Thận, nằm ở hai bên cột sống trong cơ thể chúng ta, chỉ chiếm 0,5% trọng lượng cơ thể (trọng lượng trung bình của một quả thận là 150g hoặc 5,3 ounce). Tuy nhiên, thận có trách nhiệm lọc chất thải rồi bài tiết qua nước tiểu.
Ngoài ra, thận còn giải phóng hormone điều hòa huyết áp, duy trì cân bằng nội môi trong cơ thể, hỗ trợ sản xuất máu và kích hoạt vitamin D -- chất nàyđóng vai trò quan trọng trong việc tái hấp thu canxi.
Nếu cơ quan quan trọng này bị tổn thương trong hơn ba tháng do nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh thận mãn tính (suy thận mãn tính) có thể xảy ra. Bệnh thận mãn tính được chia thành 5 giai đoạn dựa trên mức lọc cầu thận (glomerular filtration rate= gfr )và nếu bệnh tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối (giai đoạn thứ 5 của bệnh thận mãn tính) thì khi đó chức năng thận sẽ bị mất –tới lúc này bệnh nhân sẽ phải lọc máu (dialysis) hoặc ghép thận(kidney transplantation)
dialysis
Nếu được chẩn đoán mắc bệnh thận mãn tính, bệnh nhân cần nỗ lực điều trị căn bệnh tiềm ẩn và quản lý chế độ ăn uống, chẳng hạn như ăn theo chế độ ăn ít muối, ít protein, để trì hoãn việc mất chức năng thận.
Dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh thận mãn tính qua lời giải thích của Giáo sư Kim Ji-eun thuộc Khoa Thận, Bệnh viện Guro thuộc Đại học Hàn Quốc.
►Số lượng bệnh nhân đã tăng 36% trong 5 năm qua, với xác suất cao nhất ở những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp và tiểu đường
Bệnh thận mãn tính là tình trạng mức độ lọc cầu thận (glomerular filtration rate=gfr)) hay còn gọi lả chức năng lọc máu(blood filtration function) giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây tổn thương cho thận. Bệnh thận mãn tính khó được phát hiện sớm vì hầu như không có triệu chứng ban đầu. Thông thường, khi bệnh nhân biết mình mắc bệnh thận mãn tính và đến bệnh viện, chức năng thận có thể đã tụt xuống dưới 30%.
Theo Cơ quan Health Insurance Review & Assessment Service số bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính liên tục tăng và đã tăng 36% trong 5 năm qua từ 203.978 vào năm năm 2017 lên tới 277.252 vào năm 2021. Sự gia tăng bệnh thận mãn tính có thể là do sự gia tăng ở số bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì và suy giảm chức năng thận do lão hóa.
►Nếu cơ thể sưng tấy, ngứa ngáy và khó tiêu hóa kéo dài thì có thể là do bệnh thận
Hầu như không có triệu chứng ban đầu của bệnh thận mãn tính, nhưng theo thời gian, các triệu chứng khác nhau sẽ xuất hiện ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể . Các triệu chứng như mệt mỏi mãn tính, rối loạn cảm giác, các triệu chứng thần kinh, các triệu chứng tim mạch như tăng huyết áp và xơ cứng động mạch, phù phổi, chán ăn và nôn mửa có thể xảy ra.
Nếu có những thay đổi trong nước tiểu, chẳng hạn như đi tiểu nhiều vào đêm, protein niệu, tiểu ra máu trong thời gian dài thì nên nghi ngờ là do bệnh thận mãn tính và bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
►Bắt đầu điều trị bệnh thận mãn tính và điều trị những bệnh lý có từ trước
Để chẩn đoán bệnh thận mãn tính, các xét nghiệm liên quan như xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu sẽ được tiến hành. Đặc biệt, bệnh thận mãn tính được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm như độ lọc cầu thận (eGFR), creatinine trong huyết thanh, protein trong nước tiểu, và siêu âm thận (kidney ultrasound).
Bệnh thận mãn tính thường được chia thành 5 giai đoạn dựa trên mức lọc cầu thận (glomerular filtration rate=gfr )và chức năng thận
Phương pháp điều trị cho từng giai đoạn như sau:
-Giai đoạn 1 (90~100%) bao gồm điều trị bệnh lý tiềm ẩn gây ra bệnh thận mãn tính (tăng huyết áp, tiểu đường, protein niệu, v.v.),
Giai đoạn 2 (60 ~ 89%) bao gồm điều trị bằng thuốc sau khi đánh giá tốc độ tiến triển
-Giai đoạn 3 (30~59%) bao gồm kiểm soát huyết áp tích cực, đánh giá và điều trị các biến chứng,
Giai đoạn 4 (15~29%) bao gồm chuẩn bị cho liệu pháp thay thế thận (lọc máu)
Giai đoạn 5 (dưới 15 %) liên quan đến liệu pháp thay thế thận (lọc máu hoặc ghép thận).
ghép thận
Đối với giai đoạn 1 và 2 của bệnh thận mãn tính, trọng tâm là điều trị căn bệnh tiềm ẩn (tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, v.v.)
Từ giai đoạn 3 trở đi, mục tiêu là trì hoãn tình trạng mất chức năng thận càng nhiều càng tốt thông qua thuốc điều trị. Cùng với việc điều trị bằng thuốc, việc kiểm soát chế độ ăn uống như chế độ ăn ít natri và ít protein là cần thiết.
►Chức năng thận không hồi phục, phòng ngừa bằng chế độ ăn ít natri, kiểm soát các bệnh mãn tính (tăng huyết áp, béo phì, v.v.)
Hiện tại không có cách nào để phục hồi sức khỏe cho thận một khi đã bị tổn thương. Vì vậy, điều quan trọng là phải ngăn ngừa bệnh thận mãn tính bằng cách kiểm soát các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tiểu đường và béo phì.
Nếu bạn liên tục kiềm chế các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh thận mãn tính, khả năng trì hoãn lọc máu sẽ tăng gấp ba lần. Ngược lại, nếu các yếu tố nguy cơ không được quản lý, khả năng phải lọc máu sẽ tăng gấp ba lần. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý các yếu tố rủi ro.
Để ngăn ngừa bệnh thận mãn tính, cần tuân thủ triệt để chế độ ăn uống, tập thể dục và điều trị bằng thuốc phù hợp để ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh mãn tính và kiểm soát các bệnh hoặc biến chứng liên quan đến bệnh thận mãn tính thông qua xét nghiệm máu và nước tiểu thường xuyên. Đặc biệt, điều cần thiết là phải tập thể dục thường xuyên và kiểm soát cân nặng ,huyết áp, lượng đường trong máu và cholesterol. Nếu bạn đang dùng thuốc, điều quan trọng là không được bỏ lỡ một liều thuốc nào.
Nguồn "Chronic Kidney Disease: Early Detection and Prevention StrategiesStory by realfood-12/20/2023"/NBNtintuccaonien