Lịch sử nhân loại đã trải qua hàng nghìn năm, rất nhiều thiên tai, dịch bệnh, tai họa đã từng xảy ra, và nhân loại cũng đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu để ứng phó với những tai họa này. Xem lại trí tuệ người xưa, nhìn vào dịch bệnh, tai ương hiện nay, có thể giúp chúng ta tìm ra phương thức quý báu tránh được tai ương.
Theo quan niệm truyền thống phương Đông, con người và Trời là hợp nhất, mọi người cần phải sống thuận theo mệnh Trời, thuận theo tự nhiên. Bậc quân vương là người nhận Thiên mệnh để cai quản giáo hóa dân chúng. Khi dân chúng gặp tai họa thì quân vương phải là người đầu tiên nhận trách nhiệm trước dân chúng, nhận tội với Trời, sám hối với Thần Phật. Chúng ta hãy cùng xem các bậc minh quân xưa xử lý thế nào trước thiên tai dịch bệnh
Quận Hầu sám hối, tai họa tiêu tan
“Tây Du Ký” Chương 87 viết về “Quận Phụng Tiên nhờn Trời bị hạn, Tôn Đại Thánh khuyến thiện được mưa”: Bốn thầy trò Đường Tăng đến quận Phụng Tiên, ở đây vốn rất giàu có mà lại bị hạn hán liên tiếp ba năm liền khiến 2/3 dân chúng chết đói, Quận Hầu đang chiêu mộ đại sư cầu mưa cứu dân, lúc này có Ngộ Không xuất hiện giúp đỡ.
Tôn Ngộ Không đến Tây Thiên Môn và biết được lý do tại sao quận Phụng Tiên không mưa, ấy là do Trời trừng phạt: Ba năm trước khi Ngọc Hoàng đang du hành, Ngài nhìn thấy Quận Hầu khi làm trai đàn cúng tế Trời đã đấu khẩu với vợ, ném lương thực chay xuống để cho chó ăn, và nói những lời dơ bẩn, như vậy đã tạo tội nghiệp với Ngọc Hoàng. Vì vậy, Ngọc Hoàng đã cho dựng “núi gạo, núi mỳ, khóa vàng” ở Phi Hương Điện, đợi khi nào gà mổ hết thóc, chó ăn hết mỳ, đèn cháy chảy ổ khóa, thì mới cho mưa xuống quận Phụng Tiên.
Ngộ Không trở lại hạ giới và khuyên Quận Hầu rằng: “Hãy thành tâm hướng thiện, niệm Phật đọc kinh, ta sẽ làm giúp được, nếu không thay đổi, sẽ sớm bị trừng phạt, tính mạng cũng sẽ không được cứu”.
Quận Hầu phát nguyện quy y, mời các tăng đạo đến tổ chức lễ tạ ơn Trời Đất. Đường Tam Tạng cũng niệm kinh cho Quận Hầu. Mọi người trong và ngoài thành, mọi nhà, già trẻ nam nữ đều thắp hương niệm Phật. Từ đó xuất những lời thiện tâm vang vọng khắp nơi. Trong tích tắc, không còn gạo, không còn mì, ổ khóa cũng bị tan chảy, Ngọc Hoàng truyền chỉ làm mưa. Người dân quận Phụng Tiên từ đó đã gột rửa sạch tâm, một lòng hướng thiện, kính Trời tín Phật.Quận Hầu phát nguyện quy y, mời các tăng đạo đến tổ chức lễ tạ ơn Trời Đất (Miền công cộng).
Có người cho rằng, Tây Du Ký là tác phẩm văn học hư cấu, không thật. Tuy nhiên văn học là để truyền tải đạo lý, và đều lấy tư liệu từ nguồn cuộc sống và xây dựng hình tượng hóa. Thực tế, trong lịch sử có khá nhiều trường hợp các vị quân vương có hành xử giống với vị Quận Hầu nói trên.
Vua Lê Thái Tông tự trách tội
Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” có chép:
Ngày 27 tháng 5 năm Mậu Ngọ (1438) vì có nhiều thiên tai, vua Lê Thái Tông đã xuống chiếu tự trách tội. Bài chiếu có đoạn:
“Mấy năm nay hạn hán, sâu bệnh liên tiếp xảy ra, tai dị luôn luôn xuất hiện. Khoảng tháng 4, tháng 5 năm nay, nhiều lần sét đánh vào vườn cây trước cửa Thái miếu ở Lam Kinh. Cứ nghiệm xét việc xảy ra tai họa, nhất định là có duyên do trong đó.
