Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2024

11 Thói quen không tốt cho sức khỏe

1. Nhịn đi tiểu(Holding your pee)

Nhịn tiểu 

Khi mót tiểu bạn nên đi liền! Giữ nước tiểu quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.

Bác sĩ Grant Fowler--- phó chủ tịch Yhọc Gia đình Và Cộng đồng tại Trường Y McGovern thuộc Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Texas ở Houston ---- cho biết: “Nước tiểu giống như một con lạch hoặc dòng sông. Nếu bị chặn lại, dòng nước tiểu sẽ bị ứ đọng và tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển trong bàng quang và có thể di chuyển ngược dòng lên thận. Giữ cho dòng nước tiểu chảy sẽ giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng."

Bác sĩ Asif Ansari-- Giám đốc Y tế của Tập đoàn Y tế Montefiore, cho biết  "Việc cầm giữ nước tiểu có thể khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng bàng quang, thận và thậm chí là tuyến tiền liệt, đặc biệt nếu bạn có bệnh lý tiềm ẩn về tiết niệu hoặc đang mang thai.

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nhịn tiểu quá lâu thực sự có thể làm căng bàng quang, một tình trạng gọi là "hội chứng tiểu ít"( infrequent voiders syndrome). 

Hơn nữa nếu bạn không đi tiểu 4-7 lần một ngày (ít nhất 4-6 tiếng một lần) thì có thể bạn đã không uống đủ nước và cơ thể bạn có thể bị mất nước.

2. Thường xuyên nhai kẹo cao su(Constantly chewing gum)

 chewinggum

Bạn có thể nghĩ rằng kẹo cao su mang lại cho bạn hơi thở thơm mát hoặc có thể giúp giảm bớt căng thẳng, giống như việc nhai một quả bóng căng  trong miệng. Nhưng nếu bạn nhai kẹo cao su liên tục điều này có thể gây áp lực quá lớn lên hàm của bạn.

Bác sĩ Jeannette South Paul ,Giám đốc Bộ phận Dịch vụ Y tế Cộng đồng của UPMC Giáo sư Y học Gia đình Andrew W. Mathieson tại Trường Khoa học Y tế thuộc Đại học Pittsburgh, cho biết: “Khớp thái dương hàm (temporomandibular joint ) ở đỉnh hàm  là khớp hoạt dịch giống như ở đầu gối. Nếu bạn sử dụng các khớp nảy quá nhiều, bạn có thể bị viêm khớp (arthritis) gây tiếng kêu lách cách và đau đớn."

Ngoài ra, theo Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia (NIDDK), việc nuốt quá nhiều không khí có thể dẫn đến khó chịu ở dạ dày.

3. Cắn móng tay (Biting your nails)

bitingnails

Một thói quen khác thực sự không tốt cho bạn là cắn móng tay. Bác sĩ Ansari nói: “Cắn móng tay có thể dẫn đến tổn thương móng tay và nhiễm trùng vùng da xung quanh móng tay được gọi là viêm móng (paronychia)”. 

Sự lây lan của vi trùng cũng có thể diễn ra theo cách khác: Theo bác sĩ Ansari  vi rút có thể xâm nhập vào trong cơ thể, dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp trên và các bệnh nhiễm trùng khác.

Bác sĩ Fowler còn cho biết bạn cũng có thể làm hỏng răng hoặc thậm chí làm gãy răng!

Thêm vào đó, lý do tâm lý khiến bạn cắn móng tay cũng cần được giải quyết. Bác sĩ Fowler nói: “Cắn móng tay thường là một thói quen tiềm thức thường trở nên tồi tệ hơn do lo lắng.  Bản thân sự lo lắng có thể không nguy hiểm nhưng nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn."

