Thứ Hai, 18 tháng 3, 2024

11 Dấu hiệu thầm lặng của bệnh nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu)

Nhiễm trùng huyết ( Sepsis)tấn công hơn một triệu người Mỹ mỗi năm và theo Viện Khoa học Y tế Tổng hợp Quốc gia Hoa kỳ, có từ 15% đến 30% tử vong vì bệnh này. 

Tuy nhiên, một cuộc khảo sát cho thấy khoảng 45% người Mỹ thậm chí chưa bao giờ nghe nói tới nhiễm trùng huyết-- một bệnh nhiễm trùng (infection) chết người xảy ra khi toàn bộ cơ thể có phản ứng miễn dịch đối với nhiễm trùng ở những nơi khác trong cơ thể. Những người có hệ thống miễn dịch yếu dễ bị tổn thương nhất, nhưng bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm trùng huyết do nhiễm trùng ban đầu như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc thậm chí chỉ là một vết cắt trên cánh tay hoặc chân.

Dưới đây là 11 triệu chứng thầm lăng cũa nhiễm trùng huyết

1-Sốt cao ( high fever)

fever

Mặc dù nhiễm trùng huyết có thể dễ dàng được điều trị bằng thuốc kháng sinh cùng với sự chăm sóc hỗ trợ nếu được phát hiện sớm, nhưng các triệu chứng nhiễm trùng huyết có thể bị nhầm lẫn với các tình trạng khác, vì vậy bệnh thường không được chẩn đoán cho đến khi quá muộn. Đó là lý do tại sao việc tìm hiểu các dấu hiệu nhiễm trùng huyết là rất quan trọng, và dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất là sốt cao.

Chuyên gia về nhiễm trùng huyết R. Philip Dellinger,chủ tịch kiêm trưởng khoa y tại Cooper University Health Care ở Camden, New Jersey, cho biết: “ Nhiễm trùng huyết xảy ra khi “độc tố từ sinh vật lây nhiễm xâm nhập vào máu và gây viêm. Sốt là phát hiện cụ thể nhất về tình trạng viêm toàn thân do nhiễm trùng."

2- Nhiệt độ rất thấp (Very low temperature)

Sick woman drinking tea holding thermometer on couch

Ngoài ra, các chất độc từ nhiễm trùng huyết có thể gây ra tác dụng ngược .Theo bác sĩ phẫu thuật Craig Coopersmith tại Trường Y Đại học Emory ở Atlanta và là nhà nghiên cứu hàng đầu về nhiễm trùng huyết, cho biết thì  rất hiếm khi cơ thể phản ứng với nhiễm trùng bằng cách giảm nhiệt độ cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệt độ cơ thể thấp có thể đồng nghĩa với trường hợp nhiễm trùng huyết nghiêm trọng hơn và tiên lượng xấu hơn.

Ở những người có hệ miễn dịch yếu, nhiễm trùng huyết đôi khi có thể xẩy ra mà không có gây nhiệt độ bất thường.

3- Ớn lạnh( Chills)

Sleeping woman cover face with blanket flat lay. Close-up of young women, sleeping under white blanket and covering half face.

Điều trớ trêu là ớn lạnh thường đi kèm với nhiệt độ cao - và nếu điều này xẩy ra bạn hãy nhớ cho bác sĩ biết. Bác sĩ Dellinger nói: “Ớn lạnh là chủ quan - bệnh nhân cảm thấy ớn lạnh nhưng nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe không thể quan sát được điều đó”.

Tuy nhiên, sốt và ớn lạnh có thể dễ bị nhầm lẫn với một loại nhiễm trùng khác, chẳng hạn như cúm. Do đó, thường phải dựa vào những  triệu chứng khác thì mới có thể xác định là nhiễm trùng huyết hay không. Bác sĩ Dellinger nói: “Số lượng phát hiện và mức độ quan trọng của mỗi phát hiện càng lớn thì mối lo ngại về nhiễm trùng huyết càng cao ”.

