Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền văn minh, văn hóa lâu đời nhất thế giới, với những nhà hiền triết nổi tiếng đã để lại cho hậu thế kho tàng bài học quý giá về cách đối nhân xử thế. Các bậc hiền nhân thông thái từng răn dạy, đời người nếu muốn sống an yên, hạnh phúc, mọi sự như ý mình, cần khắc cốt ghi tâm bốn lời dạy này.
Bốn lời dạy của cổ nhân cần khắc cốt ghi tâmĐời người cần phải thấu rõ 4 lời dạy này, bằng không cuộc sống mãi lận đận, khó làm nên đại sự.
Không có quả dưa nào tròn, không có người nào hoàn hảo
Mỗi con người được ví như “quả dưa”, trên đời này không có quả dưa nào tròn, cũng giống như con người không có ai hoàn hảo mười phân vẹn mười. Mỗi người là một sợi dây, và chúng ta liên kết với nhau bằng cách bù đắp cho nhau những thiếu sót. Vì vậy, khi làm việc gì, chúng ta phải biết linh hoạt, không được quá cố chấp theo đuổi sự hoàn mỹ, nếu không hại sẽ nhiều hơn lợi.
Có một điểm đen trên một tờ giấy trắng, mọi người đều tập trung nhìn vào điểm đen, nhưng ít người nhìn vào phần trắng. Rõ ràng là màu trắng chiếm đại đa số, tại sao mọi người lại chỉ nhìn thấy những chấm đen? Câu trả lời là chúng ta luôn quá quan tâm đến sự không hoàn hảo.
Chỉ khi chúng ta nhận thức rằng, con người không phải là bậc thánh hiền, cho nên cũng cần phải có những lúc thất bại và phạm phải lỗi lầm, thì khi đó chúng ta mới có cuộc sống bình yên như ý muốn.
Trời không tự nói mình cao, đất không tự nói mình dày
Đối với câu này, cổ nhân khuyên chúng ta nên là một người khiêm tốn. Ngay cả khi bản thân có những kỹ năng hơn người, có giỏi giang đến cách mấy, chúng ta vẫn nên làm mọi việc với tâm thế của một kẻ đang học hỏi từ những người giỏi hơn xung quanh mình. Nếu chỉ mới đạt được một ít thành tựu nhỏ mà đã tự cao, tự đắc, khoe khoang, thì chúng ta dễ bị người khác coi thường.
Người khôn ngoan thật sự luôn biết khiêm nhường, thay vì nói thì thể hiện bằng hành động. Họ xem lời nói quý như vàng, nên mỗi lời nói ra được người đời tôn trọng. Đã là vàng thì luôn lấp lánh nên bạn không cần phải vội vàng thể hiện mình. Ngược lại, người nào càng khoe khoang, khoác lác, càng khiến mình trở nên xấu xí trong mắt người khác.
Không điếc không mù, khó lòng dùng người
Đây là câu nói nổi tiếng trong quan niệm dùng người của vua Càn Long, có nghĩa là: Có một số điều không phải cứ dựa theo quy định mà thực hiện, muốn làm quan cao chức lớn, đôi khi phải giả điếc giả mù coi như không biết, vì muốn dùng người tài thì phải biết khoan dung với khuyết điểm của người đó.
Đời người không phải lúc nào cũng nhất thiết đặt nặng vấn đề mình đang làm, nếu không sẽ rất mệt mỏi, kết quả cuối cùng có thể không như ý. Vì vậy, để giải quyết êm xuôi một số việc, chúng ta nên học cách làm việc một cách khéo léo, linh hoạt. Đôi khi chính vì sự “thờ ơ” của chúng ta mà một vấn đề có thể được giải quyết tốt hơn.
Người nghèo chớ tới lui nhà họ hàng giàu có khinh người
Khi bạn nghèo, không nên đến thăm những nhà họ hàng giàu có quá thường xuyên. Vì những người này sẽ đề phòng và nghĩ rằng chúng ta tới lui là để nhờ vả họ một điều gì đó. Điều này dễ khiến chúng ta bị coi thường và không được tôn trọng. Thay vì dành thời gian tới lui nhà người khác, tốt hơn là bạn nên nỗ lực, tìm cách giải quyết vấn đề của mình, khiến họ phải nể phục bạn.
Những câu nói của người xưa luôn mang những nét triết lý và thông tuệ vì đại đa phần đều là đúc kết kinh nghiệm đúng đắn từ cuộc sống thực tế. Trải qua hàng nghìn năm, những lời dạy cổ nhân vẫn còn tồn tại và áp dụng cho ngày nay. Vì vậy, muốn có cuộc sống hạnh phúc, đời người phải biết thụ đắc bốn lời răn dạy này.
(theo trithuc)