảm cân, ngăn rụng tóc, chữa cảm lạnh, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm khớp…
Trong gừng còn có thành phần hoạt tính alcohols- một chất chống ôxy hóa hiệu quả. Gừng có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, giúp bài tiết mồ hôi và giải độc hiệu quả. Ngoài ra, loại củ này còn ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch, giảm gần 30% cholesterol trong huyết thanh, và rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Theo Đông y, gừng có vị ấm chưa hợp chất hữu ích làm tăng cường quá trình chuyển hóa của cơ thể, thúc đẩy sự trao đổi chất, hạn cế hấp thụ và tích mỡ trong cơ thể nên có tác dụng rất lớn trong việc giảm cân, làm đẹp cho chị em...
Gừng ngâm dấm sẽ là bài thuốc cực hay, tốt cho sức khoẻ của bạn, giúp giảm đau dạ dày, giảm cân, ngăn rụng tóc, chữa cảm lạnh, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm khớp…
Đầu tiên bạn hãy chọn những củ gừng ta còn tươi, về rửa sạch đất bùn, sau đó cắt lát mỏng, đều. Phải là gừng tươi mới có tác dụng chữa bệnh, giúp tăng tuần hoàn máu, tăng cường tiêu hoá.
Xếp gừng vào chai thuỷ tinh, đổ dấm gạo vào. Lưu ý chai thuỷ tinh phải sạch, khô, không mùi… Bạn có thể bảo quản dấm gừng ở nơi thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh. Sang tuần sau, vào mỗi buổi sáng hãy ăn 2-4 lát gừng tươi, có tác dụng ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp.
Ăn gừng ngâm dấm hay một thìa con nước dấm còn có tác dụng tiêu mỡ, đốt sạch chất béo, lọc và đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, còn tốt cho gan, ngăn triệu chứng rụng tóc, nhất là khi thời tiết đang giao mùa.
Đặc biệt, với đấng mày râu, gừng ngâm dấm còn là liều thuốc tự nhiên tăng cường thể lực, tráng dương…
Mỗi đêm trước khi đi ngủ, cho vài lát gừng, vài thìa dấm vào chậu nước ấm, sau đó ngâm đôi bàn chân vào chừng 30 phút cho đến khi nước nguội hẳn. Thực hiện liên tục trong khoảng tháng rưỡi, làn da của bạn được cải thiện, chứng mất ngủ cũng không còn.
Theo Khoevadep.com.vn
Gừng giảm đau, chống viêm
Gừng từ lâu được sử dụng trong thực phẩm nhờ vào đặc tính chữa bệnh của nó. Nếu bị cảm lạnh, dùng một tách trà gừng bạn có thể cảm thấy dễ chịu ngay lập tức.
Ngoài ra, gừng còn có một số công dụng, theo báo The Times of India dẫn nguồn từ các chuyên gia Ấn Độ. Gừng được sử dụng như một liệu pháp điều trị tự nhiên chứng cảm lạnh và cúm. Nhiều người cũng thấy gừng hữu ích trong các trường hợp dạ dày có vấn đề hoặc ngộ độc thực phẩm.
Gừng điều trị tốt các vấn đề về tiêu hóa. Gừng có tính kháng viêm và là thuốc giảm đau tự nhiên hữu hiệu; có tác dụng trị chứng ợ nóng tự nhiên (dùng trà gừng sẽ giúp giảm ợ nóng). Nghiên cứu cũng cho thấy gừng có thể giúp giảm chứng đau nửa đầu do có khả năng ngăn chặn chất prostaglandin gây đau và viêm ở mạch máu.
Mứt gừng ấp ôm hương Tết
Từ tháng chạp, ở quê tôi dường như tết đã đến gần lắm rồi. Thấp thoáng trong vườn, mấy cái nong, cái nia phơi mớ củ kiệu, củ hành, củ cải trắng làm dưa món. Cả mùi thơm hũ rượu nếp mới, của nồi ú tro, của mẻ mứt gừng từ chái bếp nhà ai thoảng bay ra...
Có thể nói khá quen thuộc lại luôn có sức quyến rũ với nhiều người chính là mứt gừng lát.
Gọt vỏ thật sạch, thái mỏng theo chiều dọc miếng gừng. Bí quyết để lát mứt trắng và bớt cay là ngâm qua nước gạo một đêm, sau đó vớt ra rửa sạch, chần qua nước phèn chua để ráo rồi mới rim thành mứt. Khi rim phải đúng tỷ lệ 1 kg gừng với 1 kg đường cho vào chảo rộng. Thông thường, lúc gừng đang sôi, lấy đũa đẩy hết gừng ra xung quanh chảo, ở giữa tạo thành một cái lỗ có nước đường, cứ như vậy múc nước đường trong đó rưới đều xung quanh gừng để cho đường bám đều lên gừng. Đợi mứt gần khô (còn hơi dẻo dẻo) bớt lửa thật nhỏ nhanh tay xóc đều, không nên dùng đũa nhiều quá, gừng sẽ bị nát, mất đẹp.
Nhưng độc đáo nhất là mứt gừng củ (hay còn gọi là mứt gừng xăm). Gừng vừa đào lên, chọn những củ non nhất và không bị thối hỏng, không bị tổn thương bên ngoài, rửa sạch đất bám trên vỏ, các khe và chân nhánh gừng. Để nguyên củ gừng, tỉ mẩn dùng dao nhỏ cạo hết vỏ, ngâm nước lã chừng vài giờ, sau đó vớt gừng ra xẻ làm đôi để xăm cho dễ. Bí quyết làm mứt gừng củ ngon của người quê tôi chính là ở công đoạn xăm và luộc gừng.
Trước khi xăm phải xoa muối vào để gừng mềm. Trong quá trình xăm gừng phải vừa xăm vừa xả cho hết mủ thì gừng mới trắng. Gừng sau khi xăm phải mềm, nhưng không được nát hay cong queo, cho vào trong nước vẫn thấy căng phồng như lúc chưa xăm. Vừa xăm xong thả gừng vào bát nước đã cho một ít cốt chanh, mang ra phơi nắng độ vài giờ, xả nước lạnh thật kỹ, ép khô rồi đem luộc.
Khi luộc gừng phải cho thật nhiều nước để khi sôi, gừng tự đảo trong nồi theo sự cuộn tròn của nước và chín đều. Cuối cùng ép gừng thật khô lần nữa mới bỏ vào rim. Chảo mứt gừng được chăm chút cho đến khi nước đường khô dần, vón lại trắng óng ánh quanh những củ gừng săn chắc. Khi kết thúc, trải mứt ra mâm, dùng tay nắn củ gừng cho tròn giống củ gừng sống, sấy lại trên than vùi tro cho củ mứt hoàn toàn khô.
(bài do bạn BáTrần giới thiệu)