1- Chiếc giày chân phải.
Đàn ông nếu biết kỹ quá khứ của vợ thì đau
đầu lắm. Còn đàn bà, nếu biết hơi nhiều về hiện tại của chồng thì đau tim lắm.
Nhưng đã trót biết rồi mà ứng xử được như bà vợ này, thì thật là cao thủ.
18 giờ, chị gọi điện thoại đến Công ty của
chồng, chú bảo vệ nói rằng: “sếp vừa đi ăn tối ở nhà hàng”. Linh tính cho chị
biết đó là… nhà nàng chứ không phải nhà hàng.
20 giờ, sau khi cho các con ăn xong, chị
phi xe máy đến nhà nàng. Ô tô của sếp đang đỗ ở trong sân. Linh tính đã không
đánh lừa chị. Có cái gì đó rất nóng, trào lên nơi cuống họng nhưng chị đã kịp
nuốt khan nó vào. Không ấn chuông, không đập cửa, cũng không gào thét, chị cởi
chiếc giày bên chân phải của mình, treo vào phía trong cánh cửa sắt, rồi phóng
xe về nhà, giúp các con ôn bài.
Gần 23 giờ đêm, sếp mới chỉnh trang lại y phục, chải lại mái tóc
bị vò rối bù và ra về. Nàng ra mở cửa cho sếp trong bộ váy áo ngủ mỏng tanh đầy
quyến rũ, và giật mình khi nhìn thấy một chiếc giày treo trong khung cửa sắt.
“Sao
lại có một chiếc giày ở đây? Một chiếc giày chân phải rất đẹp”.
“Thôi,
em vào ngủ đi. Cho dù đẹp, nhưng một chiếc giày thì cũng chẳng làm được việc
gì”.
Trên
đường về nhà, sếp cứ nghĩ vẩn vơ về chiếc giày đó, nó là của ai? Và vì sao nó
được treo ở đó? Sếp đánh ô tô vào gara, mở cổng rất khẽ. Có một chiếc giày chân
trái của phụ nữ đặt ngay ngắn trên bậc cửa. Sếp đứng như trời trồng trước chiếc
giày đó chừng 2 phút. Sau đó sếp vào phòng ngủ riêng, vì sếp không muốn nghe vợ
cằn nhằn, khóc lóc. Nhưng sếp trằn trọc mãi không sao ngủ được. Sẽ có giông bão
trong căn nhà này. Sẽ là nước mắt, tiếng la hét và một lá đơn ly hôn. Rồi hai
đứa nhỏ sẽ chán đời, đi bụi và hư hỏng… Đó là tấn bi kịch đáng sợ nhất.
Nhưng sáng hôm sau, mọi việc vẫn diễn ra
bình thường. Bát phở gầu bò thơm ngào ngạt, vẫn được để ngay ngắn trên bàn,
cùng với mấy dòng chữ của vợ: “Em đưa các con đến trường. Anh ăn sáng rồi đi
làm. Hôm nay trời u ám nên anh phải mặc bộ vét màu sáng, thắt cà vạt màu sáng.
Em đã là kỹ, treo trong tủ”.
Sếp gọi
điện thoại cho nàng: “Chiếc giày chân phải kia là của vợ anh. Đừng vứt đi nhé”.
Giọng nàng đầu dây bên kia nghe hơi hoảng hốt: “Trời ạ! Anh muốn làm sao thì
làm, chứ nếu chị ấy đến nhà em làm ầm lên, thì em không sống nổi đâu. Chiều anh
tạt qua lấy chiếc giày về”.
Nhiều ngày trôi qua mà giông bão không nổi
lên, thái độ của vợ sếp vẫn bình thản. Song một chiếc giày trên bậc cửa, cứ
nhắc sếp về sự lẻ loi và tội lỗi của một người. Rồi một buổi chiều, sếp lấy hết
can đảm, lôi chiếc giày bên phải trong cốp xe ra, đặt ngay ngắn bên chiếc giày
chân trái của vợ. Chị đi làm về, đứng sững trước bậc cửa mấy giây, rồi chạy
vào, ôm ghì lấy chồng mà thì thầm: “Ôi! Chiếc giày chân phải của em!” Sếp cũng
thì thầm bên tai vợ: “Anh xin lỗi em – nghìn lần xin lỗi!” (bài do bạn QúyVũ giới thiệu)
2- Câu chuyện rùa biển trả
ơn cứu mạng
Tại Keelung, Đài Loan
có một cửa hàng với cái tên là “Ngộ Duyên Hào”. Ông chủ Lâm vốn là một người
rất tử tế, xung quanh khu vực ông sống có rất nhiều những cư dân đánh cá hay
kiếm sống quanh đó.
