Vũ trụ rộng lớn còn chứa đựng rất nhiều bí ẩn mà các nhà khoa học hiện nay vẫn chưa thể khám phá hết. Không phải đâu xa mà ngay trong hệ Mặt Trời của chúng ta cũng vẫn có rất nhiều điều bí ẩn.
Tia vũ trụ siêu năng lương cao
Tia vũ trụ với bức xạ năng lượng cao mà không giống như những tia bức xạ từ Mặt Trời là một trong những điều bí ẩn các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết được các tia vũ trụ này có nguồn gốc từ đâu, cũng như vì sao chúng lại có năng lượng lớn như vậy.
Trên Trái đất, các nhà khoa học cũng ghi nhận được những tia vũ trụ như vậy chiếu thẳng vào bầu khí quyển của chúng ta. Nhưng nhờ có tấm lá chắn vô hình mà các tia này không làm ảnh hưởng gì đến con người cũng như các thiết bị điện tử trên bề mặt Trái đất. Các tia vũ trụ này mang theo những hạt năng lượng cao nhất mà chúng ta từng thấy trong vũ trụ.
Có giả thuyết cho rằng các tia vũ trụ này đến từ những vụ nổ rất lớn do sự hình thành, sụp đổ hoặc va chạm của các ngôi sao lớn bên ngoài dải Ngân hà. Tuy nhiên theo quan sát thì sự xuất hiện của các tia vũ trụ này không trùng hợp với bất kỳ hiện tượng vũ trụ nào mà chúng ta có thể quan sát
.
Tấm lá chắn vô hình xung quanh Trái đất
Năm 1958, James Van Allen tại đại học Iowa đã phát hiện một cặp vành đai bức xạ xung quanh Trái đất, ở khoảng cách 40.000km so với mặt đất. Các vành đai này chứa các hạt điện tử năng lượng cao và proton. Đây chính là các hạt năng lượng bắn ra từ hoạt động của Mặt Trời, vào những lúc Mặt Trời hoạt động mạnh hay còn gọi là hiện tượng bão Mặt Trời thì số lượng cũng như mức độ năng lượng của các hạt này càng tăng cao.
Các hạt năng lượng cao cùng bức xạ này chính là những kẻ giết người vô hình, không những vậy chúng còn có thể gây ảnh hưởng tới các vệ tinh và hệ thống điện tử trên Trái đất. Tuy nhiên hấu hết chúng đều không thể tiếp cận bề mặt Trái đất, một số hạt năng lượng cao hơn có thể xâm nhập sâu hơn bầu khí quyển, nhưng tất cả đều phải dừng lại ở khoảng cách 11.000km so với mặt đất.
Các nhà khoa học cho rằng có một bức tường vô hình giúp ngăn cản những hạt năng lượng này xâm nhập vào Trái đất. Nó giống như tấm lá chắn năng lượng vô hình trong các bộ phim viễn tưởng như Star Wars. Tuy nhiên vì sao Trái đất lại có một tấm lá chắn như vậy vẫn là điều bí ẩn chưa có lời giải đáp. Nhiều giả thuyết cho rằng từ trường của Trái đất là nguyên nhân các hạt năng lượng cao không thể xâm nhập vào bên trong, tuy nhiên giả thuyết này vẫn vấp phải nhiều ý kiến phản đối.
Hiện tượng bay ngang bất thường
Từ khi con người biết đưa các vệ tinh và tàu vũ trụ vào không gian, các nhà khoa học đã biết tận dụng lực hấp dẫn của các hành tinh giống nhu lực ly tâm để giúp tạo thêm lực đẩy cho những cuộc thám hiểm vũ trụ. Nó gần giống như khi bạn cột một sợi dây vào tảng đá, sau đó quay tròn để ném tảng đá đi xa hơn.
Tuy nhiên trong những lần áp dụng phương pháp này, các nhà khoa học nhận thấy một hiện tượng kỳ lạ. Đó là vận tốc quay của tàu vũ trụ hoặc vệ tinh xung quanh một hành tinh là không ổn định. Nó được gọi là hiện tượng bay ngang bất thường. Trong khi đó, trên lý thuyết thì vận tốc quay phải tăng dần hoặc giảm dần với gia tốc ổn định theo như tính toán của các nhà khoa học.
Còn trong thực tế thì tàu vũ trụ Cassini của NASA được phóng lên quỹ đạo của Trái đất vào năm 1999, lại có lúc tăng tốc và có lúc giảm tốc bất thường khi quay xung quanh Trái đất. Nhiều giả thuyết được đặt ra, trong đó có giả thuyết về vật chất tối còn xót lại trong hệ Mặt Trời. Nó giống như một vùng vật chất dày đặc nhưng không thể quan sát được. Khi tàu vũ trụ đi qua vùng vật chất này nó sẽ bị giảm tốc độ lại giống như một viên đạn đang bay từ môi trường không khí sang môi trường chất lỏng
Vệt đỏ lớn trên sao Mộc
Trong lần đầu tiên quan sát sao Mộc, các nhà khoa học đã phát hiện ra một vệt đỏ lớn bí ẩn có hình tròn trên bầu khí quyển của hành tinh này. Kích thước của nó là đủ để 2 Trái đất chui vào, và nó vẫn tiếp tục di chuyển phía trên bầu khí quyển của sao Mộc. Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể biết được nó là cái gì, nhưng chỉ biết rằng nó đã xuất hiện từ cách đây rất lâu rồi.
