Bệnh tự miễn nhiễm vẫn còn bị giới y khoa chuyên nghiệp cũng như dân chúng hiểu nhầm nhiều và đặc biệt có những triệu chứng mơ hồ làm cho việc định bệnh rất khó khăn. Việc trị liệu thay đổi tùy theo trường hợp
Dưới đây là 7 điếu quan trọng cẩn biềt về bệnh này
1. Các bệnh tự miễn nhiễm vể cơ bản làm cơ thể của một người tự tấn công nó
Chúng ta ai cũng biết hệ miễn nhiễm bao gồm những tế bào và cơ quan có chức năng chống lại các mầm bệnh và những "kẻ xâm nhập" khác từ bên ngoài. Đối với người khoẻ mạnh, cơ thể phân biệt được ngay các tế bào cũa chính nó với các tế bào khác lạ cần tiêu diệt. Trái lại đối với những người bị bệnh tự miễn nhiễm, hệ miễn nhiễm bị trục trặc nên tấn công cả các tế bào bình thường của chính cơ thể. Hậu quả là cơ thễ tự tấn công chính mình gây ảnh hưởng tới mọi chức năng của nó
2. Có hơn 80 loại bệnh tự miễn nhiểm
Điển hình là các bệnh: bệnh Celiac, bệnh Crohn's, bệnh lạc màng trong tử cung (endometriosis), hội chứng Guillain-Barre, cơn ngủ kịch phát ( narcolepsy), bệnh vảy nến (psoriasis) và viêm đa khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis)
Xem: List of Diseases of Autoimmune and Autoimmune-Related Diseases
3. Bệnh tự miễn nhiễm tương đối thông thường
Theo ước tính của Viện National Institutes of Health thì tại Hoa kỳ có khoảng 23 triệu người bị bệnh tự miễn nhiễm , ngang với con số người bị bệnh tiểu đường loại 2. Nhưng Hiệp hội American Autoimmune Related Diseases Association cho rằng số ngưởi bị bệnh tự miễn nhiễm có thễ lên tới gần 50 triệu. Mặt khác những bệnh tự miễn nhiễm đặc trưng có thễ hết sức hiếm; chẳng hạn như số ngưởi bị bênh viêm mạch tự miễn nhiễm (vasculitis) có thể chĩ lên tới 200,000 người hoặc ít hơn.
4. Bệnh tự miễn nhiễm có thễ do di truyền
Có bằng chứng cho thấy các thành viên cũa cùng một gia đình có xu hướng mắc cùng những bệnh tự miễn nhiễm hoặc những bệnh tự miễn nhiễm tuơng tự. Nhưng các gen không phãi là toàn bộ vấn đề. Thật vậy các yếu tố môi trường xung quanh và thậm chí các nhiễm khuẩn cũng giữ một vai trò trong việc kích phát bệnh tự miễn nhiệm ở một người có khuynh hướng di truyền (genetic predisposition) bị bệnh này
5. Bệnh tự miển nhiễm không phải là dị ứng
Các triệu chứng của bệnh tự miễn nhiễm đôi khi bị lầm là cũa phản ứng dị ứng và thậm chí còn gợi ý là dị ứng có thể kích phát bệnh tự miễn mhiễm. Nhưng thật ra hai bệnh này hoàn toàn khác nhau. Một thí dụ rõ ràng nhất là bệnh Celiac. Một người dị ứng với lúa mì và một người bi bệnh Celiac đều được chữa trị như nhau tức là phải kiêng ăn gluten. Thế nhưng cơ thể cũa người bị dị ứng với lúa mì không tự tấn công nó. Do đó người này không có cùng nguy cơ bị tổn thương ruột , bị thiếu dinh dưỡng và bị những bệnh khác liên quan với bệnh Celiac như một vài loại ung thư dày-ruột
6. Bệnh tự miễn nhiễm rất khó chẩn đoán
Vì nhiều bệnh tự miễn nhiễm ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể liên hệ tới nhiều ngành chuyên môn và các triệu chứng lúc có lúc không nên các bệnh này đôi khi có thể khó nhận ra ngay cả đối với các chuyên gia y tế , vì vậy việc chữa trị rất khó khăn. Trong hầu hết các trưởng hợp, bác sĩ không có thể xác định chẩn đoán với một thử nghiệm duy nhất; thế mà với nhiều thử nghiệm thì các kết quả lại đối nghịch nhau. Vì thế không hiếm trường hợp một ngưởi bị bệnh tự miễm nhiễm được chẫn đoán là mắc một bệnh khác vào lúc đầu hoặc được cho biết là các triệu chứng của họ chỉ là do stress
7. Hội chứng mệt mỏi mạn
tính và đau xơ cơ (fibromyalgia) không phải là bệnh tự miển nhiẽm
Cả hai bệnh này được xếp vào loại
bệnh tự miễn nhiễm vì có nhiều triệu chứng chung với bệnh này , thế nhưng về mặt
chuyên môn chúng không phải là bênh tự miễn nhiễm. Vỉ vậy bệnh đau xơ cơ và hội chứng mệt mỏi
kinh niên có thể lại còn ít được các bác sị hiểu biết hơn là bệnh tự miển nhiễm. Tuy nhiên những
người bị đau xơ cơ hay bị mệt mỏi mạn tính có thể cũng có những bệnh liên quan với bệnh tự miễn nhiểm (associated autoimmune
diseases,) Đọc thêm: Frequent Questions about autoimmine diseases
7 Things You Should Know About Autoimmune
Diseases- Sarah Klein- 02/05/2015