3 thói quen uống nước “hủy hoại thận”
- Uống nước khi khát mới uống
Đừng đợi đến khi khát mới đi uống nước. Khi cảm thấy khát, lượng nước mất đi trong cơ thể con người đã lên tới 1% trọng lượng cơ thể, khi đó các chức năng của cơ thể bắt đầu bị ảnh hưởng. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ không tốt cho thận. Mọi người nên nhớ uống nước vào những thời điểm khác nhau mỗi ngày. - Coi thức uống như nước
Nhiều người ngày nay đặc biệt là giới trẻ, thường coi các loại đồ uống như nước để uống. Kỳ thực, lượng đường và photphat trong đồ uống sẽ khiến cơ thể mất canxi, hàm lượng canxi trong nước tiểu sẽ tăng cao, lâu ngày có thể dẫn đến sỏi thận, cũng sẽ có tác động nhất định đến thận. Nếu bạn uống các loại đồ uống trong thời gian dài thì đường, chất màu, hương liệu, chất điện giải,… trong đồ uống sẽ làm tăng gánh nặng lọc và giải độc của thận, gây tổn hại chức năng thận. Lượng đường và photphat trong đồ uống sẽ khiến cơ thể mất canxi, hàm lượng canxi trong nước tiểu sẽ tăng cao, lâu ngày có thể dẫn đến sỏi thận.
- Uống trà đặc trong thời gian dài
Ai cũng biết uống trà tốt cho cơ thể, nhưng uống trà quá đặc không tốt cho cơ thể, không chỉ gây đau dạ dày mà còn có hại cho sức khỏe của thận.
Uống nước như thế nào cho tốt?
- Uống 1500 đến 1700 ml nước mỗi ngày
Nói chung, cơ thể một người trưởng thành khỏe mạnh sẽ bài tiết 2500 ml nước mỗi ngày qua đường hô hấp, tiểu tiện, đại tiện, bốc hơi qua da, v.v.
Về lượng nước chúng ta tiêu thụ, ngoài khoảng 1.000 ml nước từ thực phẩm, người lớn nên uống 1.500 đến 1.700 ml nước mỗi ngày, tương đương với 7 đến 8 ly nước với kích thước cốc trung bình khoảng 200 ~ 250 ml.
Tuy nhiên, số lượng cốc chỉ mang tính chất tham khảo, trong nhiều trường hợp uống 8 cốc có thể là không đủ. Ví dụ, trước, trong hoặc sau khi tập thể dục bạn có thể muốn uống thêm một vài ly trước, nếu bạn đổ mồ hôi nhiều vào mùa hè hoặc trong môi trường có nhiệt độ cao, hoặc nếu thời tiết khô vào mùa thu hoặc mùa đông… bạn sẽ muốn uống thêm vài ly nữa, điều đó không sao cả.
Tuy nhiên, đối với một số bệnh nhân mắc bệnh thận, họ cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ để kiểm soát lượng nước uống. Bởi nếu nước bạn uống không được thải ra ngoài sẽ gây phù nề và dễ làm tình trạng huyết áp cao nặng thêm. Đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu như viêm thận bể thận cấp tính, viêm bàng quang,… việc uống nhiều nước và đi tiểu nhiều sẽ rất có lợi cho quá trình hồi phục của bệnh.
- Uống nước thành từng ngụm nhỏ
Không nên uống nước quá nhanh, cách uống đúng là uống từng ngụm, đầy khoang miệng rồi nuốt từ từ, mỗi lần uống khoảng 200ml. Phương pháp uống nước này cho tế bào con người biết rằng nước đang đi vào cơ thể để hấp thụ hoàn toàn. - Tốt nhất nên uống nước ấm
So với nước lạnh và nước đá, nước ấm nhẹ nhàng hơn với cơ thể, ít gây kích ứng, cơ thể dễ hấp thụ và sử dụng hơn. - Thời gian uống nước
Thời điểm nào uống nước tốt nhất?
6:30 Sau một đêm ngủ, cơ thể bắt đầu thiếu nước, sau khi ngủ dậy có thể uống một cốc nước nhỏ để thúc đẩy quá trình đại tiện.
8:30 Buổi sáng, công việc thường khá căng thẳng, tâm trạng cũng sẽ trở nên căng thẳng, bạn có thể uống một cốc nước để giải tỏa và tránh mất nước.
11:00 Sau một buổi sáng làm việc, bạn nên hoạt động một chút và uống một cốc nước để bổ sung lượng nước đã mất.
12:50 Sau khi ăn trưa nửa tiếng, bạn có thể uống một cốc nước để tăng cường chức năng tiêu hóa của cơ thể.
15:00 Sau một ngày học tập hoặc làm việc, 3 giờ chiều là khoảng thời gian buồn ngủ, nên uống một ly nước để giúp tinh thần sảng khoái.
17:30 Uống một ly nước sau khi tan học hoặc tan làm để bổ sung nước, giảm bớt cơn đói trong khi chờ bữa tối.
Trước khi đi ngủ từ 1 đến nửa tiếng: Bạn có thể uống một ít nước nhưng không quá nhiều, để tránh việc phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Vision Times- Á Tĩnh/ Trí thức VN