Một đĩa dưa muối chiếm 30% giới hạn natri hàng ngày
Hầu hết các loại thực phẩm có hàm lượng natri cao được mô tả là rất mặn và vị đậm đà. Trên thực tế, một số loại thực phẩm không mặn lắm nhưng chúng ẩn giấu hàm lượng natri cao.
Dịch vụ Y tế Quốc gia của Đài Loan (Trung Quốc) liệt kê 3 loại thực phẩm hàm lượng natri cao vô hình trên Facebook Thực phẩm tốt cho sức khỏe, đó là thịt chế biến (xúc xích, giăm bông), cá khô và các loại hạt sấy khô, dưa muối (bao gồm cả kim chi). Chỉ ăn một lượng nhỏ cũng khiến bạn hấp thụ rất nhiều natri và nhắc nhở bạn ăn càng ít càng tốt.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng người trưởng thành nên tiêu thụ ít hơn 2000mg natri mỗi ngày, ít hơn một chút so với một thìa cà phê muối (một thìa cà phê muối ăn nặng khoảng 58 gam và chứa 2300mg natri).
Dưa muối, thịt chế biến và cá khô "che giấu" natri
Trong số ba loại thực phẩm vô hình có hàm lượng natri cao được Cơ quan Quản lý Y tế Quốc gia Đài Loan (Trung Quốc) liệt kê, dưa muối hay kim chi có hàm lượng natri cao nhất. Một đĩa nhỏ (45 gam) chứa 600mg natri, chiếm 30% giới hạn trên của lượng natri hàng ngày của một người trưởng thành.
Tiếp theo là cá khô, mỗi gói (100 gram) chứa 440 mg natri, chiếm 22% giới hạn trên của lượng natri hàng ngày đối với người lớn.
Cuối cùng là thịt chế biến, điển hình nhất là chà bông thịt lợn có hàm lượng natri tương đối thấp so với 2 loại ở trên nhưng vẫn ở mức khá cao, 20 gam chứa khoảng 240mg natri, chiếm 12% giới hạn trên của lượng natri hàng ngày của người lớn.
Cơ quan Quản lý Y tế Quốc gia Đài Loan (Trung Quốc) nhắc nhở rằng muối được thêm vào gia vị hoặc khử nước trong thực phẩm chế biến thông thường trong quá trình sản xuất, vì vậy hàm lượng natri rất cao, nhưng kim chi lại có hàm lượng natri cao nhất, thậm chí cao hơn cả dưa muối.
Đầu tiên, làm kim chi cần cho nhiều muối để cải thảo bị mất nước, hơn nữa tương ớt và nước mắm dùng để ướp đều là nước sốt có hàm lượng natri cao, khi tất cả các gia vị được trộn đều với nhau, hàm lượng natri trong kim chi đương nhiên sẽ cao, ngay cả trong các phần nhỏ nó cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong giới hạn hàng ngày.
Theo thông tin của Trung tâm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Đài Loan (Trung Quốc), nếu trong 100 gam thực phẩm có chứa trên 1,5 gam muối (khoảng 600mg natri) thì được coi là thực phẩm giàu natri.
Một của khảo sát của tờ HK01 thấy rằng tất cả 3 loại thực phẩm nêu trên đều có hàm lượng natri cao, và kim chi có hàm lượng natri cao nhất. Lấy 1 hãng kim chi nổi tiếng ở Đài Loan (Trung Quốc) làm 1 ví dụ, hàm lượng natri trên 100 gam là 1260mg, nếu lấy 45 gam làm khẩu phần ăn, bạn đã nạp vào cơ thể 567mg natri, chiếm khoảng 28% lượng natri khuyến nghị hàng ngày.
Hầu hết các loại đậu phộng sấy khô đều có khẩu phần khuyến nghị hoặc đóng gói riêng lẻ (từ 3,2 gam đến 20 gam), lấy một túi nhỏ (4,6 gam) làm ví dụ, hàm lượng natri của nó chỉ 0,03mg, nếu bạn chỉ tiêu thụ một gói nhỏ mỗi ngày, thì nó không chiếm quá nhiều lượng tiêu thụ hàng ngày.
Ăn nhiều natri dẫn đến cao huyết áp, tiểu đường
Nếu cơ thể tiêu thụ lượng muối dư thừa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Lượng natri dư thừa trong cơ thể con người sẽ được đào thải qua thận, khi cơ thể con người hấp thụ lượng muối dư thừa sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và dễ dẫn đến các bệnh về thận.
Ngoài ra, ăn quá mặn cũng dễ mắc bệnh tiểu đường bởi nó sẽ ức chế quá trình tiết insulin, quá trình tiết insulin bị giảm sẽ ảnh hưởng làm tăng lượng đường trong máu. Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng nếu một người tiêu thụ nhiều hơn 2,5 gam muối mỗi ngày so với lượng muối bình thường, thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sẽ tăng 43%.
(Nguồn: Toquoc/HK01/ Eat This) /soha