Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2023

Lợi ích sức khỏe của mè đen


Mè đen chứa nhiều chất dinh dưỡng và được đánh giá là loại thực phẩm lành mạnh nhất trên thế giới. Mè đen mang lại nhiều tác dụng với sức khoẻ nên được mệnh danh là "vua bổ xương", "thuốc chống ung thư tự nhiên". Dưới đây là những tác dụng của hạt mè đen.

Tác dụng của hạt mè đen

Ngăn ngừa ung thư

Theo trang Naturalnews  mè đen  chứa phytosterol cao nhất trong số tất cả các loại hạt nên là loại thực phẩm giúp chống lại căn bệnh nghiêm trọng như bệnh bạch cầu, đa u tủy, ung thư ruột kết, ung thư phổi.

Ngừa thiếu máu

Một chén hạt mè đen chứa khoảng 20 mg sắt - tương đương 115% lượng sắt khuyến cáo hàng ngày. Khoáng chất rất cần thiết cho việc vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

Ngừa loãng xương

Ăn hạt mè đen thường xuyên, cung cấp cho chúng ta kẽm và canxi, cả hai khoáng chất cần thiết của cơ thể đối với sức khỏe xương.

Nguồn chất béo lành mạnh

Hạt mè đen chứa nguồn chất béo lành mạnh mà cơ thể cần để sản xuất năng lượng duy trì và nhiều quá trình sinh lý và sinh học liên quan tới hệ cơ, tim, hệ thần kinh và tế bào máu. Đây cũng là thành phần cần cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng hòa tan bên trong chất béo để cách nhiệt cho cơ thể.

Trong 2 thìa canh hạt mè đen có tới 50 - 60% hàm lượng chất béo chất lượng cao trong hạt mè đen rất giàu axit béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn. Sự thay thế của chất béo không bão hòa cho chất béo bão hòa sẽ làm giảm cholesterol xấu để giảm nguy cơ mắc bệnh tim cho cơ thể.

Cung cấp chất xơ và tốt cho tiêu hóa

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, trong khoảng 30g hạt mè đen chưa tách vỏ chứa 3,5g chất xơ (chiếm 12% tổng lượng tiêu thụ chất xơ hàng ngày của cơ thể).

Vì thế đây là thực phẩm tốt đối với hoạt động của hệ tiêu hóa. Không những thế, chất xơ trong hạt mè đen còn tốt cho việc phòng ngừa một số bệnh ung thư, bệnh tim mạch chuyển hóa, tiểu đường type 2 và béo phì.

Vậy hàm lượng chất xơ lớn đó giúp mè đen có tác dụng gì với phòng ngừa táo bón? Hàm lượng chất xơ này sẽ giảm bớt triệu chứng ở đường tiêu hóa do hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột thừa, bệnh trĩ và các rối loạn tiêu hóa gây nên.

Chứa chất chống oxy hóa

Nhóm các hợp chất phenylpropanoid trong mè đen, nhất là các lignans gồm hai thành phần sesamin và sesamolin chính là chất chống oxy hóa ngăn ngừa bệnh tật cho cơ thể vì chúng có khả năng chống lại gốc tự do có hại.

Các lignans trong hạt mè đen giúp chống lại tình trạng stress oxy hóa - phản ứng hóa học gây hỏng tế bào và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý mãn tính. Không những thế, một dạng vitamin E trong mè đen được gọi là gamma-tocopherol còn là chất chống oxy hóa chống lại bệnh tim hiệu quả.

Chống tiểuđường

Hạt mè đen là loại gia vị có đặc tính chống tiểu đường. Hạt mè chứa magiê và các chất dinh dưỡng quan trọng khác cải thiện đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

Cách sử dụng hạt mè đen đúng cách

Để hạt mè đen phát huy tốt nhất các tác dụng, bạn cần sử dụng hạt mè đen đúng cách:

- Đối với công dụng cải thiện vóc dáng và làn da: nên dùng nước mè rang uống buổi tối trước khi ngủ và buổi sáng khi thức dậy.

- Đối với công dụng giảm cân: nên uống riêng nước mè đen hoặc pha nước mè đen cùng sữa tươi không đường.

- Hàm lượng sử dụng mè đen hàng ngày tốt nhất chỉ cần duy trì khoảng 15 - 20g là được.

- Nên rang mè chín rồi mới dùng để có mùi thơm, vị bùi hơn và dễ tiêu hoá.

 Chống chỉ định mè đen với các trường hợp:

+ Bị viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối, đông máu.

+ Riêng người bị sỏi thận cần hạn chế dùng mè đen để tránh lắng đọng sỏi vì trong mè đen có nhiều khoáng chất..

+ Người bị béo phì hoặc đang ở chế độ giảm cân nên hạn chế ăn mè đen vì hàm lượng calo trong loại hạt này cao.

- Nếu phát hiện các biểu hiện dị ứng sau khi dùng mè đen như sau thì cần dừng ngay để đến bệnh viện cấp cứu:

+ Mặt đỏ, phát ban.

+ Ngứa, nổi mề đay.

+ Cổ họng sưng đến mức khó nuốt, khó thở.

+ Bị sưng lưỡi, môi, mặt hoặc mắt.

+ Bồn chồn, ngất, lo lắng.

+ Nôn.

+ Tiêu chảy.

+ Chuột rút.

+ Mất ý thức.

+ Huyết áp giảm.

Thanh Thanh/VTC News