Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2023

15 Thay Đổi Về Sức Khỏe Bạn Không Bao Giờ Nên Bỏ Qua

Dịch từ “15 Changes In Your Health You Should Never Ignore- Brittany Hambleton -7/29/2023”

15 Changes In Your Health You Should Never Ignore

Trong nhiều trường hợp, khi ai đó gặp tình trạng khẩn cấp về sức khỏe hoặc được chẩn đoán mắc bệnh, họ thường cho biết đã có một số thay đổi về sức khỏe trước đó mà họ không nhận ra hoặc bỏ qua vì cho là không quan trọng

Một số cá nhân may mắn vẫn có thể được điều trị và khắc phục vấn đề kịp thời. Tuy nhiên, có những người khác lại không may mắn như vậy. Vì lý do này, điều quan trọng là bạn phải chú ý đến những gì đang xảy ra bên trên và bên trong cơ thể của bạn. Nhiều thay đổi nhỏ về sức khỏe không có gì đáng lo ngại, nhưng một số thay đổi có thể gây ra hậu quả thay đổi cuộc sống nếu bị bỏ qua.

Dưới đây là 15 thay đổi về sức khỏe bạn không nên bỏ qua

Nhiều thay đổi về sức khỏe sau đây có thể do nhiều nguyên nhân và trong hầu hết các trường hợp những thay đổi này có thể không nghiêm trọng. Mặc dầu vậy, nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong số này xảy ra với mình thì bạn vẫn  nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu chẳng may thay đổi đó báo hiệu điều gì đó không ổn xẩy ra cho sức khỏe của bạn thì chẩn đoán ra  càng sớm khả năng đạt được kết quả tích cực càng cao.

Credit: Shutterstock

1. Đau đầu dữ dội (Severe Head Pain)

Đau đầu là tình trạng cực kỳ phổ biến và ít nhất bạn cũng phải trải qua cơn đau này một lần trong cuộc đời của bạn  . Có nhiều loại đau đầu khác nhau và một số trong đó chắc chắn cần đươc  xét nghiệm kỹ càng hơn

Nếu bạn thường không bị đau đầu nhưng bất ngờ lại bị đau đầu dữ dội  thì đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ, khối u hoặc cục máu đông. Ngay cả khi bạn bị chứng đau nửa đầu hoặc các loại đau đầu khác, bất kỳ cơn đau nào khác thường đều cần được quan tâm và  đươc báo cáo cho bác sĩ  để kiểm tra.

Credit: Shutterstock

2. Đau ngực hoặc tức ngực (Chest Pain or Pressure)

Đau ngực hoặc tức ngực có thể là dấu hiệu của nhiều thứ, hầu hết đều không đáng lo ngại. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu của cơn đau tim. Riêng đối với phụ nữ, các dấu hiệu của cơn đau tim có xu hướng khó nhận biết hơn nhiều, vì vậy có một số triệu chứng nên đề phòng, bao gồm:

Áp lực bất thường ở phần trên cơ thể

Khó thở

Chóng mặt hoặc choáng váng

Hết sức mệt mỏi

Đổ mồ hôi lạnh

Buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng, đau bụng

Credit: Shutterstock

3. Giảm cân không rõ nguyên nhân (Unexplained Weight Loss)

Nhiều người có cân nặng dao động hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Nếu bạn giảm 10 pound, hoặc khoảng 5% trọng lượng cơ thể, trong vòng từ  6 đến 12 tháng mà không biết tại sao , thì bạn nên báo cho bác sĩ biết

Nếu việc giảm cân này đi kèm với sự chán ăn thì đó có thể là do trầm cảm hay căng thẳng hoặc là do các bệnh nhiễm trùng mãn tính như AIDS, ung thư 

Credit: Shutterstock

4. Tàn nhang hoặc nốt ruồi khác lạ (An Odd-Looking Freckle or Mole)

Nhiều vết hằn trên cơ thể bạn là vô hại, đặc biệt nếu bạn có nhiều vết tàn nhang Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra thường xuyên cơ thể mình để đảm bảo không có dấu hiệu thay đổi nào. Nếu bạn nhận thấy một đốm nâu mới hoặc không đều, đó có thể là khối u ác tính (melanoma).