Một ngày, ngư dân dùng lưới bắt được một con
rùa lớn, đúng lúc khi họ chuẩn bị giết làm thịt bán thì ông Lâm đi ngang qua,
và thấy một đám đông vây quanh con rùa chuẩn bị giết nó, nhìn thấy cảnh tượng
con rùa không ngừng vươn cổ cúi đầu lậy người xung quanh, hai mắt của chú rùa
đầy nước mắt, dường như cầu cứu mọi người. Ông Lâm đã xuất tâm từ bi, không
tiếc bỏ ra một số tiền lớn để mua con rùa, đồng thời nhờ mọi người giúp đưa nó
trở lại biển để phóng sinh.
Do lo lắng rằng ai đó
sẽ lại bắt lấy nó và giết, vì vậy ông đã viết lên mai của rùa 5 chữ là “Gặp
duyên số phóng sinh”, thông qua đó hy vọng rằng người sau sẽ từ bi, khai ân cho
nó được sống tự do, đừng tùy ý giết hại nó. Sau khi viết xong họ liền đưa chú
rùa ra biển phóng sinh, rất nhiều người dân tại bãi biển lúc đó đều nhìn thấy
con rùa khổng lồ nổi lên, không ngừng liên tục khấu đầu tạ ơn ông Lâm. Mọi
người chứng kiến cảnh tượng đó đều cảm thấy rất cảm động. Vì vậy, họ cũng tự
hứa với nhau, nếu sau này gặp phải một con rùa lớn như vậy, thì họ sẽ không
bắt, không giết và cũng không ăn.
Với khẩu hiệu và
phương châm “3 không” này, cho đến hôm nay nó vẫn còn được lưu giữ ở khu vực
này. Sự việc đã trôi qua 16 năm, cậu con trai thứ hai của ông Lâm đã được nhận
vào trường thương nghiệp tại Đài Bắc, trong dịp nghỉ lễ cậu tranh thủ về thăm
nhà. Lần đó, khi đang trong chuyến hành trình trở về, do thuyền đi ngược dòng
biển, thật không may con tàu bị mắc cạn và chìm. Hơn 100 hành khách trên tàu,
thì có tới 90 người bị dòng nước nhấn chìm. Tại thời điểm này, con thuyền tràn
đầy tiếng la hét cứu mạng, thực sự đinh tai nhức óc.
Con trai ông Lâm mặc dù biết bơi, nhưng do
sóng biển quá lớn, anh gần như bị nhấn chìm, cố gắng nỗ lực cuối cùng để sống
sót trên biển. Đột nhiên anh cảm thấy cơ thể mình như được đẩy lên bởi một vật
giống như chiếc bàn tròn lớn, nhìn kỹ, thì hóa ra anh đang nằm trên lưng một
con rùa, sau đó nhìn kĩ hơn, anh thấy miệng của con rùa to giống như một chậu
rửa mặt. Anh chợt hoảng sợ, nghĩ rằng chẳng lẽ mình sẽ phải chôn thân trong
bụng con rùa này Vì vậy, anh định quay người nhảy xuống dòng nước, nhưng do lúc
đó đã quá đuối sức, không còn sức lực nào để mà tranh đấu tiếp nữa. Sau đó,
không biết đã qua một khoảng thời gian bao lâu, khi quay lưng lại, đột nhiên
anh nhìn thấy trên lưng con rùa viết đúng 5 chữ “gặp duyên số phóng sinh”. Anh
mới biết rằng, con rùa biển này chính là con rùa mà cha anh đã từng cứu mạng.
Đột nhiên, tâm trạng
của anh bỗng chuyển từ đau thương, sợ hãi thành niềm vui vô hạn cùng sự an ủi,
hóa ra chú rùa chính là đến cứu mình. Vì vậy, anh đã ôm con rùa biển, để cho
con rùa mang mình đi, trong miệng liên tụng niệm Phật hiệu và cầu nguyện. Con
rùa rất thoải mái khuấy động bốn chân, giống như đang chèo thuyền, cố gắng
chống chọi lại với sóng to gió lớn để đưa anh lên bờ, khi vẫn còn chưa lên đến
bờ, anh liền nhảy xuống vùng nước nông. Con trai ông Lâm liền hợp thập cảm tạ
ơn cứu mạng của con rùa. Con rùa cũng vương cổ lên, gật gật đầu, giống như trả lễ
lại, hơn nữa còn mở miệng cố nói gì đó, phát ra âm thanh, có vẻ như rất vui vẻ
hạnh phúc chúc mừng, sau đó mới quay đầu và bơi đi, người dân trên bờ đều lo
lắng vội tới chúc mừng.
Trong vụ đắm tàu lần này, chỉ có vài chục hành khách
còn sống sót, sau cuộc điều tra mọi người phát hiện ra hóa ra họ thực sự đều là
những người con hiếu thảo, những người phụ nữ đức hạnh, và thường ngày hay làm
những việc thiện, chúng ta có thể nhìn thấy ông Trời đều đang ban phúc lành bảo
hộ cho những người lương thiện, nhân từ và tốt bụng. Những người dân địa phương
khi biết về sự việc đều rất xúc động, đồng thời từ đó họ luôn vui vẻ hành
thiện, ban đầu đã có một nhà chiêm tinh xem mệnh cho ông Lâm và nói rằng ông
chỉ có thể sống tới năm 70 tuổi, nhưng ông Lâm đã sống tới 88 tuổi, hơn nữa
không hề có bệnh nào hết và có được một kết thúc có hậu.