Có phải do trẫm không lo sửa đức để mọi việc bê trễ?
Hay là do quản tể phụ bất tài xếp đặt không điều hòa?
Hay là dùng người không đúng, để người tốt kẻ xấu lẫn lộn?
Hay là hối lộ công khai mà việc hình ngục có nhiều oan trái?
Hay là làm nhiều công trình thổ mộc để sức dân mỏi mệt?
Hay là thuế khóa nặng nề mà dân túng thiếu?
Trẫm tự trách tội mình, đại xá cho thiên hạ. Tất cả các đại thần, các quan văn võ các ngươi nên chỉ ra những lầm lỗi kể trên, cứ thẳng thắn nói hết, đừng kiêng nể gì. Nếu có điều gì tiếp thu được, nhất định sẽ khen thưởng cất nhắc, dẫu có ngu đần vu khoát, cũng không bắt tội. Ngõ hầu có thể lay chuyển lòng Trời, chấm dứt được tai biến, để nước nhà mãi mãi hưởng phúc lớn vô cùng vậy”.
Chính vì vua Lê Thái Tông một lòng kính sợ Trời, khi có thiên tai, dịch bệnh thì trước tiên tìm lỗi ở mình, xem mình có chỗ nào chưa hoàn thành trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo hóa dân, xem chính sách và sử dụng người có chỗ nào sai lầm, nên trong triều bá quan đều cẩn thận chăm lo triều chính, dân chúng cần cù thuần thiện, và đã tạo ra thời kỳ tương đối thịnh trị. Dân gian còn có câu ca dao ca ngợi rằng:
Thời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn.
Đường Thái Tông xin chịu tai họa thay dân
Sách “Tư Trị Thông Giám”, “Cựu Đường Thư” và các sách sử khác đều ghi chép về câu chuyện sau:
Tháng tư năm Tân Mão, năm Trinh Quán thứ hai (năm 628), ở kinh đô Trường An xuất hiện đại hạn hán, châu chấu hoành hành rợp trời dậy đất, cây trồng, ngũ cốc đều chịu thiệt hại nặng nề. Đường Thái Tông khi đó tâm nặng như núi, ông quyết định tự thân đến ruộng vườn bách tính để xem xét tình hình tai họa.
Trông thấy trên khắp đất, đồng, ruộng vườn đều là châu chấu, ông liền cố ý bắt lấy một vài con to nhất rồi nói với chúng: “Dân lấy thức ăn để sống, dựa vào ngũ cốc mà sinh tồn, các ngươi lại đi ăn sạch lương thực, như vậy đối với bách tính thiên hạ tạo thành tổn hại lớn đến nhường nào!
“Nếu như muôn dân trăm họ trong thiên hạ này có làm điều gì sai trái, thì tội đều ở thân trẫm đây, nếu như châu chấu các người quả thật có linh tính, các ngươi hãy tận sức đến ăn trái tim của ta, nhưng đừng làm tổn hại đến bách tính!”.
Vừa nói Đường Thái Tông vừa đưa châu chấu vào miệng nuốt, để châu chấu có thể gặm nhấm trái tim ông. Các quan đại thần xung quanh thấy vậy vội vã ngăn cản Hoàng thượng và nói: “Long thể cần bảo trọng, làm như vậy Hoàng thượng sẽ mắc bệnh, nhất quyết không được đâu thưa bệ hạ!”.
Đường Thái Tông nói: “Trẫm hy vọng tai hoạ của thiên hạ đều quy về nơi thân trẫm đây, còn sợ bệnh sao?”.
Nói xong, Đường Thái Tông liền đưa châu chấu nuốt vào trong bụng.
Đường Thái Tông có trái tim nhân hậu thiện đãi muôn dân, thành tâm tự trách tội bản thân mình khiến trời xanh cảm động, đàn quân châu chấu rợp trời dậy đất cuối cùng cũng biến mất, nạn châu chấu được diệt trừ.