Các dấu hiệu của nốt ruồi bất thường bao gồm:

Màu sắc thay đổi

Nốt ruồi trở nên nhỏ hơn hoặc lớn hơn nhưng không đều đặn (khác với nốt ruồi bình thường ở trẻ em lớn hơn một cách đều đặn)

Nốt ruồi thay đổi về hình dạng, kết cấu hoặc chiều cao

Da trên bề mặt nốt ruồi trở nên khô hoặc có vảy

Nốt ruồi trở nên cứng hoặc vón cục

Nốt ruồi bắt đầu ngứa

Nốt ruồi chảy máu hoặc tiết dịch

Credit: Shutterstock

5. Bạn không thể làm dịu cơn khát (You Can’t Quench Your Thirst)

Khát nước và đi tiểu thường xuyên là hai trong số những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh tiểu đường loại 2. Điều này là do khi bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2, bạn sẽ có lượng glucose dư thừa trong máu. Khi đó, thận của bạn phải làm việc nhiều hơn để lọc và hấp thụ nó.

Khi thận của bạn không thể lọc kịp, cơ thể sẽ bài tiết lượng glucose dư thừa này theo nước tiểu. Điều này sẽ hút chất lỏng từ các mô trong cơ thể bạn  khiến bạn bị mất nước

Ngay cả khi bạn không mắc bệnh tiểu đường loại 2, luôn khát nước , sưng tấy hoặc tăng cân nhanh chóng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tim hoặc thận 

Credit: Shutterstock

6. Bụng chướng dai dẳng (A Persistent Bloated Belly)

Đầy hơi có thể xảy ra sau khi bạn ăn một bữa ăn lớn và đó là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, nếu phụ nữ nào vẫn bị chướng bụng sau hai tuần kể từ khi kết thúc kỳ kinh nguyệt thì đó có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng. Ngoài ra, mệt mỏi và khó tiêu liên tục là những dấu hiệu của bệnh ung thư phụ khoa thường bị bỏ qua

Credit: Shutterstock

7. Chảy máu âm đạo bất thường( Abnormal Vaginal Bleeding)

Chảy máu âm đạo (ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường) là triệu chứng của hơn 90% phụ nữ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung. Nếu bạn là phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh và bị chảy máu, ngay cả khi đó chỉ là một lượng nhỏ máu, thì  bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

Nếu bạn vẫn có kinh nguyệt đều đặn nhưng bị chảy máu giữa các kỳ kinh nguyệt hoặc khi quan hệ tình dục thì bạn cũng nên đi khám bác sĩ 

Credit: Shutterstock

8. Đau bả vai (Shoulder Blade Pain)

Các triệu chứng của cơn đau tim ở phụ nữ không chỉ khó thấy hơn nam giới mà còn có thể hoàn toàn khác. Ngoài đau ngực, phụ nữ nên đề phòng thêm những triệu chứng sau:

Đau giữa hai bả vai

Đau hàm

Cảm giác giống như ợ nóng 

Credit: Shutterstock

9. Núm vú hướng vào trong (Your Nipples are Turning Inward)

Bất kỳ thay đổi nào ở ngực hoặc khu vực xung quanh đều cần được xem xét nghiêm túc. Các khối u ở vú là dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư vú, nhưng có một số triệu chứng khác ít phổ biến hơn mà bạn không nên bỏ qua:

Khối u ở nách

Đau núm vú

Núm vú hướng vào trong

Tấy đỏ

Có vảy

Núm vú hoặc da vú dày lên

Núm vú tiết dịch

Credit: Shutterstock

10. Ho ra máu(Coughing Up Blood)

Nếu bạn bị cảm lạnh và khô họng, bạn có thể ho ra máu. Trong trường hợp đó, có lẽ không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, nó có thể có nghĩa là điều gì đó nghiêm trọng hơn. Có thể bạn bị cục máu đông, ung thư hoặc bệnh lao

Nôn ra máu có thể còn nghiêm trọng hơn. Điều đó có thể có nghĩa là bạn bị loét chảy máu, tổn thương gan nghiêm trọng hoặc có khối u ở thực quản hoặc dạ dày

