Cuộc sống không có gì là tuyệt đối, người biết thức thời mới là kẻ mạnh.
Có một vị học giả xưa tin rằng hạnh phúc của một người được quyết định bởi ý thức của người đó. Phúc đức không phải “từ trên trời rơi xuống” mà đến từ sự tu dưỡng của bản thân.
Số phận không phải do trời định mà do chính chúng ta tự quyết định. Bất cứ ai muốn có được cuộc sống viên mãn thì phải phấn đấu nỗ lực, đấu tranh để giành lấy. Và trước khi bắt đầu phấn đấu, chúng ta cần phải xác lập một khái niệm nhất định để hướng tới.
Như người xưa có câu: “Chỉ khi đạt được sự thống nhất về hành động và tư tưởng thì con người ta mới có thể tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ”. Khi đã đi quá nửa đời người, người ta mới nhận ra 6 đạo lý có thể thay đổi số phận, biết càng sớm thì càng có lợi.
1. Thành công phải đi đôi với đạo đức
Khổng Tử tin rằng một người đàn ông cần phải trau dồi đức hạnh và trau dồi sự nghiệp của mình. Một người, dù có xuất thân như thế nào, thành tích cao đến đâu thì cũng cần phải nâng cao phẩm hạnh của bản thân và chuyên tâm vào sự nghiệp của mình.
Trên thương trường, đạo đức, chữ nghĩa hiếm khi được coi trọng. Trong mắt nhiều người, âm mưu và thủ đoạn là con đường tắt để đi đến được thành công. Nhưng tại thời điểm đó ít ai biết được đó là những thứ hư vinh không thể tồn tại mãi.
Nhân đức của một người, giống như dòng nước, nó mang lại lợi ích cho người khác nhưng cuối cùng sẽ nuôi dưỡng chính bản thân mình. Khi bạn có thể thúc đẩy bản thân và người khác,tạo ra lợi ích cho những người xung quanh thì một khi thành công bạn sẽ cảm thấy thanh thản và phúc khí cũng theo đó mà tăng lên.
2. "Nước trong quá thì không có cá"
Trong đối nhân xử thế, đỉnh cao của khôn ngoan là “nửa hiền, nửa phản”.
Về vấn đề này, nhiều người sẽ thắc mắc chẳng phải đang nói đến việc dù muốn thực hiện một việc gì đi chăng nữa cũng phải để đạo đức lên đầu tiên hay sao? Tại sao chúng ta vẫn cần có sự khôn ngoan của “kẻ tiểu nhân”?
Hãy tưởng tượng, nếu chúng ta gieo lòng tốt của mình cho con sói hung ác, như vậy chẳng phải chúng ta sẽ trở thành những con cừu không biết phân biệt đúng sai hay sao?
Làm người, hãy rèn luyện cho mình bản lĩnh để phân biệt tốt - xấu cũng như từ chối những điều tiêu cực. Trong cuộc sống không có điều gì là tuyệt đối. Để thích nghi và tồn tại, chúng ta cần có cả đạo đức và bản lĩnh.
3. Một nửa sắc sảo một nửa uyển chuyển
Điều khó nhất trong cuộc sống là không được hoang tưởng. Người đời thường hay sống trong những kỳ vọng xa vời nên kết quả đổi lại là khổ cả đời.
Lấy thái độ “nghiêm túc” làm ví dụ. Một số người luôn nghiêm túc trong mọi việc và không biết cách xoay chuyển tình thế. Những người như vậy đặc biệt dễ mắc lỗi và họ cũng bộc lộ rõ sự yếu kém trong cách cư xử với những người xung quan
Làm người, lúc cần sắc sảo thì sắc sảo, lúc cần uyển chuyển thì nên uyển chuyển. Có những công việc cần sự nghiêm túc tuyệt đối vậy chúng ta phải nghiêm túc thực hiện. Và có những điều nhỏ đôi khi khiến chúng ta phân vân đúng sai. Nhưng chỉ cần chúng ta biết cách điều hoà thì mọi việc sẽ vẫn đi theo đúng hướng của nó. Đừng để những điều vụn vặt làm ảnh hướng đến cuộc sống của chính mình.
Trước những biến cố lớn, hãy thận trọng và khôn khéo. Đối mặt với những vấn đề tầm thường, hãy nhắm một mắt. Đây là chính cách sống uyển chuyển.
4. Hãy là một người trầm lặng, bớt phô trương
Khi còn trẻ, người ta chỉ cần đạt được thành tựu nhất định thì sẽ khoe khoang trước mặt người khác. Một số người chọn cách đăng chúng lên mạng xã hội để tất cả bạn bè cùng thấy và bày tỏ sự ngưỡng mộ. Nhận được những lời tán dương từ người khác còn khiến chúng ta vui hơn việc nỗ lực cuối cùng cũng đạt được thành tựu.
Tuy nhiên, khi con người ta trải qua thử thách của cuộc đời, họ sẽ tự nhiên hiểu rằng không nhất thiết phải thể hiện mọi thứ trong cuộc sống, việc khoe khoang chưa chắc sẽ mang lại thể diện.Quá phô trương là cái bẫy vô hình mà nhiều người không ý thức được. Nó có thể gây ra những rắc rối không cần thiết cho chính bản thân chúng ta.
Hạnh phúc phải đến từ trong tâm chứ không thể phụ thuộc vào những lời tán dương ở bên ngoài. Chỉ khi đó, chúng ta mới thực sự sống cuộc đời của mình.
5. Cuộc sống là của chính bạn, không phải của ai khác
"Chúng tôi đã hy vọng rất nhiều vào sự công nhận của thế giới bên ngoài, và cuối cùng chỉ nhận ra rằng thế giới là của riêng chúng tôi và không liên quan gì đến người khác." - Trích "Những lời chứng thực một trăm năm".
Câu nói trên đã phản ánh bản chất của con người. Sống vì con mắt, ý tưởng của người khác chính là nhà giam không thể tháo chạy do bản thân mọi người tạo ra.
Chúng ta thường quên rằng mình cần làm hài lòng bản thân, chứ không phải là làm hài lòng người khác. Thay vì sống vì con mắt của người khác, tốt hơn là hãy sống và theo đuổi của chính mình. Số phận của bản thân nằm gọn trong lòng bàn tay.
6. Sống một cuộc sống bình thường, không quá tham vọng
Có ba bước trưởng thành trong cuộc đời, một là khi bạn nhận ra mình không còn là trung tâm của thế giới; hai là khi bạn nhận ra rằng mình không thể làm được gì dù có cố gắng đến đâu; thứ ba là khi bạn chấp nhận cái bình thường của mình và tận hưởng nó.
Ở tuổi 30, chúng ta thấy rằng mình không còn là trung tâm của thế giới.
Ở tuổi 40, chúng ta thấy mình không thể thay đổi thực tế cuộc sống của mình.
Ở tuổi 50, chúng ta đang dần chấp nhận những sự thật của cuộc sống bình thường
Có thể nói thời gian và cuộc sống đã mài nhẵn các góc cạnh mỗi người chúng ta. Nhưng trên thực tế, đây là một kiểu trưởng thành được mài dũa theo năm tháng
Khi đến một độ tuổi nhất định, chúng ta nên ngừng những suy nghĩ quá tham vọng và ngừng có những ý tưởng viển vông. Đôi khi, chúng ta nên sống ngẫu hứng hơn một chút và tự nhận thức rõ về bản thân. Đây chính là sự may mắn khi mà chúng ta vẫn được sống và làm những điều mà mình yêu thích!
Theo Aboluowang/soha