Đã có nhiều giả thuyết đặt ra nhằm giải thích xem nó là cái gì, cũng như sự hình thành và vì sao nó lại có kích thước lớn đến như thế cùng màu đỏ như gạch. Trong đó, nhiều nhà khoa học cho rằng đó là một cơn bão khổng lồ, nó được hình thành từ cách đây rất lâu và trên đường đi của mình nó hấp thụ các cơn bão nhỏ khác. Giống như một hố đen mini để tiếp tục tồn tại và lớn dần lên.
Màu đỏ của cơn bão là do các vật chất trên bề mặt của sao Mộc bị hút vào cơn bão. Tuy nhiên có giả thuyết khác cho rằng ánh sáng Mặt Trời phản chiếu cùng với một số hóa chất có trong khí quyển sao Mộc như amoniac và acetylene khiến cho nó có màu đỏ. Hiện tại thì vệt đỏ bí ẩn này vẫn tiếp tục di chuyển và lớn dần lên.
Thời tiết trên mặt trăng Titan của sao Thổ
Titan là Mặt trăng duy nhất của sao Thổ, điều thú vị là nó cũng có các mùa giống như Trái đất. Mỗi mùa trên Titan kéo dài khoảng 7 năm trên Trái đất, đó là vì sao thổ phải mất tới 29 năm để quay xong 1 vòng quanh Mặt Trời. Lần chuyển mùa gần đây nhất trên Titan là vào năm 2009, khi mà Bán cầu Bắc mùa đông chuyển sang mùa xuân và Bán cầu Nam vừa kết thúc mùa hè.
Tuy nhiên vào khoảng tháng 5 năm 2012, trong suốt mùa thu ở Nam bán Cầu của Titan, các nhà khoa học phát hiện hình ảnh của một cơn lốc xoáy cực lớn với đường kính lên đến 300km. Đây là điều không thể xảy ra trong điều kiện ấm áp tại Nam bán Cầu lúc đó.
Trong khi đó, bằng phương pháp phân tích quang phổ, các nhà khoa học phát hiện dấu hiệu của các hạt đông lạnh hydrogen cyanide (HCN) bên trong khi quyển của cơn bão này. Trong khi đó để hình thành được các các hạt đông lạnh HCN này thì nhiệt độ phải thấp hơn 100 độ C so với bình thường. Điều đó có nghĩa là thời tiết trên Titan đã có sự đảo chiều khó hiểu.
Hiện tại các nhà khoa học chưa thể lý giải được bí ẩn này. Cũng không có một giả thuyết nào được đặt ra, vì số lượng các hành tinh có sự phân bố mùa giống Trái đất là rất hiếm. Trong khi đó hiện tượng này cũng vô cùng đặc biệt. Nó khiến các nhà khoa học lo sợ điều tương tự có thể xảy ra đối với Trái đất
.
Sự sống trên hành tinh Ceres
Ceres là một hành tinh lùn có kích thước cỡ bang Texas, là mục tiêu thăm dò của NASA vào tháng 3 sắp tới. Khác với nhiều hành tinh lùn khác trong hệ Mặt Trời của chúng ta, bề mặt của Ceres không chỉ có đất đá khô cằn mà nó còn có rất nhiều băng. Các nhà khoa học còn dự đoán rằng rất có thể có cả một đại dương bên dưới lớp băng trên bề mặt.
Theo những dữ liệu thu thập được, các nhà khoa học ước tính lượng nước chiếm 40% khối lượng của cả hành tinh này. Ngoài Trái đất thì Ceres là hành tinh có lượng nước nhiều nhất trong cả hệ Mặt Trời của chúng ta.
Trong khi để tồn tại sự sống trên một hành tinh cần có 3 yếu tố quan trọng nhất: nguồn năng lượng ,nước và các chất hóa học cơ bản như carbon. Ngoài việc có nước, Ceres là đủ gần với Mặt Trời để nhận được nguồn năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời. Và nó chỉ còn thiếu các chất hóa học cơ bản, mà những vụ va chạm với thiên thạch có thể bù đắp.
Do đó, các nhà khoa học tin rằng hành tinh này giống tới 90% Trái đất vào thời kỳ mới hình thành. Từ đó mà việc nghiên cứu Ceres sẽ mang lại rất nhiều ý nghĩ cho các nhà khoa học, không chỉ tìm được một nơi mà con người có thể sinh sống trong không gian, mà nó còn giúp giải thích sự hình thành của sự sống trên Trái đất, giúp chúng ta hiểu thêm về nguồn gốc của sự sống.
