Một ngưòi nằm mơ thấy mình đang phỏng vấn Thượng Đế.
- Mời vào ! Ngươi muốn phỏng vấn ta ?
- Vâng ạ ! Nếu ngài có thì giờ…
- Thời gian của ta là vô tận ! Ta có thể làm bất cứ điều chi ta muốn. Nào mời…
- Điều gì ở loài người làm cho ngài ngạc nhiên nhất sau khi ngài đã tạo ra họ ?
- Vâng ạ ! Nếu ngài có thì giờ…
- Thời gian của ta là vô tận ! Ta có thể làm bất cứ điều chi ta muốn. Nào mời…
- Điều gì ở loài người làm cho ngài ngạc nhiên nhất sau khi ngài đã tạo ra họ ?
Chuyện còn nhỏ mong cho mau lớn, lớn rồi mong nhỏ lại làm ta nhớ một chuyện ngụ ngôn. Chuyện kể có một vị hoàng tử muốn mau lớn để làm vua thay cha…Một ông tiên hiện ra cho hoàng tử một cuộn chỉ, dặn rằng muốn mau lớn thì cứ việc kéo cuộn chỉ đó ra. Hoàng tử kéo cuộn chỉ thật nhanh và lớn cũng thật nhanh, được lên ngôi báu, tam cung lục viện, đánh nam dẹp bắc, chiến công lừng lẫy… Cho đến một hôm, nhà vua giật mình thấy cuộn chỉ sắp hết, vội vàng cuốn ngược lại thì không còn được nữa !
Còn sức khỏe ? Hỏi sức khỏe là gì chắc chắn ta sẽ lúng túng, không trả lời được, nhưng khi mất sức khỏe thì biết ngay. Cũng như hạnh phúc vậy. Hạnh phúc là gì thì nhiều khi không biết, nhưng một khi mất thì biết. Thường thì đã quá muộn !
Sức khỏe không phải chỉ là không có bệnh tật. Sức khỏe là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái (well being) về thể chất, tâm thần và xã hội, theo định nghĩa của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) từ năm 1946. Do vậy có thể nói bác sĩ chỉ có thể giúp ta chữa trị bệnh tật chớ không thể giúp ta tạo nên sức khỏe. Phung phí sức khỏe để kiếm cho thật nhiều tiền, rồi dùng tiền đó để phục hồi sức khỏe… thì đến Thượng Đế cũng phải… ngạc nhiên là vậy !
Về chuyện lúc nào cũng lo lắng cho tương lai để rồi chẳng sống trong tương lai mà cũng chẳng sống trong hiện tại ? Chẳng phải ta đã bao nhiêu lần hẹn… với chính mình hãy đợi đấy, hoặc an ủi mình rồi sẽ biết đó ư ? Để rồi thời gian cứ trôi dần qua lúc nào không hay, để rồi một hôm kêu lên : “Nhìn lại mình đời đã xanh rêu… !” - (Trịnh Công Sơn).
Thế nhưng hạnh phúc lại rất đơn sơ, hạnh phúc là cái gì đó chỉ có thể nắm bắt trong hiện tại, không thể tìm kiếm trong dĩ vãng hay chờ đợi ở tương lai ! Tiếng Anh có một từ thú vị : present, vừa có nghĩa có mặt, vừa có nghĩa hiện tại, lại vừa có nghĩa quà tặng, cho ta một ý niệm về một món quà tặng quý báu của cuộc sống là sự có mặt trong giây phút hiện tại.
Các nhà nghiên cứu bèn thử tìm một vài biến số để đo đếm hạnh phúc của người già xem sao. Chẳnh hạn như sự nhiệt tình, lòng quả cảm, khả năng hòan thành mục tiêu, sự đánh giá về chính mình, óc hài hước… Chọn người già làm đối tượng bởi đây là lứa tuổi thường kêu ca, than phiền… thiếu hạnh phúc nhất ! Kết quả cho thấy đa số "người già hạnh phúc" là những ngưới bao giờ cũng tự đánh giá mình cao hơn người khác đánh giá về họ. Một nghiên cứu ở những người trên 65 tuổi chẳng hạn cho thấy trong khi họ tự cho điểm về tính thân thiện và lòng nhiệt tình là 72 thì những người chung quanh chỉ cho họ có 65 điểm; về sự thông minh và nhanh nhẹn thì họ tự cho 68 điểm, trong khi những người khác chỉ cho có 28; về tính cởi mở và thích nghi, họ tự cho 64, trong khi người khác chỉ cho có 22 điểm (thì ra chả cởi mở gì cả); về khả năng hoàn thiện công việc được giao, họ tự cho 55, trong khi người khác chỉ cho có 35 điểm !
