Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023

7 thói quen làm giảm tuổi thọ

Tuổi thọ là mong muốn của tất cả mọi người và bất kỳ ai cũng biết rằng thói quen lối sống có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ. Nhưng trước hết, bạn nên biết những hành vi làm giảm tuổi thọ này để kịp thời thay đổi.

7 thói quen lành mạnh giúp tăng tuổi thọ theo khoa học

1. Thiếu vận động

Người thường xuyên không vận động thì khí huyết trong cơ thể lưu thông kém, cơ bắp lỏng lẻo, khả năng miễn dịch và sức đề kháng suy yếu, dễ bị bệnh tật và virus xâm nhập.

Nếu bạn không vận động trong một thời gian dài, khả năng chuyển hóa đường, cholesterol, chất béo trung tính, axit uric và các chất khác của cơ thể sẽ giảm đi, chất cặn bã trong mạch máu sẽ dần tích tụ, dễ hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

Ai cung nen biet 7 thoi quen lam giam tuoi tho nay de kip thoi thay doi
Người thường xuyên không vận động thì khí huyết trong cơ thể lưu thông kém, cơ bắp lỏng lẻo, khả năng miễn dịch và sức đề kháng suy yếu.

Vận động đúng cách sẽ giúp làm sạch chất thải trong mạch máu, giúp tăng cường tính đàn hồi của mạch máu, giúp mạch máu luôn khỏe mạnh. Kiên trì tập luyện cũng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tăng cường chức năng tim phổi, sức mạnh cơ bắp, nâng cao khả năng điều tiết của các hệ thống cơ thể, giúp duy trì thái độ lạc quan, tăng cường khả năng miễn dịch.

2. Bắt chéo chân khi ngồi

Nhiều người chỉ cần ngồi xuống hơn mười giây là họ sẽ bắt đầu bắt chéo chân và lắc lư một cách vô thức. Tư thế ngồi này sẽ làm cho xương chậu bị nghiêng, vị trí của cột sống không đúng, đồng thời các cơ cùng bên của cơ thể luôn bị kéo căng hoặc căng thẳng. Nếu cứ tiếp tục như vậy rất dễ gây căng cơ thắt lưng, cong vẹo cột sống và các vấn đề khác.

Bắt chéo chân cũng liên quan đến chứng giãn tĩnh mạch: ép chân này vào chân kia sẽ ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu tĩnh mạch ở chi dưới, làm trầm trọng thêm tình trạng giãn tĩnh mạch và thậm chí có thể gây ra cục máu đông tĩnh mạch.

Ngoài ra, áp lực từ việc bắt chéo chân đè lên các dây thần kinh ở hố khoeo, gây tê các cơ ở chân và bàn chân. Đó là lý do khiến bạn cảm thấy tê bì chân.

3. Ngồi một chỗ quá lâu

Nếu bạn ngồi một chỗ trong hơn 3 giờ, nguy cơ đột tử đang tăng lên nhanh chóng. Ngồi yên trước máy tính trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến việc máu lưu thông kém ở chi dưới, có thể hình thành huyết khối tĩnh mạch ở chi dưới, huyết khối sẽ rơi ra khi vận động, làm tăng nguy cơ nhồi máu phổi, thậm chí có thể dẫn đến đột tử.

Ngồi lâu cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, làm tăng độ nhớt của máu dẫn đến máu cung cấp cho tim và não không đủ, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não.

Ngoài ra, ngồi lâu cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho cột sống thắt lưng, tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và gây ra các triệu chứng như đau thắt lưng, đi lại khó khăn.

4. Uống quá ít nước

Khi bạn cảm thấy khát, lượng nước trong cơ thể đã mất đi là 1% trọng lượng cơ thể, các chức năng của cơ thể đã bắt đầu bị ảnh hưởng.

