Đau đớn vì chuột rút khi tập thể dục thật khó chịu, càng mệt mỏi hơn nữa khi bị thức giấc vào lúc nửa đêm vì chuột rút và sau đó không thể nào ngủ lại. Nếu điều này phát triển thành tình trạng mất ngủ lâu dài thì đó lại là một vấn đề tồi tệ hơn nữa.
Chuột rút đột ngột ở chân vào ban đêm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủi. (Ảnh: Africa Studio/ Shutterstock)
Điều này không những ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn ảnh hưởng cả công việc vào ngày hôm sau của bạn. Vậy cách nào có thể ngăn ngừa chuột rút khi ngủ vào lúc nửa đêm?
Dưới đây là 5 phương pháp điều trị đơn giản và một số cách để ngăn chặn điều đó xảy ra.
Tuy nhiên, trước hết, chúng ta hãy xem chuột rút ở chân xảy ra như thế nào.
Hiện tượng và nguyên nhân bị chuột rút vào ban đêm
Khi đang nằm trên giường vào ban đêm, nhiều người bất ngờ bị chuột rút ở bắp chân. Nó xảy ra ở cả nam và nữ, phổ biến hơn ở những người trên 50 tuổi. Trong cơn đau, mọi người cảm thấy cơ bắp chân bị căng đột ngột sau mỗi vài giây, thường kéo dài vài phút, kèm theo đau buốt ở bắp chân, đùi hoặc bàn chân.
Lý do cho vấn đề này là gì? Có nhiều yếu tố có thể gây ra chuột rút cơ như ít vận động trong một thời gian dài, hoặc ngược lại, các cơ hoạt động quá mức có thể gặp phải chuột rút vào cuối ngày. Đứng trên bê tông trong thời gian dài hoặc tư thế ngồi không tốt cũng có thể gây ra chuột rút.
Ngoài ra, nếu bạn có tiền sử nghiện rượu, uống không đủ nước trong ngày, hoặc mắc bệnh Parkinson, tiểu đường hoặc một số bệnh về hệ thần kinh điều khiển cơ thì cũng có thể gặp phải hiện tượng chuột rút ở chân vào ban đêm. Nó cũng rất phổ biến ở phụ nữ mang thai.
Vì vậy, chúng ta nên làm gì khi gặp tình huống này?
Cơn đau buốt đột ngột khiến bạn phải bất động, nếu hoạt động ngay lập tức sẽ khiến cơn đau còn lan tỏa nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện ngay các bước để giảm nhanh các triệu chứng, và quan trọng hơn là ngủ trở lại càng sớm càng tốt!
Bạn có thể giảm đau bằng cách ngồi trên mặt đất, hai chân duỗi thẳng, gập bàn chân của bạn ở mắt cá chân và kéo các ngón chân về phía đầu gối. (Ảnh: Africa Studio/ Shutterstock)
5 cách giúp giảm nhanh chứng chuột rút ở chân
1. Ngồi trên mặt đất, hai chân duỗi thẳng, gập bàn chân của bạn ở mắt cá chân và kéo các ngón chân về phía đầu gối. Nếu bạn không thể tiếp cận các ngón chân của mình, hãy sử dụng khăn tắm hoặc khăn quàng cổ để hỗ trợ.
2. Ngay lập tức đứng dậy và đi vài bước trong phòng ngủ, lắc chân khi bước đi.
3. Dùng ngón tay cái ấn vào vùng bị đau và xoa bóp theo vòng tròn để thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở vùng bị đau.
4. Nới lỏng chăn và ga trải giường để đảm bảo rằng chúng không gây áp lực lên chân của bạn.
5. Ăn ngay một thìa mù tạt vàng. Nghe có vẻ lạ phải không? Nhưng nó thực sự hữu hiệu! Mù tạt có chứa axit axetic, giúp cơ thể sản xuất nhiều acetylcholine hơn, chất hóa học mà các tế bào thần kinh vận động tiết ra để kích hoạt (giảm chuột rút) các cơ.
Mù tạt thúc đẩy cơ thể sản xuất acetylcholine làm giảm chuột rút. (Ảnh: HandmadePictures/ Shutterstock)
Cách để ngăn ngừa chuột rút chân vào ban đêm
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bạn có thể thử áp dụng 5 phương pháp sau đây, biết đâu bạn sẽ không bao giờ phải mắc lại tình trạng này nữa.
1. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ hoặc chườm túi nhiệt lên vùng dễ bị chuột rút trước khi ngủ.
2. Thực hiện một số bài tập kéo giãn nhẹ nhàng trước khi ngủ để thư giãn các cơ.
3. Đi bơi 1 đến 2 đêm mỗi tuần hoặc tham gia một lớp thể dục nhịp điệu dưới nước để tăng cường cơ bắp chân của bạn.
4. Tránh đi giày cao gót vào ban ngày.
5. Cân nhắc sử dụng thực phẩm bổ sung có chứa hạt hoặc lá hạt dẻ ngựa (Aesculus hippocastanum). Nó có thể giúp tăng lưu lượng máu đến chân.
Tất nhiên, như với bất kỳ danh sách bất kỳ hướng dẫn sức khỏe nào đều cần phải được đính kèm với một tuyên bố từ chối trách nhiệm hợp lý: Nếu những điều trên không hiệu quả hoặc nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục, bạn nên đến gặp bác sĩ. Bác sĩ cũng có thể sẽ giới thiệu bạn đến các phương pháp điều trị thay thế như châm cứu. Nhưng trong nhiều trường hợp, nếu bạn thường làm theo các phương pháp được mô tả ở trên và chú ý đến việc tự bảo vệ bản thân, bạn có thể không cần đến gặp bác sĩ hoặc châm cứu.
Mộc Lan/ The Epoch Times/trithuc