Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2023

Sau 50 tuổi phải ăn nhiều 4 loại rau này mới sống thọ

 

Sau 50 tuổi nhất định phải ăn nhiều hơn 4 loại rau này, bởi chúng được mệnh danh là "nhà vô địch về axit folic" và là cách tốt để tăng cường cơ bắp, xương và khả năng miễn dịch.

Acid folic là gì? Cách bổ sung Acid folic cho phụ nữ mang thai

Ở người trên 50 tuổi, các chức năng khác nhau của cơ thể sẽ suy giảm, nếu không cẩn thận sẽ bị đau lưng, mỏi chân…Nguyên nhân là do cơ thể thiếu axit folic.

Nhiều người bổ sung vitamin và protein khi về già nhưng lại bỏ qua dưỡng chất quan trọng mà cơ thể cần - axit folic. Axit folic là một loại vitamin tan trong nước, có tác dụng duy trì sự phát triển và biệt hóa tế bào, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của người trung niên và cao tuổi.

Thực tế trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có rất nhiều loại rau củ chứa hàm lượng lớn axit folic, chúng ta hoàn toàn có thể bổ sung axit folic bằng cách ăn rau củ. Trong số đó, có 5 loại rau phổ biến được mệnh danh là "nhà vô địch axit folic", tiêu thụ thường xuyên có thể tăng cường cơ bắp, xương và cải thiện khả năng miễn dịch, giúp bạn sống thọ hơn.

1 - Bí ngô

Sau 50 tuoi phai an nhieu 4 loai rau nay moi song tho

Bí ngô là loại rau quả theo mùa, có thể làm thành cháo, bánh, nấu canh, xào... dù chế biến theo cách nào cũng rất ngon. Bí đỏ rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt hàm lượng axit folic rất cao, trong 100 gam bí đỏ hàm lượng axit folic khoảng 267 microgam, cao hơn đáng kể so với các loại rau khác. Ăn bí đỏ thường xuyên có thể bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Ngoài ra, bí ngô còn chứa một lượng lớn kẽm là dưỡng chất không thể thiếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ nên thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai, mọi người nên thường xuyên ăn bí ngô hơn.

2 - Rau dền

Sau 50 tuoi phai an nhieu 4 loai rau nay moi song tho-Hinh-2

Rau dền là loại rau quanh năm, ngoài giàu axit folic, rau dền còn rất giàu các loại vitamin, kali, magie, canxi, sắt và các nguyên tố vi lượng khác. Tiêu thụ thường xuyên rất tốt cho việc cải thiện sức khỏe, có tác dụng bồi bổ cơ thể, bổ sung sắt, bổ máu, hạ mỡ máu, hạ huyết áp.

Theo y học cổ truyền, rau dền có vị ngọt thanh, tính hàn cao giúp lợi tiểu, sát trùng và làm mát cơ thể. Ngoài ra, đây còn là nguyên liệu chế biến các món ăn vô cùng phong phú và đa dạng. Ăn rau dền thường xuyên giúp loại bỏ các cholesterol xấu gây nguy hại đến cơ thể, phòng tránh các bệnh về tim mạch, giảm lượng mỡ trong máu.

3 - Cà rốt

Công dụng của củ cà rốt và cách dùng củ cà rốt làm thuốc bổ

Cà rốt luôn nằm trong danh sách những loại rau củ bổ dưỡng nhất. Ngoài việc giàu chất xơ, vitamin tổng hợp, nguyên tố vi lượng, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác, chúng còn chứa nhiều axit folic. Ăn cà rốt điều độ có thể bổ sung dinh dưỡng và còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, dưỡng gan, làm đẹp da, làm ẩm ruột và nhuận tràng, v.v., rất có lợi cho sức khỏe của chúng ta.

Vitamin C trong cà rốt giúp cơ thể tạo ra các kháng thể bảo vệ hệ miễn dịch, đồng thời tiếp nhận và sử dụng sắt, cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng. Vitamin C còn góp phần sản xuất collagen - thành phần chính của mô liên kết, rất cần thiết để chữa lành vết thương và giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

4 - Bắp cải

Sau 50 tuoi phai an nhieu 4 loai rau nay moi song tho-Hinh-4

Bắp cải là một loại rau không thể thiếu trong mùa thu đông, hàm lượng axit folic trong bắp cải rất cao, cứ mỗi 100 gam bắp cải có khoảng 240 microgam axit folic, cao hơn rau bina, người muốn bổ sung axit folic có thể ăn bắp cải thường xuyên.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc tăng cường tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc thực vật như bắp cải làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh tim và tỷ lệ tử vong chung. Nó cũng có thể giúp xây dựng làn da khỏe mạnh, tăng cường năng lượng và giảm trọng lượng tổng thể.

 

Tuy nhiên, tốt nhất không nên bảo quản những loại rau này lâu, bởi sau 2 đến 3 ngày, 50% đến 70% lượng axit folic trong thực phẩm sẽ bị mất đi, ngoài ra, cách nấu nhừ sẽ khiến 50% đến 95% lượng axit folic trong thực phẩm bị mất đi. Rau ngâm nước muối sẽ mất từ 50% đến 95% lượng axit folic. Nên thay đổi một số thói quen nấu nướng để giảm lượng axit folic thất thoát.

(theo suckhoedoisong)