Thứ Hai, 25 tháng 3, 2024

5 cách giúp giảm tình trạng đau lưng và tê chân do thoát vị đĩa đệm

Các tình trạng như đau lưng, tê chân hay không thể ngồi lâu được có thể là do thoát vị đĩa đệm thắt lưng hoặc hẹp ống sống gây ra. Cột sống thắt lưng của cơ thể con người sẽ dần thoái hóa sau một độ tuổi nhất định và khiến nhiều bệnh tật xuất hiện.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và hẹp ống sống có thể gây ra tình trạng đau lưng và tê chân. (Ảnh: staras/ Shutterstock)

Ngoài việc tìm kiếm những lời khuyên từ các chuyên gia y tế. Phó giáo sư Khoa Công nghệ Sinh học tại Đại học Virginia Hoa Kỳ và là bác sĩ phẫu thuật cột sống, Lý Húc Đông, đã chỉ ra 5 động tác có thể dễ dàng thực hiện tại nhà giúp bạn giảm thiểu những tình trạng khó chịu trên.

Thoát vị đĩa đệm và gai cột sống là gì?

Trước khi tìm hiểu bệnh thoát vị đĩa đệm chúng ta cần nắm được những kiến ​​thức cơ bản về đĩa đệm. Chúng là phần sụn mọc ra giữa mỗi đốt sống, cấu tạo gồm vòng xơ bao bọc lấy nhân nhầy, có chức năng tránh ma sát giữa các đốt sống và đệm, cũng như các rung động sinh ra trong quá trình hoạt động. Do đó, chức năng của chúng chính là giúp cột sống vận động linh hoạt và trơn tru hơn.

Phân biệt gai cột sống và thoát vị đĩa đệm


Thoát vị đĩa đệm có nghĩa là nhân nhầy trong đĩa đệm không chịu được áp lực do tuổi tác, tư thế không đúng và các nguyên nhân khác khiến cho đĩa đệm bị ép ra khỏi bao xơ.

Thông thường, phía trước của đĩa đệm sẽ bị cột sống chèn ép nhiều hơn phía sau, nên đĩa đệm hầu như luôn bị thoát vị ra sau. Nếu nhân xơ đùn lên sẽ chèn ép dây thần kinh tọa và gây ra tình trạng đau lưng, tê chân.

Ống sống là lối đi chứa các dây thần kinh và tủy sống ở cột sống thắt lưng. Tình trạng hẹp ống sống thắt lưng là hiện tượng thành trong của ống sống bị thu hẹp lại do quá trình lão hóa của cột sống thắt lưng hoặc do các nguyên nhân khác. Chúng cũng sẽ chèn ép các dây thần kinh bên trong nên cũng sẽ gây ra tình trạng đau nhức và chuột rút ở chân.

5 hoạt động giúp giảm bớt tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống

1. Duỗi lưng
Nằm sấp trên giường, dùng hai tay chống phần thân trên lên, đồng thời áp phần xương chậu xuống mặt giường hoặc sàn càng nhiều càng tốt.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thường không thích cúi người về phía trước, bởi vì lúc này mặt trước của đĩa đệm chịu rất nhiều áp lực, sẽ làm cho nhân nhầy của đĩa đệm càng lồi ra phía sau, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh thần kinh tọa.

Khi chúng ta thực hiện các bài tập duỗi lưng, chiều cao của khoảng trống phía trước cột sống được tăng lên và phía sau giảm xuống, điều này có thể giúp đĩa đệm thu vào trong.

Các bài tập duỗi lưng sẽ khiến chiều cao của khoảng trống phía trước cột sống được tăng lên và phía sau giảm xuống, điều này có thể giúp đĩa đệm thu vào trong. (Ảnh: Ground Picture/ Shutterstock)

2. Kéo căng lưng vào tường
Đứng đối mặt vào vách tường, khoảng cách ước chừng là 1 cánh tay. Nửa thân trên, bàn tay và cẳng tay chạm sát vào tường, cố gắng để bụng áp vào tường càng nhiều càng tốt.

Tác dụng của động tác này còn giúp kéo giãn lưng để giảm các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.

