Con người suốt đời bận rộn bon chen trong cuộc sống, phải vất vả đau khổ vì hai chữ lợi danh nhưng một khi cái chết đã rồi cũng phải buông tay ra đi với hai bàn tay trắng. Chắc chắn khi đọc mẫu chuyện “Ba ý muốn cuối cùng của Alexander Đại Đế” dưới đây chúng ta sẽ thấm thía cái lẽ vô thường mà nhà Phật đã dạy:
Ba ý muốn cuối cùng của Alexander Đại Đế
Đại Đế Alexandre III (-356 -323) (Alexandre le Grand) : gốc Macédoine, học trò của Aristote. Được xem là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi qua đời; ông thường được xem là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.
Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt 3 ý nguyện cuối cùng của mình. Ngài phán rằng:
1 - Quan tài của ngài phải được khiêng đi bởi chính các vị ngự y giỏi nhất của thời đó.
2 - Tất cả các báu vật của ngài (vàng, bạc, châu báu, ...) phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ngài, và ...
3 - Đôi bàn tay của ngài phải được để lắc lư, đong đưa trên không, thò ra khỏi quan tài để cho mọi người đều thấy.
Một vị cận thần của ngài, rất đỗi ngạc nhiên về những ý muốn kỳ lạ này, và đã hỏi ngài Alexander lý do tại sao.
Ngài Alexander đã giải thích như sau:
1 - Ta muốn chính các vị ngự y giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ (là những người tài giỏi nhất) cũng không có tài nào để cứu chữa.
2 - Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng của cải, tài sản mà ta gom góp được ở trên thế gian này, sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian này (một khi ta nhắm mắt xuôi tay từ giã cõi đời).
3 - Ta muốn bàn tay của ta đong đưa trên không, để cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và đến cuối cuộc đời, khi chúng ta đã cạn kiệt kho tàng quý giá nhất là thời gian, thì chúng ta cũng sẽ rời khỏi thế giới với hai bàn tay trắng.
(Nguồn: sưu tầm trên internet)
Một vị đại đế khi chết đã để lại bài học cuộc đời là vô thường, thế mà đời này lại có kẻ lại muốn làm đại đế vì lòng tham lam của cá nhân mình nên đem quân đi xâm lược nước khác gây đau thương, chết chóc cho biết bao người dân vô tội như quý bạn đã xem, đã biết qua các thông tin về cuộc xâm lược Ukraine của Nga . trong hơn 2 tuần vừa qua.
Mời xem
Hình Ảnh Ukraina Trong Cuộc
Chiến Xâm Lược Của Nga-Nhất Hùng
https://photos.app.goo.gl/AdRD9vj2qzVJ9doHA
Khắp nơi đều lên án hành động xâm lược này của Nga và ca ngợi lòng dũng cảm yêu nước
Mời qúy bạn đọc thêm bài giảng Nguyên Nhân Chiến Tranh của Thầy Thích Tánh Tuệ dưới đây
Namo Sakya Muni Buddha
Nguyên Nhân Chiến Tranh
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình. Niết Bàn là mục đích tối cao của tất cả người con Phật, nơi đó được cho là con đường thánh thiện và bình yên nhất. Khi đức Phật còn là một vương tử trẻ Ngài đã từ bỏ con đường mà có thể dẫn đến chiến tranh và xung đột để đi tìm đến con đường hạnh phúc tối cao cho tất cả chúng sinh.
Trong thế giới hiện tại, sở dĩ có chiến tranh và xung đột là do những nguyên nhân sau đây:
1. Tham, Sân, Si
2. Thiếu hiểu biết
3. Kinh tế và Chủ nghĩa vật chất
4. Sự nghèo khổ
5. Cuồng tín
6. Quan điểm chính trị
Theo gương đức Phật người phật tử cần đề cao lối sống đạo đức. Họ không bao giờ làm hại người khác, cướp bóc hay tước đoạt của người khác thứ gì.
Trong Trung Bộ Kinh, Đức Phật dạy có hai nguyên nhân chính gây ra chiến tranh và xung đột đó là tham ái và đam mê khoái lạc giác quan. Xem xét nguyên nhân của những cuộc chiến tranh và xung đột trước đây cũng như hiện tại ta thấy rằng, tham ái và những nhu cầu vật chất chính là những nguyên nhân chính của những cuộc chiến tranh và xung đột đó.
Đức Phật giải thích rằng người nào có khả năng làm chủ các giác quan và loại trừ tham ái thì người đó sẽ không có khuynh hướng đấu tranh hay hay hãm hại kẻ khác. Lời Phật dạy có thể dùng để giải quyết những vấn đề hiện tại một cách vĩnh viễn. Bởi vì Phật giáo giải quyết vấn đề từ căn bản gốc rễ của nó.
Nhà bác học Albert Einstein có nói:
Tôi không biết những loại vũ khí nào sẽ được sử dụng trong Chiến Tranh Thế Giới thứ 3, nhưng Chiến Tranh Thế Giới thứ 4 sẽ được đánh nhau bằng các cây gậy và cục đá. ( “I know not with what weapons World War III will be fought, but World War IV will be fought with sticks and stones.” ) Nghĩa là, chính cái ''trí thông minh'' của loài người sẽ đưa thế giới văn minh này trở về lại trong cái thuở hồng hoang..
Namo Buddhaya
Như Nhiên Thích Tánh Tuệ