Tựu trung người ta đồng ý nên dựa vào bốn yếu tố căn bản để xác định hạnh phúc ở người có tuổi đó là sức khỏe, nơi ăn chốn ở, thu nhập và hoạt động, là những biển số có thể đo đạc được. Thế nhưng, ngay cả về sức khỏe, có vẻ như có thể đo đạc dễ dàng bằng các máy móc khách quan, nhưng thực ra cái cảm xúc chủ quan về sức khỏe, sự sảng khoái trong tâm hồn và thể chất mới thật sự là quan trọng, sự cảm nhận về tình trạng sức khỏe của chính mình nhiều khi vượt ra ngoài sự đánh giá của các chuyên gia y tế. Nơi ăn chốn ở cũng vậy, cũng rất chủ quan.
Một bà cụ "nhà quê" quanh năm quen ở lều tranh vách đất, quen cá kho rau luộc, đang thảnh thơi sung sướng thì được các con rước về thành phố cho sống trong phòng máy lạnh, cung phụng các bữa ăn đầy đủ chất bổ dưỡng, chẳng mấy chốc bà cụ phải trốn về quê ! Nhưng về thu nhập lại khác, người già cần phải có thu nhập ổn định, đủ để không bị lệ thuộc vào con cháu. Cay đắng nhất ở tuổi già chính là sự lệ thuộc vào con cháu về kinh tế. "Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng ! Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày… ".
Về hoạt động thì do cá tính của mỗi người, có người trời sinh hướng ngoại, ham hoạt động năng nổ, dễ hòa mình, dễ hợp tác, quan tâm đến những vấn đề xã hội, đó là những người dễ có được hạnh phúc. Ngược lại, một số người khác lại co cụm, ích kỷ, hay than phiền, hay phóng đại về tình trạng khó khăn của mình, hay nhắc dĩ vãng, nhắc quá khứ, làm cho những người chung quanh khó chịu, lánh xa nên ngày càng cô độc. Duy trì các mối quan hệ xã hội là yếu tố rất quan trọng. Một khi còn giữ được mối quan hệ xã hội thì họ sẽ tránh được nỗi bơ vơ.
Ở đây, "chất lượng" quan trọng hơn là số lượng. Có một bà bạn hiểu mình như Bá Nha với Tử Kỳ, như Bertrand Russel với Edith thì tốt hơn có cả một lô bạn… chỉ gặp nhau khi cần nhậu ! Cho nên người già có khuynh hướng tìm đến các bạn cũ thuở thiếu thời của mình là vậy. Ngày nay, những người già ở Nhật đi lại khó khăn thì người ta dạy vi tính cho họ, để họ có thể giao tiếp qua e-mail, qua chat.
Các nhà nghiên cứu bèn thử tìm một vài biến số để đo đếm hạnh phúc của người già xem sao. Chẳnh hạn như sự nhiệt tình, lòng quả cảm, khả năng hòan thành mục tiêu, sự đánh giá về chính mình, óc hài hước… Chọn người già làm đối tượng bởi đây là lứa tuổi thường kêu ca, than phiền… thiếu hạnh phúc nhất ! Kết quả cho thấy đa số "người già hạnh phúc" là những ngưới bao giờ cũng tự đánh giá mình cao hơn người khác đánh giá về họ. Một nghiên cứu ở những người trên 65 tuổi chẳng hạn cho thấy trong khi họ tự cho điểm về tính thân thiện và lòng nhiệt tình là 72 thì những người chung quanh chỉ cho họ có 65 điểm; về sự thông minh và nhanh nhẹn thì họ tự cho 68 điểm, trong khi những người khác chỉ cho có 28; về tính cởi mở và thích nghi, họ tự cho 64, trong khi người khác chỉ cho có 22 điểm (thì ra chả cởi mở gì cả); về khả năng hoàn thiện công việc được giao, họ tự cho 55, trong khi người khác chỉ cho có 35 điểm !
