Ợ
nóng (heartburn/ pyrosis, cardialgia or acid indigestion) là cảm giác nóng bỏng
trong ngực, ngay ở sau xương ngực (breastbone) hay ở vùng thượng vị tức phần
bụng giữa phiá trên (epigastrium). Cơn đau thường hay xẩy ra ở ngực và có thể tỏa
lên cổ, họng hay góc xương hàm
Ợ nóng (heartburn) xẩy ra khi dich vị
(stomach juice) chảy ngược lên thực quản--tức là ống dẫn đồ ăn xuống dạ dày. Phần
đông chúng ta ai cũng đôi khi bị ợ nóng, nhựng có những người thường xuyên hay
bị như vậy.
Trong trường hợp ợ nóng thuờng xuyên (
frequent heartburn) xẩy ra thì bệnh nhân cần phải gặp bác sĩ. Ợ nóng có thể gây
những vấn đề nghiêm trọng và có thể là một triệu chứng của một chứng bệnh nghiêm trọng hơn gọi là bệnh hồi lưu dạdày --ruột
(gastrointestinal reflux disease) hay gọi tắt là bệnh hồi lưu (reflux). Dưới đây là những lý
do khác nhau khiến chúng ta cần quan tâm khi bị ợ nóng thường xuyên (frequent heartburn):
1- Kém dinh dưỡng
Một vài thực phẩm, thậm chí cả những thực
phẩm lành mạnh—cũng có thễ gây ợ nóng. Các trái cây acid như các trái cây họ
cam quít hay các nước ép cam hoặc bưởi có tính chất acid cao. Nếu bạn tránh
dùng các thứ này để không bị ợ nóng thì bạn có thể sẽ bị thiếu vitamin C và
nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác [ cần đuợc bác sĩ xác định]
Những thực phẫm khác gây ợ nóng là các thưc
phẩm có nhiều chất béo, cà-phê, các đồ uống có caffeine, peppermint, hành và xô-cô-la
2. Rối loạn
giấc ngủ
Bình thường, một van gọi là cơ thắt phần dưới
thực quản (lower esophageal sphincter- LES) giữ dịch vị ở lại trong dạ dày. Nhưng
ban đêm khi bạn nằm--đặc biệt là sau khi ăn--dịch vị có thễ rò rỉ qua LES; điều
này có thể gây ợ nóng làm cho bạn tỉnh giấc. Thậm chí nếu acid lên tận cuống họng
bạn có thể bị cơn ho hay nghẹt thở đánh thức giậy.Hầu hết những ai bị ợ nóng
ban ngày thỉ cũng bị ợ nóng ban đêm.
Muốn ngăn ngừa ợ nóng, bạn cần bớt ăn vào bữa
tối và ngưng ăn ít nhất ba tiếng trước khi đi ngủ, nâng cao đầu giường và khi
ngủ nằm nghiêng về phía tay trái
3. Tổn thương thực quản
Khi ợ nóng xẩy ra, dịch vị tràn ngược lên thực
quản --tức là ống dẫn thức ăn từ họng xuống dạ dày. Ợ nóng xẫy ra thường xuyên
có thễ làm tỗn thương lờp trong của thực quản và dẫn đến bệnh viêm thực quản (eosophagitis).
Với thời gian thực quản có thễ bị loét hay bị xẹo. Loại tỗn thương này có thễ
gia tăng rủi ro bị ung thư thực quản—đây lại là một lý do khác đễ bạn cần cho
bác sĩ hay khi bị ợ nóng thường xuyên.
Nên biết là hiện nay có thuốc ngăn ngừa viêm
thực quản
4. Nuốt khó và đau họng
Nếu dịch vị tràn lên đầu trên của thực quản
thì nó sẽ đạt tới phía sau họng gây ra chứng bệnh gọi là hồi lưu thanh quản-hầu
(laryngopharymgeal reflux- LPR). Ngoài ợ nóng, bạn có thể cảm thấy triệu chứng
có u trong họng hoặc đau họng. Bạn có thể luôn luôn có nhu cầu phài đẳng hắng (
clear the throat) hoặc có khó khăn khi
nuốt.
Thay đổi nếp sống thông thường có thễ chữa khỏi
LPR. Bạn phải theo một chế độ ăn uống đặc biệt gọi là “bland diet” (*)
và ngưng ăn ba tiếng trước khi đi ngủ. Nếu
quá mập thì bạn cần giảm cân vì như thể sẽ giảm bớt áp lực lên dạ dày. Ngoài ra bạn nên tránh caffeine,rượu và thuốc lá
5. Khàn giọng
Ợ nóng
là do dịch vị tràn ngược lên thực quàn. Với hồi lưu thanh quản-hầu (LPR)
dịch vị lên tới tận họng , và có thễ tràn ra và chảy xuống thanh quản (larynx).
Điều này có thễ gây xưng và kích thích thanh quản dẫn đến bệnh viêm thanh quản
(laryngitis). Các dây thanh âm (vocal cords) sẽ xưng phồng lên làm cho giọng
nói bị khàn.
Khàn giọng là một triệu chứng khác của LPR. Thay đổi nếp sống thưòng ra có
thể đảo ngược lại nguyên nhân này của khàn giọng
6. Hư răng
Khi hồi lưu lên tới tận miệng thì nó có thể gây
ra hôi miệng và làm hư men răng. Hôi
miệng không nguy hiểm nhưng mất men răng bao bọc răng thì có. Acid từ dạ dày trào lên có thể ăn mòn men răng
đặc biệt là khi bạn đang ngủ. Bình thường nước bọt trong mồm che chở cho răng,
nhưng ban đêm khi bạn ngủ cơ thể xản xuât ít nước bọt. Và khi bạn nằm phẳng
ngang thì càng có nhiều acid từ da dày tràn lên miệng.
Nếu thường xuyên bị ợ nóng, bạn nên yêu cầu nha sĩ kiểm tra men răng
7. Bệnh phổi
Nhiều loại bệnh phổi được xác nhận có liên hệ
với hồi lưu acid. Chẳng hạn như viêm phổi sặc (aspiration pneumonia) xẩy ra khi
dịch vị đi theo dây thanh âm( vocal cords) và vào trong phổi.
Ho mạn tính (chronic cough) cũng có thể do hồi
lưu mà ra. Các chuyên gia ước tính là hồi lưu acid là nguyên nhân gây ra ho mạn
tính trong số 40 phần trăm các trường hợp.
Hồi lưu cũng được xác định có liên hệ với bệnh
hen (asthma) và bệnh xơ hoá phổi tự phát ( idiopathic pulmonary fibrosis -IPF).
Nếu bạn có những triệu chứng về phổi như thở
khò khè, ho hay khó thở thỉ bạn hãy liên lạc với bác sĩ và đồng thởi cho bác sĩ
biết bạn có những triệu chứng của ợ nóng
hay hồiilưu hay không . Lý do là vì cả hai triệu chứng này có thễ liên quan với
nhau.