Đường Thái Tông trên ngôi cao Thiên tử, nhưng tâm luôn lo lắng cho sự tồn vong và yên vui của bách tính. Khi xảy ra thiên tai, dân chúng đói khổ, ông không những không đổ lỗi cho ông Trời, không đổ lỗi cho quan lại cấp dưới, cũng không đổ lỗi cho dân, mà chủ động nhận lỗi về mình, chịu trách nhiệm trước Trời Đất, Thần linh và bách tính.Đường Thái Tông. (Miền công cộng)
Vua như thế, ắt quan lại sẽ học theo vua, chuyên cần, liêm chính, dốc lòng lo cho dân, bách tính sẽ thiện lương, chăm chỉ, xã hội yên bình thịnh trị. Chính vì thế mà thời Đường Thái Tông đã xây dựng nên một thời kỳ thịnh trị nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, gọi là thời “Trinh Quán chi trị”. Theo sử sách ghi chép: “Thương nhân buôn bán đi lại nơi hoang vắng cũng không gặp trộm cướp, nhà tù trại giam thường trống không”; “Ngựa, trâu đầy khắp cánh đồng, cửa nhà không đóng“. Mọi người đi xa không cần đem theo lương thực, “hành khách đi qua, mọi người đều cung cấp, tiếp đãi nồng hậu, khi đi còn tặng thêm“.
Vua Nghiêu nhận lỗi xin chịu trói
Thời kỳ trị vì của Nghiêu Đế có thể được xem là thời đại tốt đẹp nhất. Sử sách ghi lại một chuyện về Nghiêu Đế:
Một hôm đang đi trên đường, Nghiêu Đế gặp hai người bị bắt vì ăn trộm lương thực. Nghiêu Đế hỏi hai người vì sao mà phạm tội. Phạm nhân nói: “Bởi vì năm nào cũng có thiên tai, chúng thảo dân đói quá chịu không được, bất đắc dĩ mới đành phải đi trộm đồ của người khác”.
Nghiêu Đế nghe xong, ông nói với những binh sĩ áp giải phạm nhân rằng: “Hãy thả hai người họ, hãy trói ta lại đi”.
Phạm nhân và binh sĩ đều không hiểu gì, lúc đó Nghiêu Đế giải thích: “Ta có hai khuyết điểm: thứ nhất, ta không giáo hóa tốt dân chúng của ta, vì vậy họ mới đi trộm đồ; thứ hai là do ta vô đức, Trời mới hạn hán lâu như vậy mà không mưa. Cho nên người nên bị bắt vào ngục là ta”.
Lời nói và việc làm của Nghiêu Đế đã cảm động Trời xanh. Nghiêu Đế vừa nói xong, Trời đã cho mưa xuống.
Vua Nghiêu là bậc minh quân nổi tiếng, là tấm gương cho các bậc quân vương sau này. Đạo đức cao thượng của ông đã cảm động quần thần và bách tính. Vua tôi trên dưới, vạn dân bách tính đều lấy Đạo Trời làm chuẩn mực, người người đều không cần người khác quản thúc, đều tự giác dùng Đạo Trời làm tâm Pháp tự xem xét bản thân, tự giác tự luật. Do đó thời vua Nghiêu thịnh trị, thiên hạ không có hình pháp, chỉ có lòng người hướng thiện, ngoài đường không có người nhặt đồ rơi, đêm ngủ không cần đóng cửa, một cảnh tượng đại đồng vui vẻ hài hòa.
Khổng Tử đã viết về vua Nghiêu rằng: “Vĩ đại thay bậc đế vương như vua Nghiêu. Cao cả thay, chỉ có Trời là vĩ đại nhất, chỉ có vua Nghiêu là học theo phép tắc vĩ đại của Trời“.
Vua Thành Thang nhận lỗi, tự mình làm tế phẩm cầu mưa
Sách “Thương Sử Thư” thời nhà Ân có ghi chép rằng
Khi vua Thành Thang tại vị, xuất hiện hạn hán kéo dài, ngũ cốc mất mùa, người dân đói khổ, chết đói. Quan Thái sử gieo quẻ rồi phán rằng: “Cần giết một người để tế Thần cầu mưa”.
Vua Thành Thang nói: “Việc ta muốn làm chính là để cứu người nên mới cầu mưa. Nếu thực sự phải chọn cách giết người để tế Thần cầu mưa, thì hãy chọn ta làm người đó”.
