Thứ Ba, 29 tháng 3, 2022

Mối nguy hiểm khi tắm đêm (khuya)

See the source image

Sau một ngày dài lao động vất vả, ai cũng muốn được ngâm mình trong bồn tắm, hoặc được đắm mình dưới vòi hoa sen tươi mát để thư giãn và sạch sẽ hơn. Tuy nhiên do đặc thù công việc nhiều người đến tận đêm mới có thời gian đi tắm, lại có những người có thói quen tắm đêm trước khi đi ngủ.

Dù vì lý do gì thì tắm đêm vẫn dễ bị đột quỵ do người tắm bị tai biến mạch máu não, bị nhồi máu cơ tim cấp hoặc lên cơn đau thắt ngực, hậu quả làm nhiều người đã tử vong trước khi đến viện hoặc tử vong tại bệnh viện dù đã được điều trị tích cực. Vậy tắm đêm nguy hiểm như thế nào?, tắm đêm thế nào cho đúng và cách xử lý khi không may đột quỵ?, bài viết của Kiến thức cần biết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Mối nguy hiểm khi tắm đêm

– Tắm đêm làm thay đổi nhiệt độ và trạng thái của cơ thể một cách nhanh chóng khiến các mạch máu co lại, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu lên não, có thể dẫn đến các bệnh về phổi, có thể bị tai biến thậm chí là đột quỵ.

-Ở những người đang suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai, người già yếu nếu tắm đêm dễ bị viêm phổi, nhiễm siêu vi, cảm cúm…

-Tắm đêm sẽ khiến mạch máu não có xu hướng giãn, gây nên hiện tượng nhức đầu, mệt mỏi khi thức dậy.

-Tắm đêm là yếu tố thuận lợi để khởi phát bệnh trên những người đã có sẵn bệnh từ trước như bệnh mạch vành, bệnh máu não.

-Làm kích thích hệ thần kinh thực vật, gây co thắt hầu hết các mạch máu của cơ quan trong cơ thể. Sự co thắt này thường đột ngột, gây rối loạn các cơ quan trong cơ thể.

-Những người huyết áp thấp, khi nhiệt độ nước tắm cao sẽ khiến cho các huyết quản giãn nở, dễ dẫn tới não bộ không cung cấp kịp thời máu cho các cơ quan trong cơ thể, gây cảm giác mệt mỏi, kiệt sức.

-Ở mức độ nhiều và đột ngột hay do cơ thể suy yếu, không có sự điều chỉnh kịp thời sẽ gây ra bệnh lý ở nhiều mức độ khác nhau như toàn thân ớn lạnh, đau đầu, mỏi vai gáy…

Nếu nặng hơn có thể gây sốt, chóng mặt, liệt nửa mặt do tổn thương dây thần kinh VII ngoại biên.

-Ở người có bệnh lý cao huyết áp, tiểu đường nếu tắm đêm dễ bị nhiễm lạnh đột ngột, có thể gây cơn tăng huyết áp, gây đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não.

-Khi bạn bị sốt là lúc cơ thể đang rất yếu, nếu tắm đêm sẽ dễ xảy ra những hậu quả không mong muốn, nguy cơ đột quỵ là rất cao.

-Với những người đang xay rượu nếu tắm đêm cơ thể sẽ gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt, toàn thân bủn rủn, nhức mỏi, nghiêm trọng hơn còn bị hạ đường huyết và dẫn tới tình trạng hôn mê sâu.

Tắm đêm như thế nào để tránh đột quỵ

– Tạo thói quen tắm sớm, tuyệt đối không tắm muộn quá 22h, cần lau khô người và sấy tóc ngay để tránh cơ thể nhiễm lạnh.

– Không tắm khi quá no hoặc quá đói dễ mặc bệnh đường ruột, dạ dày, khi đó chúng ta dễ bị chóng mặt, huyết áp thấp, dễ ngất xỉu khi tắm.

– Tránh dội nước lên người một cách đột ngột mà phải bắt đầu từ hai chân trước, đến 2 tay rồi sau mới đến người và đầu.

– Giành thời gian tập thể dục và tắm nước ấm sau 15 phút.

– Tránh tắm gội ngay sau khi vận động mạnh hay luyện tập với cường độ cao.

– Không nên để cơ thể thay đổi nhiệt độ quá đột ngột, ví dụ: trong môi trường lạnh thì tắm nước quá nóng hoặc mới vận động cơ thể đang nóng thì không nên tắm nước lạnh, thay vào đó bạn nên tắm trong môi trường và nhiệt độ tương thích nhau.

Cách xử lý khi không may bị đột quỵ

Khi không may bị đột quỵ bạn sẽ cảm thấy xuất hiện một trong những biểu hiện như: chóng mặt, buồn nôn, tê hết đầu, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, không thể nâng 2 cánh tay qua đầu cùng một lúc và không thể gọi to người đến cứu.

 Bạn sẽ có khoảng 10 giây trước khi đổ khụy xuống, hãy thật bình tĩnh và ngồi xuống, hít thật sâu và cố gắng ho để các cơ quan hoạt động nhằm cung cấp thêm oxi cho phổi, chuyển động của cơn ho giúp tim đập vài nhịp, bạn cần mặc nhanh quần áo để giữ ấm cho cơ thể và gọi người giúp đỡ.Nếu bạn bị nhẹ có thể uống nước gừng nóng có tác dụng giải trừ cảm rất tốt, theo một số cách chữa của dân gian như cạo gió giúp thông kinh mạch, xông lá hương nhu, tía tô, xả…, ngải cứu với muối hột rang nóng cũng mang lại hiệu quả rất cao.


Thời gian “vàng” khi cấp cứu đột quỵ là 60 phút. Mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng. Do đó người bị đột quỵ cần phải được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều, sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong.

(theo kienthuccanbiet)