Quan hệ nhân quả một
chút cũng không sai chệch, trong biển trời rộng lớn này, làm sao chú rùa biển
lại có thể biết được sắp có hải nạn? Và cũng làm thế nào mà nó biết được người
con trai thứ 2 của ân nhân mình ngày hôm nay sẽ bị gặp nạn trên biển? Họ đều
chưa bao giờ gặp nhau, vậy thì làm thế nào con rùa lại có thể tìm thấy anh ấy
trên biển cả, và lại còn có thể chở anh ta trên người? Nếu như chúng ta dùng
nguồn nhân lực để tìm,cũng không nhất định là sẽ có thể thành công tìm thấy anh
ấy đúng không! Điều này nếu dùng thuyết Duy vật biện chứng thì không cách nào
lý giải được. Linh tính của chúng sinh cùng với Phật tính thực sự đáng kinh
ngạc! Rùa cũng biết tri ân, cũng biết đền ơn đáp nghĩa, không ngại sóng to gió
lớn mạo hiểm tính mạng mà đưa con trai của ân nhân an toàn trở về nhà, quả thực
tinh thần này, nhân loại cũng không nhất định là có. Giá trị như vậy thật đáng
để vinh danh ! Hiện nay có nhiều người cũng muốn phóng sinh, làm việc tốt với
suy nghĩ đó là hành thiện sẽ có phúc báo. Cũng có người đi xem bói, thầy bói
cho rằng trong năm có hạn cần phải hành thiện như phóng sinh thì mới tai qua
nạn khỏi được.
Thực ra làm việc
thiện hay không là ở người đó có thiện tâm hay không, nhiều người phóng sinh
với suy nghĩ sẽ được phúc báo hay làm theo lời thầy bói để tai qua nạn khỏi, đó
là hoàn toàn xuất phát từ tư tâm, vì bản thân mình, đó không phải thiện tâm,
người có thiện tâm thực sự là vì muốn điều tốt cho các con vật mà phóng sinh
cho chúng. Khi một người có thiện tâm thì không chỉ phóng sinh mà mỗi hành vi
lời nói hay suy nghĩ đều là có thiện ở đó rồi.
Bài thơ phỏng
dịch
The World's Best Wife
NGƯỜI VỢ SỐ MỘT THẾ GIỚI
Một
triệu phú người Tân Gia Ba
Rất ư
là hào hoa, phong nhã
Có
gia đình, bà vợ còn trẻ,
Và
nhan sắc tuyệt mỹ vô song.
Nhưng
mà ông vẫn chưa hài lòng
Lại
kiếm bồ Hồng Kông hú hí.
Ông
mua, để cho cô bồ nhí
Ở
ngôi nhà bờ bể thật xinh.
(Nhưng
nhà ấy ông vẫn đứng tên)
Giá
đúng bẩy trăm ngàn đô chẵn.
Ngoài
ra cô bồ nhí được tặng
Năm
ngàn đô mỗi tháng tiêu chơi.
Cuộc
tình lẻ cứ thế khơi khơi
Kéo
dài năm năm trời mới dứt.
Tàn
cuộc, ông bán nhà lập tức
Lúc
giá tăng đến mức kinh hoàng
Bán
được ba triệu tám trăm ngàn.
Tính
ra sau năm năm..."dzui dzẻ"
"Ăn
phở" đều đều bên cô bồ nhí,
Trừ
đi mọi chi phí linh tinh
Ông lời
hai triệu tám, thật ngon.
(Kể
như cô tình nhân...miễn phí!)
Nhưng
bí mật rồi cũng bị lộ.
Chuộc
lỗi, ông đưa vợ toàn phần
Số tiền
hai triệu tám trăm ngàn.
Nhưng
bà vợ vẫn không nguôi giận
Mắt
long lên, xương quai hàm bạnh,
Bà
hét: "Đồ Trời đánh, Thánh đâm!
Ông
thật là một kẻ ngu đần!
Con lừa
còn khôn hơn ông đó!
Sao
ông chỉ có một vợ bé?
Giá
ba, hay bốn đứa... Trời ơi!
Thì
hôm nay mình giầu to rồi!
Rõ thật
là đồ tồi! Ngốc nghếch!"
CHẨM TÁ NHÂN (phóng tác) 11/22/2014 (bài do bạn BáTrần giới thiệu)
4. Life is so fast!
Cuộc đời qua nét vẽ
của Hoa Sĩ Stonehouse : Sao mà nhanh , mà buồn thế Chỉ một thoáng đã thành
Thiếu Phụ, rồi một Lão Bà đôi mắt ngước lên Trời cầu nguyên