Theo một nghiên cứu của Canada việc cắn móng tay cũng là do buồn chán và thất vọng - hai đặc điểm của những người cầu toàn

4. Bỏ qua việc đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa(. Skipping brushing or flossing)

flossing

Bạn mệt mỏi và lăn ra giường mà không chăm sóc răng miệng – có phải bạn đã làm thế rồi phải không? Chà, bỏ qua việc đánh răng hoặc việc dùng chỉ nha khoa có hại cho bạn hơn là như  bạn nghĩ, đặc biệt nếu bạn tạo nên thói quen như vậy. Bác sĩ Fowler nói: “Bỏ đánh răng hoặc không dùng chỉ nha khoa là những nguy cơ lớn nhất gây sâu răng. Và tình trạng răng miệng kém là một yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh, bao gồm nhiễm trùng nặng và suy dinh dưỡng - đặc biệt là ở người già - và cả bệnh tim mạch nữa ."

Ủa, cả bệnh tim mạch ư? Hóa ra, mối liên hệ này vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ này. Theo Cleveland Clinic, vi khuẩn trong miệng có thể di chuyển vào máu, tạo ra tình trạng viêm mạch máu.

Bãn hảy đánh răng hai lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần và gặp nha sĩ thường xuyên để tránh các điều trên. Bác sĩ South-Paul cho biết: “Không duy trì thói quen này sẽ góp phần gây ra sâu răng và viêm nướu(gingivitis ) tức nhiễm trùng và viêm nướu - nguyên nhân chính gây ra mất răng sớm”.

 Bác sĩ Fowler cũng khuyên dùng bàn chải đánh răng điện để có thể làm sạch những nơi mà bàn chải thông thường không đạt tới được.

5. Dùng máy tính cả ngày(Staring at a computer all day)

laptop

Theo Hiệp hội Đo thị lực Hoa Kỳ, một nhân viên Mỹ trung bình dành bảy giờ nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính, điều này có thể dẫn đến hội chứng thị giác máy tính (computer vision syndrome). Bác sĩ Ansari cho biết: “Việc nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề về thị giác, bao gồm mỏi mắt và thậm chí  tổn thương võng mạc”. Nghiên cứu của Viện Mắt Quốc gia cho thấy tỷ lệ cận thị ở nhửng người Mỹ từ 12 đến 54 tuổi đã tăng từ 25% lên 42% kể từ năm 1971, có thể là do họ dành nhiều thời gian ở trong nhà nhìn chằm chằm vào màn hình .

Bác sĩ Ansari gợi ý nên tuân theo quy tắc 20-20-20 tức là cứ sau 20 phút dùng máy tính lại ngừng 20 giây để nhìn vào một vật gì đó ở cách xa 20 feet. Ông giải thích “Điều này giúp giảm căng thẳng cho mắt và cũng làm tăng tần suất chớp mắt làm cho mắt bớt khô và bớt khó chịu”.

Ngoài ra, việc nhìn chằm chằm vào màn hình sáng (bao gồm cả của điện thoại cầm tay và máy tính bảng) sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ, vì vậy bạn hãy ngưng dùng điện thoại cầm tay trước khi đi ngủ.

6. Ngồi quá lâu (Sitting for too long)

Tại sao ngồi quá nhiều có hại cho sức khỏe của bạn? | Vinmec

Cùng với việc nhìn chằm chằm vào màn hình, việc ngồi cả ngày cũng gây ra những hậu quả không tốt cho sức khỏe. Bác sĩ Ansari nói: “Ngồi là  một hành vi mãn tính, dẫn đến tất cả các rủi ro liên quan đến lối sống ít vận động, bao gồm tăng cân, tiểu đường và huyết áp cao”.

Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy ngồi bắt chéo chân làm tăng huyết áp  hoặc gây tê ,nhưng theo bác sĩ Ansari cho biết thì các tác dụng này chỉ tạm thời và không thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Bác sĩ Fowler đồng ý: “Bắt chéo chân không gây ra cục máu đông, ngoại trừ đối với những người có nguy cơ bị viêm khớp hoặc huyết áp cao hoặc những người ít  hoạt động thể chất lâu dài”.

Tuy nhiên, đi bộ suốt cả ngày giúp ngăn ngừa bệnh viêm khớp và cũng có thể giúp ngăn ngừa huyết áp cao. Bác sĩ Ansari nói: “Hầu hết các tác hại này đều đến từ hành động đơn giản là ngồi trong thời gian dài”. Các nghiên cứu cho thấy đi bộ quanh quẩn và định kỳ có thể giúp ích. 

