Ớt chuông có nhiều màu sắc khác nhau xanh lá cây, vàng, cam, đỏ và tím. Ớt hiểm nổi tiếng với vị cay từ nhẹ đến cay nồng. Tất cả đều chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Nhiều nghiên cứu quan sát và dịch tễ học đã nhấn mạnh về những lợi ích sức khỏe tiềm tàng của việc bổ sung loại ớt thuần hóa Capsicum Annuum vào công thức ăn uống của bạn. Những lợi ích này bao gồm từ việc bảo vệ sức khỏe của mắt, giảm táo bón cho đến khả năng ngừa ung thư và tăng sức khỏe tim mạch.
8 lợi ích sức khỏe đáng chú ý của ớt
1. Bảo vệ mắt
Ớt chứa nhiều vitamin A và các hợp chất như beta-carotene và lutein. Những vitamin và chất dinh dưỡng thực vật này bảo vệ mắt khỏi thoái hóa điểm vàng, giúp duy trì sức khỏe võng mạc tốt bằng cách ngăn ngừa tổn thương oxy hóa.
2. Ngăn ngừa ung thư
Ớt chuông chứa beta-carotene và vitamin C, có thể ức chế tác nhân gây ung thư.
Nghiên cứu lâm sàng từ Hàn Quốc cho thấy phụ nữ sau mãn kinh ăn ớt chuông giúp giảm nguy cơ ung thư vú.
3. Ngăn ngừa lão hóa
Ớt chuông chứa nhiều vitamin C chất chống oxy hóa mạnh có thể chống lại sự gia tăng quá mức của các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa.
4. Bảo vệ tim
Hợp chất capsaicin có trong ớt hiểm có tác dụng bảo vệ tim, kiểm soát cân nặng và chống khối u. Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Tập san của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (Journal of the American Heart Association) cho thấy những người ăn ớt thóc ít nhất bốn lần một tuần giảm 23% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, 34% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch so với những người hiếm khi hoặc không bao giờ ăn ớt hiểm.
Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy rằng những người thích ăn ớt hiểm có tuổi thọ cao hơn và giảm nguy cơ bị các bệnh như bệnh tim mạch và ung thư. Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về việc tiêu thụ các loại ớt hiểm khác nhau từ những người tham gia, bao gồm ớt hiểm đỏ cay, ớt đen, ớt hiểm tươi, tương ớt hoặc dầu ớt. Kết quả cho thấy những người thường xuyên ăn đồ cay có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn 13%, do bệnh tim mạch thấp hơn 17% và do ung thư thấp hơn 8% so với những người hiếm khi ăn hoặc không bao giờ ăn thức ăn cay.
5. Tăng sức đề kháng
Ớt chuông chứa nhiều vitamin C, trợ giúp cho hệ thống miễn dịch. Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (The European Food Safety Authority) đã chấp thuận các tuyên bố liên quan đến sức khỏe như vai trò của vitamin C đối với chức năng của hệ thống miễn dịch của mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (từ sơ sinh đến ba tuổi).
6. Giúp giảm cân
Vì ớt có lượng calo thấp và dồi dào chất xơ nên làm tăng cảm giác no và giảm lượng thức ăn ăn vào.
7. Giảm táo bón
Là nguồn thực vật chứa nhiều chất xơ, ớt chuông có lợi cho sức khỏe tiêu hóa. Ăn ớt chuông có thể kích thích nhu động và trao đổi chất của đường tiêu hóa, giảm táo bón và duy trì sức khỏe đường ruột.
8. Cải thiện bệnh tiểu đường thai kỳ
Ớt hiểm chứa nhiều capsaicin, khi vào cơ thể có thể kích thích tiết insulin, giúp điều hòa đường huyết. Nghiên cứu cho thấy rằng, việc bổ sung capsaicin thường xuyên có thể cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn, tăng insulin máu và chuyển hóa lipid lúc đói ở phụ nữ bị bệnh tiểu đường thai kỳ.
Những người bị các bệnh như bệnh trĩ hoặc viêm thực quản chỉ nên ăn một lượng vừa phải ớt hiểm. Những người bị các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn hoặc kích ứng họng cũng nên hạn chế ăn.
Ớt xanh, ớt vàng và ớt đỏ có giống nhau không?
Theo Tổ chức Giáo dục Văn hóa Ăn kiêng Cộng đồng Fullfoods tại Đài Loan, mặc dù ớt chuông xanh, đỏ và vàng đều thuộc loài thuần hóa Capsicum Annuum nhưng tất cả các loại ớt đều là biến thể của loài gốc.
Ớt chuông có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ và sau đó được du nhập vào Châu Âu, Châu Phi và Châu Á. Ớt xanh có vị nhẹ, hơi cay. Nếu để ớt xanh chín hoàn toàn, sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc vàng cam, hàm lượng đường tăng lên và vị trở nên ngọt hơn, trở thành loại ớt mà mọi người thường gọi là ớt ngọt.
(theo baomai)