3. Căng một bên dựa vào tường
Nếu một bên chân bị đau cũng có thể là do thoát vị đĩa đệm. Nếu bị đau chân phải thì hãy làm như sau: Quay phần thân bên trái đối diện vào tường, sau đó cũng lấy khoảng cách là một cánh tay. Lúc này ép phần thân trái và eo trái vào sát tường càng nhiều càng tốt.

Mục đích của động tác này là làm tăng chiều cao của đĩa đệm bên trái và thu lại phần đĩa đệm lồi ra ở bên phải, từ đó làm giảm các triệu chứng.

Hầu hết các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đều giảm đáng kể triệu chứng sau khi áp dụng 3 động tác trên. Tuy nhiên, theo bác sĩ Lý Húc Đông, ở một số ít bệnh nhân, chiếm khoảng 10%, tình trạng thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở gần rễ thần kinh. Cho nên nếu thực hiện động tác nghiêng thân, đốt sống một bên sẽ gây hẹp ống rễ thần kinh và sẽ làm cơn đau tăng lên. Nên nếu sau khi thực hiện các bài tập này mà các triệu chứng không cải thiện, bạn vẫn cần đi khám bác sĩ và chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra chi tiết, tìm ra chính xác vị trí từ đó có phương án điều trị phù hợp.

4. Tư thế nằm ngửa
Nằm ngửa, vòng hai tay ôm lấy đầu gối và cuộn người lên. Bệnh nhân bị hẹp ống sống, trái ngược với thoát vị đĩa đệm, do đó thích tư thế hướng về phía trước.

Ví dụ, nếu những bệnh nhân này đến cửa hàng để đẩy xe đẩy, họ thích tựa người vào xe đẩy, điều này có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng. Vì khi cơ thể rướn về phía trước, thể tích ống sống sẽ tăng lên, giảm áp lực lên các dây thần kinh. Theo cách tương tự, mục đích của động tác nằm ngửa là để tăng thể tích của ống sống.

Tư thế nằm ngửa có thể làm tăng thể tích của ống sống. (Ảnh: TSViPhoto/ Shutterstock)

5. Khuỵu gối
Quỳ xuống giường và gập đầu gối lại. Sau đó ép sát lòng bàn tay và cẳng tay xuống giường.

Động tác này có thể thắt chặt các dây chằng ở phía sau cột sống, tăng thể tích ống sống, từ đó giảm áp lực lên các dây thần kinh, và người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngoài ra, ngủ trong tư thế nằm nghiêng có thể làm giảm thể tích ống sống. Vì vậy, đối với những bệnh nhân bị hẹp ống sống, nên áp dụng tư thế nằm nghiêng khi ngủ, để cơ thể cuộn tròn lại nhằm tăng thể tích ống sống. Nếu bạn vẫn thích nằm thẳng, thì cũng có thể kê hai chiếc gối ở hai đầu gối để làm khớp bên hông co lại.

Thiền định có thể giúp giảm đau

Đau là một vấn đề quan trọng khác trong nghiên cứu của nhóm nghiên cứu thiền định của tiến sĩ Leah Weiss. Ông cho biết đã gặp rất nhiều người bị đau mãn tính, thuốc không giúp được họ, họ cần tự rèn luyện cách đối phó với cơn đau.

Thiền định có khả năng giảm đau rõ rệt. Khi chúng ta cố chống lại cơn đau, cơn đau sẽ gây ra nhiều áp lực trong cơ thể hơn; còn sau khi thả lỏng, cơn đau sẽ giảm đi gấp đôi.

Có rất nhiều người nghĩ rằng thiền định rất khó. Nếu bạn muốn tập một thói quen mới, hãy tìm một người có thể nỗ lực cùng bạn như người thân, bạn bè hoặc một mối quan hệ xã hội mới.

Bạn cần tận hưởng quá trình thiền định, nhưng đừng hy vọng mọi thứ sẽ thay đổi chỉ sau một đêm. Hãy lưu ý rằng những thay đổi nhỏ có thể có tác động rất lớn. Trong quá trình đó, bạn có thể cảm nhận được cảm xúc và tâm lý của mình thay đổi như thế nào, cơ thể và sức khỏe của bạn sẽ thay đổi theo thời gian ra sao. Đối với những lợi ích được đề cập ở trên, bạn có thể xác minh từ kinh nghiệm của chính bản thân mình.

Tuệ Di/trithucvn