Tuổi thọ của chúng ta thường bị tác động bởi những thói quen sống, chế độ sinh hoạt và tập luyện. Tuy nhiên có 3 thói quen là ảnh hưởng sâu sắc hơn cả, chúng sẽ khiến tuổi thọ rút ngắn theo từng ngày.
Không điều khiển được cảm xúc
Theo một thuyết y học cổ truyền của Trung Quốc có câu: “Sự mệt mỏi làm tổn thương trái tim, tức giận làm tổn thương gan, phổi, suy nghĩ quá nhiều tổn thương lá lách và sợ hãi là tổn thương thận.”
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 90% các bệnh trên thế giới có liên quan đến cảm xúc. Điều này có thể chứng minh cảm xúc tốt hay xấu đều gắn bó chặt chẽ với sức khỏe thể chất.
Khi bạn cứ liên tục ôm những cảm xúc tiêu cực, không thể kiềm chế nó, điều này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và dễ mắc bệnh hơn. Nếu cơ thể bị đặt dưới quá nhiều căng thẳng và áp lực, sẽ tác động tiêu cực đến hệ thống nội tiết, bạch huyết và hệ miễn dịch khiến cơ thể dễ bị bệnh, thậm chí bị ung thư.
Ở thảo nguyên châu Phi, những con ngựa hoang, chưa được thuần hóa có thể dàng chết đi, không phải do sư tử, cũng không phải tại các con thú khác. Chúng chết bởi những con dơi ma cà rồng. Tuy nhiên sau những nghiên cứu, các nhà động vật học đã phát hiện ra rằng lượng máu bị hút bởi dơi ma cà rồng không đủ để khiến ngựa hoang chết. Lý do thực sự là bởi sự lo lắng, sợ hãi của chính chúng.Khi một vài con bị cắn, chúng sẽ vội vã chạy đi lung tung và sau đó chết vì mệt mỏi.
Cũng giống như cuộc sống của chúng ta. Ta thường tức giận vì những xích mích nhỏ vô tình, sau đó tự làm tổn thương chính mình bằng cách ôm khư khư những nỗi giận mà không biết cách điều tiết hay kiềm chế.
Vì vậy cách đầu tiên để giữ gìn sức khỏe và tăng tuổi thọ đó chính là việc quản lý cảm xúc và thư giãn tâm lý, không nản lòng trước những thất bại và cố gắng luôn duy trì một tâm trạng tốt.
Coi thường những nỗi đau
Anh Trương thỉnh thoảng cảm thấy đau âm ỉ ở răng. Trong 2 năm đầu tiên, bạn bè luôn khuyên anh ấy nên đi khám nha khoa để kiểm tra. Tuy nhiên, anh Trương vẫn coi thường vết đau đó và nói: “Đó chỉ là thỉnh thoảng thôi, qua 2, 3 hôm sẽ hết đó mà”.
Nhưng đến năm nay, cơn đau răng liên tục tăng lên, không thể chịu được nữa, anh Trương phải đến bệnh viện. Bác sĩ cho biết, do anh trì hoãn việc khám và điều trị quá lâu, răng của anh đã bị viêm tủy, phải thay răng mới. Điều này có thể sẽ tốn hàng ngàn đô và rất nhiều sự đau đớn.
Ví dụ này có lẽ không khó để bắt gặp trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nhiều người khi bị một căn bệnh nhỏ, chúng ta thường không để ý, bỏ qua vì chủ quan rằng nó sẽ không nguy hiểm. Bẵng đi một thời gian, khi nó trở nên trầm trọng hơn, ta mới bắt đầu lo lắng đi kiểm tra thì nó đã đến tình trạng rất tồi tệ.
Cũng như khi còn trẻ, ta thường không để ý đến sức khỏe và bỏ mặc chúng. Thêm vào đó, ta cũng phải thường xuyên chịu nhiều áp lực của công việc, nạp những đồ ăn không lành mạnh vào cơ thể, môi trường ô nhiễm. Những ảnh hưởng này sẽ rõ rệt nhất khi về tuổi trung niên và tuổi già. Đừng quên chăm sóc và rèn luyện trước khi quá muộn.
Đau là một cảnh báo của cơ thể, khi cảm thấy đau đớn và khó chịu về thể chất, tốt nhất nên đi khám, hoặc rèn luyện thói quen khám sức khỏe thường xuyên. Thay vì báo động sai, hãy chủ động không cho bệnh cơ hội. Đừng kéo những vấn đề nhỏ vào giai đoạn lớn và muộn, chứ đừng nói đến việc biến phòng ngừa thành điều trị.
Không trân trọng hiện tại
Khi con người còn sống, họ luôn muốn biết tại sao họ sống và luôn nghĩ về những gì xảy ra sau khi chết.
Chúng ta thường lo lắng cho tương lai, nghĩ về những gì đã xảy ra trong quá khứ mà bỏ quên hiện tại. Giống như khi ta đi trên một chuyến tàu, ta chỉ mau mau chóng chóng nghĩ đến điểm đến cuối cùng, mà bỏ lỡ những khung cảnh tuyệt đẹp trên đường đi.
Trong bộ phim Daydreamer quay báo tuyết. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng Shane đã tìm kiếm rất lâu trên những ngọn núi tuyết để chụp ảnh báo tuyết, và cuối cùng khi tìm thấy báo tuyết, anh đã từ chối chụp ảnh báo tuyết. Ông nói: “Nếu tôi thích một khoảnh khắc, tôi không thích máy ảnh làm tôi phân tâm, tôi chỉ muốn đắm mình trong khoảnh khắc đó.”
Con người ta thường kỳ lạ lắm, chỉ khi đánh mất một thứ gì đó rồi mới biết nó thực sự quan trọng với mình ra sao. Còn khi vẫn còn nó ở bên thì coi như đó là lẽ đương nhiên, để rồi hờ hững, rồi vuột mất và nhận lấy vô vàn tiếc nuối. Thế nhưng, chuyện gì xảy ra cũng có nguyên nhân của nó. Và khi mất đi những điều quý giá trong cuộc đời thì cũng là lúc chúng ta nhận về cho mình những bài học để biết trân trọng hơn những gì ta đang có.
Đừng để những nỗi lo lắng, sợ hãi kéo bạn đi, vì thời gian và tuổi thọ là hữu hạn, hãy tận hưởng và sống trọn vẹn cho khoảnh khắc hiện tại.
Tùng Chi / Theo Phụ Nữ Số/anle20