Khi mất nước đến 2%, cảm giác khát rõ ràng, nước tiểu, mồ hôi và nước bọt giảm, độ nhớt của máu tăng, nguy cơ nhồi máu cơ tim do cục máu đông, nhồi máu não và các biến cố tim mạch và mạch máu não khác tăng lên

Khi lượng nước mất đi từ 3% đến 6%, cơ thể sẽ cảm thấy rất khó chịu, đồng thời xuất hiện các triệu chứng như khô da, khàn tiếng, tim đập nhanh, tụt huyết áp, thiếu năng lượng, suy nhược toàn thân.

Khi lượng nước mất đi trên 6% sẽ xuất hiện các triệu chứng giảm thể tích tuần hoàn, sốc, mê man, hôn mê và các triệu chứng khác, nếu không được bổ sung nước kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

5. Rặn khi đại tiện

Táo bón, đại tiện quá mạnh hoặc không đúng cách sẽ làm tăng áp lực ổ bụng, huyết áp tăng đột ngột, tăng gánh nặng cho tim, có thể gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim cấp tính, đột quỵ và các tai biến tim mạch, mạch máu não khác, trường hợp nặng có thể gây đột tử.

Tình trạng này phổ biến hơn ở người trung niên và người cao tuổi, đặc biệt là những người đã bị huyết áp cao, bệnh tim mạch vành, tiểu đường, nhồi máu não, xơ cứng động mạch và các bệnh tiềm ẩn khác nên việc duy trì phân trơn là rất quan trọng. 

6. Tính cách loại C (ít nói, hay cáu bẳn và dễ bị kích động...)

Những người thuộc nhóm C có nguy cơ mắc ung thư cao và C là chữ cái đầu tiên của từ Cancer. Hành vi thuộc tính cách loại C là một dạng hành vi tâm lý dễ mắc bệnh ung thư, biểu hiện chủ yếu là quá mức phiền muộn, không lạc quan khi sự việc xảy ra, suy nghĩ và lo lắng quá mức, tức giận và buồn bã.

Ai cung nen biet 7 thoi quen lam giam tuoi tho nay de kip thoi thay doi
Những người thuộc nhóm C có nguy cơ mắc ung thư cao và C là chữ cái đầu tiên của từ Cancer.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người có tính cách loại C có nhiều yếu tố bất lợi trong cơ thể hơn so với người bình thường và tỷ lệ mắc các khối u cao hơn gấp ba lần so với người bình thường.

Khảo sát cho thấy 40% đến 80% bệnh nhân ung thư phổ biến như ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung, ung thư gan, ung thư vú, ung thư phổi,… có các đặc điểm hành vi loại C như thường kìm nén cảm xúc tiêu cực, hờn dỗi và phẫn nộ

Những cảm xúc tiêu cực như tức giận và trầm cảm không chỉ gây ra sự xuất hiện của khối u mà còn thúc đẩy sự di căn của khối u và làm cho bệnh ung thư trở nên tồi tệ hơn.

7. Không để ý đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể

 

Một số dấu hiệu bất thường bạn cần chú ý gồm:

- Bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, chẳng hạn như ngực, da, môi, lưỡi hoặc các bộ phận khác có vết chai cứng hoặc khối u dai dẳng.

- Mụn cơm hoặc nốt ruồi có những biến đổi như thâm đen, mọc nhanh, ngứa, rụng lông, loét hoặc chảy máu.

- Khó tiêu dai dẳng, cảm giác nghẹn khi nuốt vật cứng, khó chịu sau xương ức, đau rát hoặc có cảm giác dị vật ở thực quản.

- Ù tai, khó nghe, ngạt mũi, nhức đầu, họng ra máu, cổ có u.

- Khản tiếng dai dẳng, ho khan hoặc trong đờm có máu.

- Phân có máu không rõ nguyên nhân, tiểu máu không đau, chảy máu ống tai ngoài.

- Kinh nguyệt không đều, ra nhiều máu, ra máu âm đạo bất thường sau kỳ kinh hoặc sau khi mãn kinh.

- Loét dai dẳng, sụt cân hoặc sốt nhẹ không rõ nguyên nhân.

Nói chung, sau khi cảm giác khó chịu kéo dài không rõ nguyên nhân, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra kịp thời để tránh bệnh ngày càng nghiêm trọng.

Phong Vũ/suckhoegiadinh