Tựu trung người ta đồng ý nên dựa vào bốn yếu tố căn bản để xác định hạnh phúc ở người có tuổi đó là sức khỏe, nơi ăn chốn ở, thu nhập và hoạt động, là những biển số có thể đo đạc được. Thế nhưng, ngay cả về sức khỏe, có vẻ như có thể đo đạc dễ dàng bằng các máy móc khách quan, nhưng thực ra cái cảm xúc chủ quan về sức khỏe, sự sảng khoái trong tâm hồn và thể chất mới thật sự là quan trọng, sự cảm nhận về tình trạng sức khỏe của chính mình nhiều khi vượt ra ngoài sự đánh giá của các chuyên gia y tế. Nơi ăn chốn ở cũng vậy, cũng rất chủ quan.
Một bà cụ "nhà quê" quanh năm quen ở lều tranh vách đất, quen cá kho rau luộc, đang thảnh thơi sung sướng thì được các con rước về thành phố cho sống trong phòng máy lạnh, cung phụng các bữa ăn đầy đủ chất bổ dưỡng, chẳng mấy chốc bà cụ phải trốn về quê ! Nhưng về thu nhập lại khác, người già cần phải có thu nhập ổn định, đủ để không bị lệ thuộc vào con cháu. Cay đắng nhất ở tuổi già chính là sự lệ thuộc vào con cháu về kinh tế. "Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng ! Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày… ".
Về hoạt động thì do cá tính của mỗi người, có người trời sinh hướng ngoại, ham hoạt động năng nổ, dễ hòa mình, dễ hợp tác, quan tâm đến những vấn đề xã hội, đó là những người dễ có được hạnh phúc. Ngược lại, một số người khác lại co cụm, ích kỷ, hay than phiền, hay phóng đại về tình trạng khó khăn của mình, hay nhắc dĩ vãng, nhắc quá khứ, làm cho những người chung quanh khó chịu, lánh xa nên ngày càng cô độc. Duy trì các mối quan hệ xã hội là yếu tố rất quan trọng. Một khi còn giữ được mối quan hệ xã hội thì họ sẽ tránh được nỗi bơ vơ.
Ở đây, "chất lượng" quan trọng hơn là số lượng. Có một bà bạn hiểu mình như Bá Nha với Tử Kỳ, như Bertrand Russel với Edith thì tốt hơn có cả một lô bạn… chỉ gặp nhau khi cần nhậu ! Cho nên người già có khuynh hướng tìm đến các bạn cũ thuở thiếu thời của mình là vậy. Ngày nay, những người già ở Nhật đi lại khó khăn thì người ta dạy vi tính cho họ, để họ có thể giao tiếp qua e-mail, qua chat.
Người có óc hài hước luôn có khả năng thích nghi tốt hơn, có thể biến một số khó chịu thành một niềm vui, hưởng được những hạnh phúc nhẹ nhàng, đơn sơ mà sâu lắng… Kim Thánh Thán ngày xưa đã từng liệt kê 33 cái "sướng" của mình như : Ngày hè, cầm dao bén cắt một trái dưa hấu vỏ xanh, bày trên một cái bàn đỏ, chẳng cũng khoái ư ? - Mở rương ra tình cờ tìm được bức thư của cố nhân, chẳng cũng khoái ư ? - Mở cửa sổ cho con ong bị kẹt bay ra chẳng cũng khoái ư ?…(Sống đẹp, Lâm Ngữ Đường, bản dịch Nguyễn Hiến Lê).
Tưởng gì chớ chỉ có thế thì ngay bây giờ ta cũng có thể bắt chước liệt kê không ít những "khoái ư" như vậy giữa buổi xuân về !
BS Đỗ Hồng Ngọc/quinhon11