Các nhà khoa học Mỹ đã chuyển đổi thành công các tế bào già trên cơ thể người thành tế bào trẻ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nghiên cứu quá trình lão hóa ở con người.
Telomere là “mũ bảo vệ“ ở hai đầu nhiễm sắc thể.
Theo nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Stanford, quá trình làm tăng chiều dài telomere (mũ bảo vệ ở cuối nhiễm sắc thể, tác động đến sự lão hóa và bệnh tật) có thể kéo dài tuổi thọ của con người, mở ra hy vọng mới trong việc chiến đấu với bệnh tật lúc tuổi già.
Phần mũ bảo vệ telomere ngắn hơn sau mỗi lần DNA sao chép. Cuối cùng, nó không còn khả năng bảo vệ DNA tránh khỏi các tổn thương và đột biến, khiến con người già đi. Ở người trẻ tuổi, telomere dài từ 8.000-10.000 phân tử hữu cơ, hay nucleotide.
Các chuyên gia sử dụng công nghệ kéo dài telomere, từ đó chuyển đổi thành công tế bào già trên cơ thể người thành tế bào trẻ.
Nhà nghiên cứu Helen Blau thuộc Đại học Stanford cho biết "Giờ đây chúng tôi đã tìm thấy phương pháp kéo dài telomere của con người thêm 1.000 nucleotide, quay ngược đồng hộ nội bộ trong các tế bào, tương đương với nhiều năm cuộc đời con người". Bà cho biết them là "một ngày nào đó, phương pháp này có thể tác động lên tế bào gốc ở cơ bắp của bệnh nhân mắc bệnh teo cơ Duchenne bằng cách kéo dài telomere của họ. Ngoài ra, nó cũng áp dụng để điều trị tình trạng lão hóa, như bệnh tiểu đường và bệnh tim"