Thứ Hai, 7 tháng 3, 2022

6 thói quen ăn uống SAI LẦM "mời chào" bệnh tật

6 thói quen ăn uống SAI LẦM "mời chào" bệnh tật: Số 3 rất nhiều người Việt mắc

Những thói quen sau đây có thể là nguồn cơn gây bệnh cho cơ thể.

1. "Kiêng" hẳn đạm động vật

Người cao tuổi thường nghĩ rằng mình nên ăn ít đi, từ đó dẫn đến tình trạng nhiều người giảm khẩu phần ăn nạp vào cơ thể. Thậm chí còn có người chuyển hẳn sang ăn các thực phẩm từ thực vật và giảm ăn đạm động vật.

Nhưng trên thực tế, đạm động vật vẫn là nhóm thực phẩm có giá trị sinh học cao là nguồn cung cấp các dưỡng chất quan trọng như sắt, vitamin B12, canxi tham gia vào quá trình tạo máu.

2. Không cân bằng dinh dưỡng, ăn kiêng quá đà

Ăn không cân bằng có nghĩa là ăn không đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn. Điển hình là những bệnh nhân mắc tiểu đường, tăng huyết áp, mắc bệnh tim mạch, bị gout hoặc mắc các bệnh lý về thận, họ phải ăn kiêng tuy nhiên lại ăn kiêng không đúng cách, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hẳn một nhóm chất dinh dưỡng như đạm hoặc vitamin, khoáng chất.

3. Thói quen ăn mặn

Tỷ lệ người cao tuổi ăn mặn đang ở ngưỡng khá cao. . Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chúng ta chỉ nên ăn dưới 5g muối/ngày, nhưng theo các báo cáo điều tra thì người Việt Nam đang ăn từ 9-10g muối/ngày.

Chính thói quen ăn mặn này đã gây ra rất nhiều bệnh lý như tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người cao tuổi.

4. Chỉ cần ăn 3 bữa là đủ

Trên thực tế, người cao tuổi chỉ ăn 3 bữa là chưa đủ vì người cao tuổi thường ăn lượng thức ăn ít hoặc sức nhai kém dẫn đến khẩu phần ăn không đủ. Do đó, theo các chuyên gia  gia đình nên cho người cao tuổi ăn từ 4-5 bữa/ngày.

Người thân có thể cho người cao tuổi ăn các bữa phụ giữa các bữa chính để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cũng như chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

5. Không uống đủ nước

Người cao tuổi thường không có cảm giác khát, dẫn đến tình trạng uống không đủ lượng nước. Theo các chuyên gia người cao tuổi  cần uống đủ lượng nước 30-35ml nước/kg cân nặng/ ngày để đảm bảo cho quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng.

6. Hạn chế vận động

Người cao tuổi thường lo lắng về các vấn đề xương khớp bị tổn thương nên thường ít vận động. Đây là một quan niệm sai lầm và có thể gây ra các vấn đề như teo khối cơ, giảm sức cơ, giảm cảm giác ngon miệng. Tình trạng này diễn ra lâu ngày còn có thể dẫn đến giảm cảm giác ngon miệng và các vấn đề về suy giảm miễn dịch khác.

Huyền My, Kinglive /soha