Credit: Shutterstock

11. Sốt cao dai dẳng(A High, Persistent Fever)

Sốt cao là khi bạn có nhiệt độ từ 103 độ F trở lên. Sốt cao thế này luôn là lý do để bạn gọi bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bạn bị sốt nhẹ 100 độ F trong vài tuần, bạn cũng nên được tìm sự chăm sóc y tế

Sốt là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang chống lại nhiễm trùng và sốt cực cao có thể là dấu hiệu của những điều sau:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Viêm phổi

Viêm màng tim

Viêm màng não

Sốt nhẹ không khỏi có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư hạch hoặc bệnh bạch cầu

Credit: Shutterstock

12. Nhầm lẫn(Confusion)

Quên chỗ đậu xe hoặc nơi để kính mắt là điều bình thường. Khi già đi, bạn có thể mất nhiều thời gian hơn để nhớ lại điều gì đó so với trước, và sự kiện này không nhất thiết phải là nguyên nhân gây lo ngại.

Tuy nhiên, sự nhầm lẫn hoặc giảm tỉnh táo có thể là dấu hiệu đầu tiên của một điều gì đó nghiêm trọng hơn, đặc biệt là khi nó xảy ra đột ngột. Đây có thể là triệu chứng của bất cứ điều gì, từ nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng huyết, đến suy dinh dưỡng hoặc thiếu vitamin, đến đột quỵ hoặc động kinh.

Credit: Shutterstock

13. Sưng ở chân(Swelling in the Legs)

Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư cổ tử cung thì sưng chân có thể là một vấn đề đáng lo ngại. 

Tình trạng mà lĩnh vực y tế gọi là phù nề (edema) có nghĩa là có điều gì đó không ổn với quá trình lọc tự nhiên của cơ thể.Thông thường, phù nề chỉ là dấu hiệu của bệnh ung thư nếu nó xảy ra cùng với các triệu chứng khác như đau, tiết dịch bất thường, đau vùng chậu hoặc các triệu chứng ung thư cổ tử cung khác

Woman having painful stomach ache. Female suffering from abdominal pain. Pain in the abdomen due to menstruation period and PMS. Inflammation in the body and infection, cystitis

14. Các triệu chứng PMS trở nên tồi tệ hơn(Your PMS Symptoms are Getting Worse)

Nghiên cứu năm 2018 của Đại học Oxford cho thấy những phụ nữ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) không được chẩn đoán thường có những triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (Premenstrual syndrome=PMS) khó khăn hơn. Những thay đổi về sức khỏe này có thể bao gồm đau đớn,đau đầu, chuột rút và buồn bã vào cuối chu kỳ.

Các nhà nghiên cứu cho biết nếu nhận thấy các triệu chứng PMS đột nhiên trở nên tồi tệ hơn, thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ .

Clubbed Fingernails

15. Móng tay dùi trống (Clubbed Fingernails)

Khi nền móng tay của bạn mềm đi và móng tay của bạn cong lên theo một góc nhọn hơn, hiện tượng này được gọi là “ngón tay dùi trống”. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

Nền móng tay mềm đi và móng tay có vẻ như “nổi” thay vì gắn chặt.

Móng tay tạo thành một góc sắc nét hơn với lớp biểu bì.

Phần cuối cùng của ngón tay có thể to hoặc phồng lên và cũng có thể ấm và tấy đỏ.

Móng tay cong xuống trông giống như phần tròn của một chiếc thìa úp ngược.

Tính trạng này xảy ra khi máu của bạn có ít oxy  và đây có thể là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu được điều trị  sớm thì vấn đề này  có thể biến mất nhanh chóng

Đừng bỏ qua những thay đổi về sức khỏe

Điều quan trọng là bạn luôn luôn phải chú ý đến cơ thể của mình và để ý đến mọi thay đổi về sức khỏe. Trong nhiều trường hợp, những thay đổi này có thể không phải là dấu hiệu của bất cứ điều gì nguy hiểm. Thế nhưng nếu chẳng may không phải vậy thì  bạn cần phải được điều trị càng sớm càng tốt.

Điều quan trọng là là bạn luôn luôn  phải coi trọng sức khỏe của mình và lắng nghe điều  mà cơ thể muốn nói với bạn

NBNtintuccaonien