Sau đó vua Thành Thang tắm gội trai giới, cắt tóc và móng tay, móng chân, cưỡi bạch mã, kéo theo sau chiếc xe ngựa được trang trí đơn giản, trên thân cuốn cỏ bạch mao, tại ruộng dâu bỏ hoang coi bản thân như một tế phẩm dâng lên Thần để cầu mưa, hướng lên Trời, nêu ra 6 điều tự kiểm điểm về bản thân:
“Là do chính sách con đưa ra có chỗ không thoả đáng;
Do con quản lý bất thiện, khiến từ đó dân chúng thất nghiệp, bách tính không có chốn nương thân;
Có thể do cung thất của con xây dựng quá cao, quá xa hoa;
Hay bởi vì con tin nghe phi tần mà lộng quyền loạn chính?
Có thể vì chính sách con đưa ra không nghiêm mà quan lại công nhiên tham ô hối lộ;
Có lẽ do con không dụng người lành để cho kẻ nịnh hót tiểu nhân đắc thế…”.
“Một mình con có tội, không liên quan đến vạn dân, vạn dân có tội đều là lỗi ở con. Chỉ do một người bất kính, cúi xin Thượng Đế quỷ Thần thương xót dân chúng”.
Ngay sau đó, Vua Thành Thang còn chưa nói hết thì cơn mưa to như trút nước đổ xuống, dân chúng hết sức vui mừng.
Thiên tai dịch bệnh ngày nay?
Xem lại những câu chuyện của các bậc minh quân thời xưa, thì mới thấy các vị ‘vua chúa’ ngày nay đã rời xa con đường chính đạo trị quốc như thế nào. Trên khắp thế giới, khi có thiên tai, dịch bệnh, không một ‘ông vua’, một vị tổng thống, chủ tịch, nguyên thủ quốc gia nào nhận lỗi về mình, ai nấy đều coi đó là lỗi tại “Ông Trời”.
Đáng sợ hơn, còn có những ‘ông vua’ hiện đại đổ lỗi cho con người. Dịch bệnh Covid-19 hiện nay tràn lan toàn thế giới, ai ai cũng biết nó khởi đầu từ Vũ Hán, Trung Quốc, và sau khi hoành hành khắp thế giới 3 năm qua, nó đã quay lại nơi xuất phát: Trung Quốc. Tuy nhiên, các lãnh đạo Trung Quốc không những không nhận lỗi, mà còn gắp lửa bỏ tay người.
Theo số liệu thống kê, bệnh nhân đầu tiên của 25 quốc gia trên thế giới đều đến từ Trung Quốc, trong đó đại đa số đến từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Điều này khiến cựu chiến lược gia trưởng của Nhà Trắng là Steve Banon đã phải thốt lên rằng: “Trung Quốc thật đáng sợ, người Hồ Bắc không được đến Bắc Kinh nhưng lại có thể đi khắp nơi trên thế giới”.
Đại điện ĐCSTQ Triệu Lập Kiên – Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã viết trong một tweet rằng: “Có thể chính quân đội Hoa Kỳ đã mang virus đến Vũ Hán”.Ông Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 8/4/2020 trong một buổi họp báo ở Bắc Kinh. (GREG BAKER/AFP via Getty Images)
Chính quyền Trung Quốc lập ra các bệnh viện cabin để nhốt người nhiễm Covid, khiến cho tình trạng bệnh nhân chết nhiều, các nhà hỏa táng hoạt động 24/24 hết công suất. Một thảm cảnh đau thương xảy ra ở Vũ Hán, nhưng số liệu báo cáo của chính quyền chỉ có trên 4.000 người tử vong, và họ tuyên bố là ‘Trung Quốc phòng chống dịch tốt nhất thế giới’.
Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ khi đó là Thôi Thiên Khải còn nói: “Trong cuộc chiến chưa từng thấy này, Trung Quốc không tiếc hy sinh thứ gì để cứu mạng người dân”; “(Bắc Kinh) đã thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt và hy sinh rất lớn để kiềm chế virus, điều này không chỉ cứu các sinh mạng trong nước mà còn tạo thêm thời gian quý giá cho thế giới”.
Đến khi cả thế giới bỏ phong tỏa, đưa cuộc sống người dân và sản xuất kinh doanh trở lại bình thường, thì Trung Quốc vẫn kiên trì “zero Covid”, khiến nhiều người dân chết đói, hoặc nhảy lầu tự tử, dẫn đến cảnh tức nước vỡ bờ, các nơi nổ ra phong trào “Cách mạng Giấy trắng”. Điều này khiến chính quyền Trung Quốc sợ hãi, lập tức gỡ bỏ tất cả các biện pháp phong tỏa, trong khi đó lại không chuẩn bị vật tư y tế, thuốc men cho người dân, thậm chí loại thuốc phổ thông nhất là hạ sốt cũng không có, khiến bao người dân Trung Quốc nhiễm bệnh mà không có thuốc, không được cứu chữa, khiến các lò hỏa thiêu chạy hết công suất 24/24.