4- Đau hoặc khó chịu (Pain or discomfort)

woman neck discomfort pain in back outdoors

Cơn đau do việc cơ thể chống lại nhiễm trùng huyết có thể được cảm nhận ở toàn thân hoặc ở một vùng nào đó trên cơ thể. Trong trường hợp bé Rory Staunton, 12 tuổi, một trong những triệu chứng nhiễm trùng huyết rõ ràng nhất là đau bụng cũng như đau ở chân, điều mà các bác sĩ đã bỏ qua. Orlaith Staunton, mẹ của Rory, cho biết: “Chúng tôi đến phòng cấp cứu tại một cơ sở y tế lớn ở New York, nhưng các bác sĩ đã cho biết là sự khó chịu của Rory là do đau dạ dày và mất nước”. Thật ra em Roy đã bị bệnh nhiễm trùng huyết khi bị đứt tay trong buỗi tập thể dục ở  trường. Vì vậy sáng hôm sau, Roy vẫn tiếp tục kêu đau. Khi được đưa trở lại bệnh viện thì Roy đã trở bệnh nặng và đã chết   hai ngày sau đó. Cha mẹ của bé Roy đã thành lập Quỹ Rory Staunton  nhằm thúc đẩy việc giáo dục và nhận thức về bệnh nhiễm trùng huyết, nhờ đó Roy đã được vinh danh trong chương trình từ thiện L'Oréal Paris Women of Worth.

5-Huyết áp thấp (Low blood pressure)

blood pressure being taken nurse doctor woman

Bác sĩ Dellinger cho biết huyết áp thấp "có thể là biểu hiện nghiêm trọng nhất" của bệnh nhiễm trùng và là chỉ dấu của sốc nhiễm trùng (septic shock)-- giai đoạn nguy kịch nhất của nhiễm trùng huyết

Huyết áp thấp xảy ra trong quá trình nhiễm trùng huyết khi các mạch máu bắt đầu mất chất lỏng, tĩnh mạch và động mạch giãn ra, làm cho máu không di chuyển được khắp cơ thể như bình thường.

Bác sĩ Dellinger nói: “Ở dạng nghiêm trọng nhất, huyết áp thấp sẽ không đáp ứng với việc thay thế chất lỏng và bệnh nhân cần phải được chích  thuốc vào tĩnh mạch để tăng huyết áp”.

Các hướng dẫn y tế về nhiễm trùng huyết hướng dẫn các bác sĩ cần chú ý tới sự giảm huyết áp tâm thu (systolic blood pressure) xuống dưới 100.

Huyết Áp Tâm Thu Là Gì? Bao Nhiêu - Siêu Thị Y Tế

6- Nhịp tim nhanh (Fast heart rate)

woman taking pulse

Nếu bạn bị nhiễm trùng huyết, tim của bạn sẽ cố gắng di chuyển máu hiệu quả hơn để có thể chống lại bệnh tật. Bác sĩ Coopersmith giải thích: “Phản ứng thông thường khi bị bệnh là cơ thể tăng lượng máu được bơm từ tim bằng cách  tăng nhịp tim hoặc bơm tim mạnh hơn. Lượng máu tăng lên này giúp cơ thể có cơ hội cao hơn để chống lại nhiễm trùng."

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia, nhịp tim từ 90 nhịp một phút trở lên có thể là một trong những dấu hiệu của nhiễm trùng huyết.

7- Khó thở (Shortness of breath)

woman hands on chest outdoors

Một dấu hiệu khác của nhiễm trùng huyết  là nhịp thở nhanh hơn 22 nhịp mỗi phút.

Bác sĩ Coopersmith,  thuộc lực lượng đặc nhiệm soạn thảo các hướng dẫn điểu trị nhiểm trùng huyết, cho biết nhiễm trùng huyết có thể gây thở nhanh vì hai lý do:                             -

Lý do thứ nhất là nhiễm trùng ở phổi, khiến lượng lượng oxy giảm. Theo ông thì viêm phổi (Pneumonia) là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng huyết                                     

 Lý do thứ hai là ngay cả khi nhiễm trùng không ở phổi thì khi nhiễm trùng tiến triển nhu cầu oxy của cơ thể tăng và nhu cầu giải phóng carbon dioxide cũng tăng theo. Điềunày làm cho bệnh nhân thở nhanh hơn và cảm thấy khó thở."

Lưu ý rằng khó thở cũng là một trong những dấu hiệu thầm lặng của cơn đau tim (heart attack)

8- Da nhợt nhạt, lốm đốm hoặc sần sùi (pale, mottled, or clammy skin)

pale red headed woman with freckles

Khi cơ thể bạn chuyển năng lượng và nguồn lực sang não và tim, nó có thể bắt đầu bỏ bê những cơ quan mà nó coi là ít quan trọng hơn, như là da. Bác  sĩ Coopersmith nói: “Khi một bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết , cơ thể sẽ chuyển lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng nhất và tránh xa những bộ phận ít quan trọng hơn”. Điều này có thể dẫn đến lưu lượng máu đến da ít hơn và khiến da trở nên nhợt nhạt." 