Khi ngồi, điều quan trọng là phải có tư thế tốt để không bị đau cổ hoặc đau lưng. Bác sĩ Ansari khuyên: “Khi bạn ngồi, hãy ngồi vào ghế và sử dụng lưng ghế để giúp bạn ngồi thẳng. Điều này sẽ giúp giảm bớt căng thẳng cho cơ lưng của bạn. Đầu gối của bạn phải tạo thành một góc 90 độ và bàn chân đặt phẳng trên sàn."

7. Nghiêng người qua (Slouching)

slouching

Dù ngồi hay đứng, tư thế nghiêng người qua thực sự có tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của bạn. Bác sĩ Fowler cho biết: “Nếu bạn nghiêng người, đầu của chúng ta sẽ rất nặng so với phần còn lại của cơ thể và do đó đặt rất nhiều áp lực lên cổ.Điều này có thể dẫn đến đau đầu do căng thẳng. 

Nghiêng người qua cũng thực sự có hại cho lưng của bạn. Theo bác sĩ Fowler “Điều này có thể làm tăng nguy cơ vỡ hoặc thoát vị đĩa đệm, dẫn đến đau đớn và chèn ép dây thần kinh”. 

Không ngồi thẳng cũng có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn. Bác sĩ Ansari nói: “Tư thế xấu khi ngồi có thể gây khó chịu ở bụng và các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm cả táo bón”. Điều này xảy ra do ruột của bạn bị nén, gây ức chế lên khả năng đẩy thức ăn qua đường tiêu hóa. 

Ngoài ra,bác sĩ Ansari còn cho biết  "việc cúi người hoặc khom người có thể làm giảm lượng không khí bạn có thể đưa vào phổi" . Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người có tư thế xấu có thể dễ bị trầm cảm hơn”.

8. Mang túi nặng trên một vai (Carrying a heavy bag on one shoulder)

messengerbag

Một chiếc túi lớn có thể giúp chúng ta cảm thấy sẵn sàng cho mọi tình huống, nhưng trừ khi đó là một chiếc ba lô, nó có thể gây tổn hại đến sức khỏe của chúng ta. Bác sĩ South-Paul cho biết: “Khi bạn mang túi nặng ở một bên vai , bạn sẽ làm xáo trộn góc cổ và điều này có thể gây áp lực lên các dây thần kinh nằm giữa các đốt sống cổ và mang lại cảm giác cho cánh tay. Khi có áp lực đè lên các dây thần kinh khi các dây này thoát ra khỏi cổ, bạn sẽ có thể bị tê, đau nhói và thậm chí đau ở vai và cánh tay."

Hiệp hội Chiropractic Hoa Kỳ cho biết túi của bạn không được nặng quá 10% trọng lượng cơ thể. Tác động tiêu cực thậm chí còn lớn hơn nếu bạn luôn mang túi ở cùng một bên vai, vì vậy hãy cố gắng đổi sang vai kia. 

Ngoài ra không nên sử dụng điện thoại trong khi sách túi, điều này càng làm mất đi sự thẳng hàng của cơ thể bạn. .

9. Mang giày sai cách (. Wearing the wrong shoes)

highheels

Đi giày cao gót làm hư đôi chân của bạn và toàn bộ cơ thể bạn có thể chịu ảnh hưởng. Bác sĩ South-Paul nói: “Giày dép của bạn ảnh hưởng đến sức khỏe của bàn chân, đầu gối, hông và lưng.Chúng ta được sinh ra không để đi giày cao gót vì điều này khiến phụ nữ dễ bị chai phồng ngón chân, căng gân Achilles và các vấn đề liên quan."

Nhưng không chỉ giày cao gót mới gây ra vấn đề mà dép xỏ ngón và các loại giầy khác không có phần hỗ trợ cũng có thể gây tổn hại cho cơ thể bạn. Một nghiên cứu từ Đại học Auburn cho thấy việc đi dép xỏ ngón thực sự làm thay đổi cách bạn bước đi, điều này có thể gây ra các vấn đề từ bàn chân cho đến hông và lưng dưới.

