Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Chăm sóc người cao niên theo cách của người Nhật


 Ngành chăm sóc sức khỏe người cao niên của Nhật được trang bị rất nhiều công nghệ tiên tiến và các sản phẩm chất lượng cao giúp hỗ trợ cho cuộc sống của cả người chăm sóc lẫn người được chăm sóc.




Đặc biệt, điều tạo chất lượng sống cao của lớp người này tại đây chính là quan điểm rất tiến bộ và đáng học tập trong chăm sóc người lớn tuổi, nhất là chăm sóc vệ sinh.

Chăm sóc người lớn tuổi theo cách của người Nhật

Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất, với độ tuổi trung bình là 84,6 tuổi. Điều đáng chú ý là sức khỏe của người lớn tuổi tại Nhật khá tốt. Chỉ số “tuổi thọ khỏe mạnh” của Nhật Bản – một chỉ số của WHO dùng để đo số năm mà người ta có khả năng đáp ứng những nhu cầu hằng ngày như ăn, mặc và tự đi vệ sinh (gọi tắt là HALE) – đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu với mức năm trung bình đạt 75 năm. Điều đó có được là nhờ những chính sách an sinh xã hội tốt, chế độ sinh hoạt ăn uống điều độ và cách chăm sóc cho người lớn tuổi rất khoa học.
 
Người Nhật rất coi trọng việc giúp người lớn tuổi tự chủ trong chăm sóc bản thân, ngay cả khi trở nên già yếu và đau bệnh. Người lớn tuổi được khuyến khích tự chủ trong sinh hoạt tùy theo khả năng, nhất là trong việc vệ sinh cá nhân vì việc này gắn liền với lòng tự tôn của người bệnh. Từ trạng thái độc lập nay trở nên già yếu và phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác, người cao niên không khỏi thấy tự ti, mặc cảm và thậm chí mất đi cả động lực sống. Vì vậy, khi người cao niên bớt phụ thuộc, nghĩa là họ đã gần thêm một bước trở lại cuộc sống tự chủ trước kia và thêm tự tin vui sống. 

Chính vì vậy, người bệnh được khuyến khích tự mặc tã và tập đi vệ sinh nếu có thể tự đi lại hoặc ngay cả khi cần một chút trợ giúp. Để việc chăm sóc cá nhân dễ dàng hơn, người dùng được khuyến khích mặc tã quần. Do tã quần có thiết kế như quần lót, người dùng có thể dễ dàng mặc hoặc thay tã, và dễ dàng đi vệ sinh trong toilet thay vì vệ sinh tại giường. Việc tự chăm sóc như vậy giống như những bài tập nhỏ giúp người bệnh từng bước hồi phục và dần làm chủ cuộc sống trở lại. 

Trong khi đó, những người bị hạn chế khả năng đi lại được khuyên được sử dụng tã dán. Dòng tã này được thiết kế để thuận tiện cho người chăm sóc khi thay cho người dùng trong tư thế nằm. Với những bệnh nhân nằm lâu, nguy cơ bị loét tì đè rất cao, do vậy việc tập luyện càng quan trọng hơn. Xoay trở cơ thể cho người bệnh khoảng 1-2 tiếng một lần, kết hợp tập luyện phục hồi và sử dụng các loại tã thoáng khí chính là các biện pháp hữu hiệu để chống loét tì đè và đem đến cơ hội phục hồi khả năng đi lại cho người bệnh.
 
Chất lượng chăm sóc xuất phát từ kiến thức và tư tưởng của người chăm bệnh

Việc lựa chọn sản phẩm phù hợp cho người bệnh cũng góp phần quan trọng, và đôi khi quyết định thành công trong việc nâng cao sức khỏe và chất lượng sống của người cao niên. . Người nhà bệnh nhân có thể lựa chọn tã quần, tã dán tùy theo khả năng đi lại, hoặc sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ như miếng lót bổ sung giúp thay thường xuyên và giữ vệ sinh, hoặc tấm đệm lót để giúp bảo vệ giường bệnh xe lăn.

Tham khảo hướng dẫn lựa chọn sản phẩm của Caryn Lifree – theo mô hình từ Nhật Bản

Và điều quan trọng hơn nữa là người nhà bệnh nhân phải trang bị kiến thức chăm sóc đúng đắn cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy hiểu và cảm thông cho cảm giác tự ti và buồn chán của người bệnh. Hãy động viên tinh thần để cho họ tin tưởng và lạc quan về khả năng phục hồi. Và hãy khuyến khích người bệnh tập luyện và trở nên chủ động hơn trong cuộc sống để dần nâng cao sức khỏe, hướng tới phục hồi các chức năng của cơ thể. 

Bích Ngọc (Caryn Lifree, Webtretho) theo DoanhNghiepOdessa