5 chất bổ
sung giúp cho sự tìêu hóa
1. Chất sơ bổ sung (Fiber
supplements)
Chất sơ trong chế độ ăn uống l àm cho phân mềm để có
thể di chuyển dễ dàng qua ruột. Khi bạn không
ăn đủ chất sơ thì phân sẽ cứng lại và khó đi qua ruột nên gây táo bón
Hiệp hội Dinh dưởng Hoa kỳ khuyên chúng ta nên
tiêu thụ từ 20 tới 35 gram chất sơ mổi ngày, nhưng phần lớn người Mỷ chỉ dung nạp
từ 5 tới 14 gram mà thôi . Muốn tăng thêm lượng chất sơ dung nạp chúng ta nên ăn
nhiều trái cây, rau và các ngũ cốc nguyên hạt . Nếu không thì chúng ta phải uống
thêm chất sơ bổ sung (fiber supplements) cùng với nước, chất sơ này sẽ hấp thu
nước
trong ruột và làm cho phân mềm ra
2.
Probiotics
Probiotics là những vi khuẩn có lợi tương tự như các vi khuẩn lành mạnh có tự nhiên trong
ruột. Các probiotics bổ sung được sử
dụng cho nhiều vấn đề dạ dày-ruột, bao gốm tiêu chảy, hội chứng ruột dễ bị kích thích (irritable bowel syndrome)
và bệnh viêm ruột. Các probiotics bổ sung này có thể giúp chúng ta theo nhiều
cách. Thật vậy chúng sản xuất những chất
có khả năng quét sạch hay giới hạn sự tăng trưởng của các vi khuẩn có
hại và chúng có thể tăng cường đáp ứng miễn nhiễm của cơ thể để chống lại nhiễm khuẩn
. Các probiotics thông dung nhất tại Hoa
kỳ là Lactobacillus và Bifidobacterium.
3.
Thuốc trợ tiêu hóa
Một số thực phẩm như đậu hay rau tạo hơi khi ăn
vào nên ch úng ta cần uống Beano hay
sản ph ẩm tương tự để ngăn chặn. Beano có
chứa enzim alpha- galactosidase , chất này
tiêu hoá đường có trong đậu và nhiều loại
rau gây ra cho ta cảm giác đầy hơi khi chúng ta ăn các thực phẩm n
ói tr ên
4. Lactase
Lactase--được bán đưới dạng thuốc viên hay
thuốc nước—là một enzim có khả năng “phá vỡ”
lactose, một chất đường có trong sữa và các sản phẩm sữa. Nếu bạn không
khoan dung được lactose thì đó là v ì cơ thể bạn thiếu lactase nên bạn cần uống
thêm enzim này khi tiêu thụ nhửng thực phẫm có chứa lactose. Trước khi uống
lactase bổ sung bạn cần tham khảo với
bác sĩ
5.
Thuốckháng acid (Antacids)
Tuy các chất kháng acid không chữa được chứng
ợ nóng (heartburn) nhưng chúng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng. Phẩn lớn
các chất kháng acid có chứa magnesium, calcium hay aluminium, cùng với những
ion hydroxide hay bicarbonate để trung
hoà “cơn bão” acid đang ủ trong dạ dày. Nếu bạn phài dùng các chất kháng acid
này quá hai tuần lễ thì bạn phải gặp bác sĩ, vì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh
nghiêm trọng hơn như bệnh hồi lưu dạ dày-thực qu ản ( GERD-gstroesophageal refux
disease).
1.Thể dục ưa khí (Aerobic Exercise)
Bạn nên
tập thễ dục ưa khí tử 20 tới 30 phút mỗi ngày. Điều này đặc biệt hữu ích
khi bạn bị táo bón. Các hoạt động ưa khí gồm có đi bộ nhanh, đạp xe đap, chơi
tennis, bơi lội , chạy bộ (jogging)—tóm lại tất cả những hoạt động làm tăng
nhịp đập của tim và làm bạn đổ mồ hôi
2. Yoga
Căng thẳng tâm thần (stress) làm cho hội chứng ruột dễ kích
thích(IBS=irritable bowel syndroms) và táo bón nặng thêm. Tập thễ dục đều đặn
giúp giảm bớt stress.Yoga là một cách hữu hiệu để
giúp thư dản và xử lý stress trong cuỗc
sống
3. Sit
ups
Tập sit ups theo chỉ dẩn sau đây http://www.wikihow.com/Do-Sit-Ups. Phép tập này giúp
ngăn ngừa bụng phình to vì đầy hơi
4. Pelvic Floor Exercises
Môn tập này rất hữu ích khi bạn
có vấn để về kiểm soát ruột còn đ
ược biết là đại tiện mất chủ động (fecal incontinence),
Khi nào cần
đi gặp bác sĩ
Táo bón (constipation) rất thông thường đặc biệt là tại Hoa kỳ. Người
dân Mỹ tiêu thụ nhiều thực phẫm chế biến mà lại ít vận động nên có một mô hình ruột bất thường (irregular bowel pattern) . Tương tự như thế, tiêu chảy cũng thường xẩy ra do những thực phẩm giàu fructose, chất sơ hoặc nhiễm khuẩn nơi dạ dày. Tuy nhiên nếu phân có máu, giảm
cân, mệt mỏi và/hay bị sốt cùng với những triệu chứng dạ dày-ruột thì bạn c ần phải gặp bác sĩ đễ chẩn
đoán bệnh
Ngoài ra nhiều người có những triệu chứng liên quan tới hồi lưu acid (acid reflux) như
ợ nóng, đau ngực, và ợ mửa (regurgitation).
Cũng như các bệnh về tiêu hóa khác, các triệu
chứng hồi lưu acid có thể giảm nếu thay đổi nếp sống. Thường
ra bệnh nhân được khuyên là nên giảm cân và tránh các thức ăn cay, không ăn
snack quá trễ vào tối, và tránh ăn quá độ. Các thuốc bán tự do có thể làm nhẹ các triệu chứng, nhưng nếu các triệu chứng này không
dứt thì cần gặp bác sĩ để làm thử nghiệm định bệnh
Khi gặp bác sĩ bạn cần cho bác sũ biết rõ ràng về các
trìêu chứng mà bạn có để giúp bác sĩ trong việc định bệnh. Bạn nên suy nghĩ xem những thành phần nào trong
nếp sống cũa bạn có thể gây ra bệnh, vì nhiều khi thay đổi nếp sống có thể giúp rất nhiều cho việc trị liệu các vấn đề về tiêu
hóa
Bạn cũng nên chuẫn bị những câu hỏi để đặt với bác sĩ như: Nguyên nhân gì có thễ gây ra các triệu
chứng bạn có ; Bệnh có thể chữa bằng thuốc hay thay đổi nếp sống; Có cần phải
làm thử nghiêm gì thêm không; Có phài là bệnh
di truyền không ; Liệu có phải thay đổi chế độ ăn uống hay không;Tôi có thễ chờ đợi gì ở việc trị liệu; Làm sao ngăn ngừa
các triêu chứng tái phát....
.