Về lâu dài, bàn chân và mắt cá chân của bạn cần được hỗ trợ đúng cách. Khi tập luyện, bạn không nên đi giày quá mòn. Bác sĩ South-Paul nói: “Nếu bạn là một vận động viên chạy bộ, bạn sẽ làm mòn phần hỗ trợ bên trong đôi giày chạy bộ của mình một cách có hệ thống. Chúng tôi thường cho rằng đôi giày của bạn chỉ đủ tốt để chạy không quá 300 dặm. Sau đó, ngay cả khi mũi giày của không bị rách, bạn vẫn mất đi sự hỗ trợ cần thiết ở đế giày để bảo vệ bàn chân của mình — khiến xương ở bàn chân của bạn bị đau nhức và dễ bị gãy  do căng thẳng

10. Không bôi kem chống nắng khắp người

applyingsunscreen

Chúng ta ai cũng biết tầm quan trọng của kem chống nắng trong việc bảo vệ khỏi các tia có hại của mặt trời — nhưng nhiều người trong chúng ta lại có xu hướng  bôi cho nhanh nên thường bỏ sót một số vùng nhất định trên cơ thể. Bác sĩ South-Paul cho biết: “Những điểm  cần được che phủ nhất là mặt và thân – cũng như bàn tay và bàn chân, bao gồm cả vùng giữa các ngón chân và giường móng tay . Theo Cleveland Clinic  tai là vị trí phổ biến thứ ba dễ bị ung thư da, vì vậy bạn hãy nhớ bôi kem chống nắng ở đó. Những vùng khác hay bị bỏ sót là da đầu (ngay cả khi bạn có tóc), mí mắt, môi, cổ và nách.

Ngoài ra, bạn cần phải bôi kem lại, điều mà bạn rất dễ bỏ qua khi bạn vui chơi dưới ánh nắng mặt trời. Bác sĩ South-Paul nói: “Điều mà hầu hết mọi người gặp rắc rối là họ quên rằng là cần phải bôi lại kem chống nắng mỗi khi ra khỏi nước khi bơi. Thế mà làn da của bạn lại không bao giờ quên những tia nắng mà nó hấp thụ, vì vậy việc bảo vệ da luôn là điều cần thiết."

11. Có lịch trình ngủ thất thường(Having an erratic sleep schedule)

Thức khuya có tác hại gì? Mấy giờ được gọi là thức khuya có thể bạn chưa biết?

Có được giấc ngủ ngon và đều đặn là rất quan trọng đối với hoạt động chung của cơ thể chúng ta, nhưng thức khuya hoặc có những thói quen ngủ không tốt khác lại có thể gây hại cho sứckhỏe. Bác sĩ South-Paul nói: “ Đây là vấn đề của những người có giờ đi ngủ thất thường, xem TV và ngủ gật theo lịch trình không đều đặn, sử dụng những thứ như rượu và caffeine để thư giãn hoặc tỉnh táo hay tập thể dục quá mạnh trong vòng một giờ trước khi đi ngủ.. Các hành vi này có khả năng làm gián đoạn giấc ngủ.

Thế còn việc nhấn nút chuông báo thức thì sao? Nếu bạn là người hay ngủ quên và nhấn đồng hồ báo thức nhiều lần, bạn đã cắt giảm giấc ngủ ngon và liên tục của bạn — hơn nữa, nếu bạn chưa sẵn sàng thức dậy, điều đó có thể có nghĩa là bạn đã không ngủ đủ giấc. 

Theo một số chuyên gia về giấc ngủ, việc nhấn chuống báo thức  còn có thể khiến bạn rơi vào một chu kỳ ngủ mới mà bạn sẽ không  có thời gian để hoàn tất, khiến bạn rơi vào trạng thái trì trệ khi ngủ và điều này có thể khiến bạn uể oải suốt cả ngày.

Nguồn"11 bad health habits that Doctors needs you to stop ASAP -Tina Donvito -2/20/2024" NBNtintuccaonien