Bà Orlaith Staunton (nói ở đọan 4 trên đây) đã  lưu ý các bác sĩ rằng rằng con trai Rory của bà có làn da lốm đốm kỳ lạ, nhưng các bác sĩ đã bỏ qua cho đến khi đã quá muộn. Bà ấy nói: “Họ không nghĩ đến bệnh nhiễm trùng huyết và do đó họ đã không phát hiện và chẩn đoán ra bệnh đó. Nếu các bác sĩ của Rory đã nghĩ đến rằng liệu nhiễm trùng huyết có phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của Rory hay không thì con bà chắc đã được cứu sống"

9-Buồn ngủ hoặc rối loạn tâm thần (sleepiness or mental confusion)

portrait woman yawning tired

Mặc dầu bác sĩ Dellinger nói rằng triệu chứng này xuất hiện thông thưởng hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi, nhưng bà Orlaith Staunton cho biết bà đã nhận thấy con trai Rory của bà đã có tình trạng buồn ngủ . 

Giống như khi bạn mệt mỏi hoặc khi bạn bị cảm lạnh, cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi để chống lại nhiễm trùng.Tuy nhiên bác sĩ Coopersmith lưu ý rằng huyết áp thấp cũng có thể khiến bạn có triệu chứng này. Ông nói: “Khi huyết áp của bạn giảm xuống dưới một mức nhất định, bạn sẽ không nhận đủ máu đến não và bạn có thể buồn ngủ hoặc lú lẫn. Khi bị nhiễm trùng huyết, cảm giác buồn ngủ/lú lẫn sẽ đi kèm với các triệu chứng đặc trưng khác".

10- Bớt tiểu tiện  (Decreased urination)

shutterstock_797844769

Bệnh nhân khi nhiễm trùng huyết sẽ đi tiểu ít hơn. Điều này có thể xảy là vì họ ăn và uống ít hơn khi cảm thấy không khỏe hoặc vì họ buồn nôn hoặc tiêu chảy.

 Nhưng đó cũng có thể được gây ra bởi một nguyên nhân nghiêm trọng hơn: đó là  mạch máu bị "rò rỉ". Bác sĩ Coopersmith nói: “Hãy coi các mạch máu giống như một cái vòi nước trong vườn và nếu vòi nước này có hàng triệu lỗ thủng nhỏ li ti thì  chất lỏng sẽ rò rỉ"

11-Buồn nôn, nôn và tiêu chảy (nausea, vomiting, and diarrhea)

shutterstock_1357975757

Thật không may là các triệu chứng về đường tiêu hóa này là nguyên nhân khiến các bác sĩ đã cho rằng bé Rory (nói ở trên) bị nhiễm virus dạ dày. Các vấn đề về đường ruột lúc đầu có thể gây ra nhiễm trùng đường ruột rồi sau đó dẩn  đến nhiễm trùng huyết. Bác  sĩ Coopersmith cho biết là khi cơ thể di chuyển máu đến các cơ quan quan trọng, thì máu sẽ rời khỏi các cơ quan ít quan trọng hơn như ruột, điều này cũng có thể gây ra một số triệu chứng như là khi  lưu lượng máu không đủ.

Bà Orlaith Staunton, mẹ của Rory, cho biết thêm: "Một số triệu chứng của nhiễm trùng huyết tương tự như bệnh cúm hoặc vi rút – do đó khi một bác sĩ không nghĩ đến bệnh nhiễm trùng huyết hoặc không chú ý kỹ đến bệnh nhân của mình thì họ có thể mắc phải sai lầm trong việc chẩn đoán." Đây là lý do tại sao tiểu bang New York đã thông qua " Rory's Regulations " vào năm 2013, bắt buộc áp dụng quy trình điều trị nhiễm trùng huyết cho các bệnh viện và như vậy  ước tính đã có thể cứu sống tới 8.000 người. Tiểu bang Illinois sau đó đã làm theo vào tháng 8 năm 2016.    

 Bà Stauton cho biết "Các bệnh viện thực hiện các phác đồ điều trị nhiễm trùng huyết mạnh mẽ đã giúp cắt giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng huyết lên tới 75%,". Tuy vậy, bạn không thể cho rằng tất cả các chuyên gia y tế không thể sai lầm hoặc biết tất cả mọi thứ. Vì vậy nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc ai đó mà bạn chăm sóc có thể bị nhiễm trùng huyết thì bạn hãy đặt câu hỏi trực tiếp với bác sĩ trị liệu : "Đó có phải là nhiễm trùng huyết hay không?"

Nguồn " 11 Silent Signs of Sepsis You Need to Know- Tina Donvito -215/2024"/ NBNtintuccaonien