Các điểm tối trên sao Kim
Sao Kim có bầu khí quyển dày đặc, bị che phủ bởi các khí nóng khiến cho các nhà khoa học không thể quan sát được bề mặt của nó. Họ phải sử dụng sóng radar phát qua những đám mây khi nóng này và thu lại sóng phản xạ để từ đó lập mô hình bề mặt của sao Kim, cũng như tính được khoảng cách từ mặt đất đến bầu khí quyển.
Khi mà tàu vũ trụ Magellan của NASA đến thăm dò sao Kim và thực hiện nhiệm vụ này vào 20 năm trước, các nhà khoa học đã phát hiện ra điều bí ẩn không thể giải đáp. Đó chính là những điểm đen trong sóng radar phản xạ từ bề mặt sao Kim, đặc biệt là ở những vùng bề mặt có độ cao lớn thì các điểm đen này xuất hiện càng nhiều hơn. Trong khi đó một điều trái ngược ở Trái đất là những vùng có địa hình cao phải cho sóng phản xạ rõ ràng hơn.
Các nhà khoa học không thể quan sát được có nhưng gì trên bề mặt của sao Kim, vì bầu khí quyển của ngôi sao này giống như một cơn bão cát dày đặc. Các nhà khoa học cho rằng đây là bụi kim loại nặng do quá trình bào mòn bởi những cơn bão khiến chúng bị cuốn vào bầu khí quyển và vẫn mắc kẹt ở đó.
Các khối sáng trong vành đai F của sao Thổ
Vành đai F của sao Thổ là vành đai thiếu ổn định nhất và nó thường xuyên thay đổi, do đó việc quan sát và nghiên cứu vành đai này gặp khá nhiều khó khăn. Một trong những bí ẩn mà các nhà khoa học chưa giải thích được có liên quan đến những khối phát sáng bên trong vành đai này.
Trong khi các vành đai khác có thành phần chính là các khối đá có kích thước lớn, thì vành đai F lại có thành phần là các hạt băng nhỏ như những hạt bụi. Tuy nhiên đôi khi những hạt băng này co cụm lại với nhau và tạo thành những khối băng khổng lồ cỡ một ngọn núi. Và đôi khi hai ngọn núi bằng được hình thành và trong quá trình bay theo quỹ đạo vành đai F chúng va chạm với nhau và gây ra một vụ nổ lớn. Tuy nhiên đó cũng mới chỉ là giải thuyết của các nhà khoa học.
Mặt trăng băng giá Europa của sao Mộc
Các nhà khoa học tuyên bố vào năm 2013, rằng kính viễn vọng Hubble của NASA đa phát hiện một mạch nước ngầm đột nhiên phun trào 200km trên bề mặt của Europa, mặt trăng của sao Mộc. Bỗng nhiên hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh được mở ra, NASA đã phóng một tàu thăm dò lên mặt trăng Europa để xác định cũng như thăm dò sự sống tại đây.
Tuy nhiên tàu thăm dò được phóng đi lại không tìm thấy dấu hiệu của nước ở đây, thậm chí là hơi nước cũng không thể tìm thấy. Sau đó NASA đã lục lại các dữ liệu cũ và chắc chắn rằng đó là dấu hiệu của nước, thậm chí là một cột nước khổng lồ cao 200km. Bí ẩn này cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp, vì NASA vẫn chưa thể gửi tàu thăm dò hạ cánh trên bề mặt của Mặt trăng này, để nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
Khí mêtan trên sao Hỏa
Trong quá trình thăm dò sao Hỏa, các nhà khoa học NASA không phát hiện nhiều khí mêtan trong bầu khí quyển, tuy nhiên đôi khi lại có một sự gia tăng đột ngột của khí mêtan tại đây. Trong khi đó, khoảng 90% khí mêtan trên Trái đất được tạo ra bởi các sinh vật sống. Do đó mà các nhà khoa học rất tò mò không biết rằng khí mêtan trên sao Hỏa có nguồn gốc từ đâu.
Có rất nhiều khả năng có thể xảy ra. Một giả thuyết cho rằng các vi khuẩn đã tạo ra khí mêtan. Một giả thuyết khác lại cho rằng một thiên thạch chứa nhiều chất carbon sau khi đâm vào sao Hỏa đã tạo ra một lượng carbon dồi dào mà kết hợp với hydro dưới sự tác động của tia cực tím Mặt Trời để tạo ra khí mêtan.
Bí ẩn thứ hai mà các nhà khoa học chưa thể lý giải, đó là vì sao khí mêtan trên sao Hỏa không xuất hiện thường xuyên mà đôi khi xuất hiện giống như một vụ phun trào núi lửa. Điều này khiến các nhà khoa học đau đầu, vì sau khi được tạo ra khí mêtan có thể tồn tại ổn định trong khoảng 300 năm.
-------------------
-------------------
Đọc them Các hành tinh của Hệ Mặt Trời
https://www.youtube.com/watch?v=gmrgd5LL-zM