Dương Chấn Ninh là một giáo sư vật lý nổi tiếng tại Trung Quốc, chuyên nghiên cứu về lĩnh vực cơ học thống kê và vật lý hạt. Ông đã nhận Giải Nobel Vật lý năm 1957 cho công trình đặc tính không bảo toàn tính chẵn lẻ trong tương tác yếu cùng một chuyên gia khác.
Bên cạnh đó, ông còn đặc biệt nổi tiếng trong đời sống bởi những kiến giải độc đáo về sức khỏe và tuổi thọ. Ông từng chia sẻ “bí quyết sống lâu” của mình, trong đó ông đề cập đến một số thói quen sống tưởng chừng bình thường nhưng lại rất quan trọng.
Uống nước và tập thể dục thật nhiều có thể giúp bạn sống lâu?
Đúng là nước uống có tác dụng tích cực rất lớn trong việc duy trì cân bằng nước trong cơ thể con người và thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nhưng đối với người cao tuổi, uống nhiều nước hơn cũng có thể có hại.
Việc uống nhiều nước quá mức, có thể bị ngộ độc nước, rối loạn chức năng não. Điều này xảy ra khi có quá nhiều nước trong tế bào (bao gồm cả tế bào não), khiến chúng phù lên. Khi các tế bào trong não phù lên, chúng gây ra áp lực trong não (phù não) sau đó bắt đầu rơi vào trạng thái như lú lẫn, buồn ngủ và đau đầu. Với những người đang sử dụng thuốc, nếu uống quá nhiều nước có thể làm loãng nồng độ thuốc trong ruột và dạ dày, dẫn đến khả năng hấp thu thuốc kém. Vì vậy, người lớn tuổi không nên uống quá nhiều nước mỗi ngày, nên uống khoảng 1500 – 2000 ml nước mỗi ngày, tương đương với 6 đến 8 ly nước.
Về lượng vận động, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một người tập thể dục mười phút mỗi ngày có thể giảm tỷ lệ mắc nhiều bệnh mãn tính, thấp hơn nhiều so với những người không tập thể dục và sống lâu hơn những người không tập thể dục. Suy cho cùng, tập thể dục có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, điều hòa nội tiết, tránh béo phì và tăng cường chức năng tim phổi một cách hiệu quả. Tuy nhiên, điều quan trọng là tập sao cho đúng, cho đủ, chứ không phải lúc nào tập nhiều cũng tốt.
Nếu một người tập thể dục quá nhiều hoặc quá sức, tổn thương đầu tiên sẽ dẫn tới ở các bộ phận như xương, cơ, khớp và mô… Ngoài ra, điều này cũng có thể làm tăng gánh nặng cho tim, dẫn đến thiếu máu cơ tim và tổn thương cơ tim.
4 bí quyết trường thọ của giáo sư 101 tuổi
1. Điều trị khoa học, không điều trị mù quáng
Viện sĩ Dương Chấn Ninh từng được phẫu thuật đặt stent tim khi ông gần 70 tuổi. Trong dân gian, nhiều người không tin tưởng đặt stent tim, cho rằng phương pháp điều trị này sẽ khiến tử vong nhanh hơn. Họ thà tìm đến những cách chữa trị dân gian được truyền miệng chứ không tin tưởng khoa học.
Trong khi đó, khi bác sĩ đề nghị Dương Chấn Ninh đặt stent tim, ông đã đồng ý quyết định phẫu thuật ngay vì tin rằng, mục đích của việc phẫu thuật chính là điều trị bệnh tốt hơn, từ đó kéo dài tuổi thọ con người. Từ đó đến nay, Dương Chấn Ninh đã chung sống với một trái tim đã đặt stent hơn 20 năm và vẫn còn khỏe mạnh.
Khi đối mặt với bệnh nặng, đừng bị những tin đồn làm rối trí, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh. Để chữa bệnh, hãy tuân thủ các phương pháp khoa học và chỉ dẫn từ đội ngũ y bác sĩ đến từ các bệnh viện uy tín. Đừng điều trị bệnh một cách mù quáng.
2. Luôn giữ thái độ lạc quan
Giáo sư Dương Chấn Ninh luôn giữ thái độ lạc quan khi gặp những thất bại, khó khăn trong cuộc sống. Ông tin rằng luôn lạc quan là một trong những chìa khóa để có sức khỏe tốt và tuổi thọ.
Nghiên cứu khoa học cho thấy những người lạc quan thường có hệ thống miễn dịch tốt hơn và nguy cơ mắc bệnh thấp hơn. Những người lạc quan có khả năng đối phó với căng thẳng và thất bại tốt hơn, từ đó làm giảm tác động của căng thẳng tâm lý đối với sức khỏe thể chất.
3. Đọc sách tốt hơn bồi bổ sức khỏe
Trong cuộc sống thực, nhiều người thường xuyên sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe để bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, ông Dương Chấn Ninh cho rằng, đã là thuốc thì luôn có ít nhất một phần hại, không nên lạm dụng quá thường xuyên, không có chỉ dẫn của chuyên gia vì điều đó có thể trở thành gánh nặng cho gan, thận.
Viện sĩ Dương Chấn Ninh cho rằng thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào đủ các loại sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên thị trường, tốt hơn hết bạn nên duy trì một lối sống khoa học, dành thời gian để đọc nhiều hơn và trau dồi trí óc.
4. Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh
Tục ngữ nói, “Họa từ miệng ra, bệnh từ miệng vào”. Việc duy trì thói quen ăn uống lành mạnh là rất quan trọng.
Viện sĩ Dương Chấn Ninh đặc biệt để ý chế độ ăn uống mỗi ngày. Ông luôn kết hợp giữa thịt và rau củ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Khi dùng bữa, ông cũng không ăn nhanh, ăn vội mà nhai kỹ từng miếng. Đặc biệt, mỗi bữa ông chỉ ăn vừa đủ no, tức là no 70%, tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
*Nguồn: Sohu / Thùy Anh / anle20