Người dân Trung Quốc tại sao luôn phải chịu thiên tai, dịch bệnh, nhân họa, hết lần này đến lần khác?
Đứng từ quan điểm của Phật gia, những tai họa lớn là do cộng nghiệp (nghiệp chung của cộng đồng), khu vực nào có nghiệp lực lớn thì ắt sẽ xảy ra tai họa để thanh trừ những người mang nghiệp lực lớn
Khá nhiều người không đồng ý với ý kiến này, họ nói:
- Tại sao những nhà lãnh đạo, quan chức hành ác không chết mà lại là người dân chết?
- Những người dân thường có tội lỗi gì mà phải chết?
- Tại sao có nhiều người có tín ngưỡng với Thần, Phật mà vẫn không thoát được thiên tai, dịch bệnh?
Tuy nhiên, ai đã có hiểu biết về quan niệm Phật gia thì đều không lấy làm lạ, bởi vì:
- Quan chức, lãnh đạo vốn là người đời trước tích nhiều đức, đời này mới làm quan lớn, phát tài lớn. Họ hành ác ắt sẽ phải chịu trừng phạt, chỉ có điều phúc phận đời trước của họ vẫn chưa hết mà thôi, đến khi hết thì ác báo lập tức ập đến. Người xưa cũng đã nói: “Thiện có thiện báo, ác có ác báo, không phải là không báo, mà là chưa đến lúc”.
- Người dân thường không ra quyết sách, nhưng khi họ nghe theo tuyên truyền thuyết vô Thần, tham gia vào các cuộc vận động đấu với Trời, với Đất, với con người, phỉ báng Thần Phật, đập phá tượng Phật, chùa chiền, nhục mạ, ức hiếp người thiện lương, bức hại người tu luyện, chẳng phải cũng đang tạo nghiệp lớn, phạm trọng tội đó sao?
- Cũng có nhiều người có tín ngưỡng, tin vào Thần, Phật, Chúa… nhưng vẫn không thoát khỏi tai họa, dịch bệnh. Điều này cũng không khó nhận ra, họ chỉ là theo tôn giáo, theo tín ngưỡng trên hình thức, nhưng thực tế lại không làm theo những lời dạy bảo của các Giác Giả sáng lập ra tôn giáo.
Ví như, người theo Phật, Phật tử, thì ít nhất phải thực hiện được Ngũ giới: “Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu”. Thử hỏi người theo Phật, tu Phật hiện nay, có bao nhiêu phần trăm thực hiện được giới luật đơn giản nhất mà Đức Phật đã đặt ra?
Trần Đoàn, một trong những ông tổ của Đạo gia, và là ông tổ của môn Tử vi, xem tướng, đã viết trong “Tâm tướng thiên” rằng: “Dịch bệnh tử vong không phải do vận số, mà là do nhục mạ Trời nhục mạ Đất”.
Câu nói này đã chỉ rõ ra rằng: Nhân loại khinh nhờn Thần linh, Trời Đất thì mới là nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh kinh hoàng hoành hành. Trong dịch bệnh này có thể bình an vượt qua hay không, kỳ thực không có liên quan đến vận số của con người trong quá khứ, mà nó liên quan đến thái độ của con người đối với Thần linh, Trời Đất.
Khổng Tử nói: “Người quân tử sợ ba điều: sợ mệnh Trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời nói của Thánh nhân. Kẻ tiểu nhân không biết mệnh Trời, nên không sợ, (mà còn) khinh nhờn bậc đại nhân, giễu cợt lời nói của Thánh nhân”.
Thế nên, cách tốt nhất để tránh tai ương, dịch bệnh, chính là học tập các vị minh quân thánh hiền thời xưa, quay trở về với đạo đức, lối sống, văn hóa truyền thống, có tâm kính sợ Trời Đất, Thần Phật, khiêm nhường bao dung người khác, tâm hướng thiện, luôn có thiện niệm, thì tai họa ắt rời xa, phúc lành tự khắc đến.
THEO NTDVN/songdep.tv