Ngắm Xuân này chúng ta lại nhớ đến Xuân xưa xum họp với những người thân trong gia đình ngày cũ. Chúng ta lại nhớ đến những vần thơ tuyệt tác của người xưa với hình ảnh ông đồ “Bày mực tàu giấy đỏ. Bên phố đông người qua” (Vũ Đình Liên), làm cho những người cở tuổi “không còn trẻ nữa” luôn cảm thấy vấn vương với những hình ảnh đẹp của quê hương và mong muốn truyền đạt những tình cảm và hình ảnh đẹp này đến các thế hệ mai sau.
Hoa mai góp mặt qua bài thơ Cáo Tật Thị Chúng (cáo bệnh dạy đệ tử) của Mãn Giác Thiền sư.
Ngài Mãn Giác Thiền Sư đắc đạo vào thời vua Lý Nhân Tôn thế kỷ thứ 11 đã thấy được những cảnh vật trong vũ trụ, tất cả đều là những huyễn tượng không có gì là thường tổn vĩnh cửu. Giống như hoa của mùa Xuân, Xuân hết trăm hoa đều héo rụng, Xuân đến trăm hoa lại đua nở. Đời người cũng như vậy, từ lúc tuổi trẻ, thoan thoát đến tuổi già mà không hay.
Tuy nhiên, đừng tưởng Xuân qua rồi tất cả các hoa đều phải rụng hết mà giữa lúc trời Đông giá lạnh, giữa những cây cối trơ trọi đó, vẫn có một cành mai nở rộ. Ngài Mãn Giác đã ngộ được lý Vô Thường, và Ngài đã thăng hoa trong cuộc sinh hóa của vũ trụ:
Cáo Tật Thị Chúng
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền qúa
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Mãn Giác Thiền Sư
Bài thơ có nhiều bản dịch Việt ngữ khác nhau, trong số đó bản dịch của cụ Ngô Tất Tố được biết đến nhiều nhất, được truyền đọc và trích đăng thường nhất.
Xuân đi trăm hoa rung
Xuân đến trăm hoa cuời
Xuân đến trăm hoa cuời
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai
(Võ Đình và CHTN Nha Trang)
Bốn câu đầu chỉ ra tính chất vô thường là quy luật chung của thế gian - đời người:
"Xuân qua trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa cười.
Trước mặt việc đi mãi.
Trên đầu già đến rồi"
Hai câu cuối: Giác ngộ , cái kết quả viên mãn vượt lên từ quy luật vô thường:
(bài do bạn BáTrần giới thiệu)