Thứ Năm, 28 tháng 4, 2022

Phòng ngừa biến chứng đông máu và các bệnh huyết khối khác

CỤC MÁU ĐÔNG XUẤT HIỆN CÓ THỂ ĐE DỌA TÍNH MẠNG VÌ NGĂN CẢN MÁU LƯU THÔNG ĐẾN TIM, PHỔI, NÃO, GÂY RA CƠN ĐAU TIM, ĐỘT QUỴ HOẶC CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE NGHIÊM TRỌNG

Đông máu là phản ứng tự nhiên để ngăn chảy máu và chữa lành vết thương. Tuy nhiên, khi cục máu đông cản trở máu đến các vùng quan trọng của cơ thể, có thể gây nguy hiểm, thậm chí tử vong. Cục máu đông có thể xuất hiện ở tay, chân, bụng, tim, phổi, não và thận.

Chứng đông máu ở người nhiễm virus Sars-CoV-2

COVID-19 do virus Sars-CoV-2 gây ra, làm phổi bị viêm. Theo bài viết trên sciencedail.com, các nhà khoa học của Đại học Utah Health (Mỹ) đã chỉ ra thay đổi của tiểu cầu trong máu ở người nhiễm COVID-19 gây cơn đau tim, đột quỵ. Các protein gây viêm làm thay đổi chức năng của tiểu cầu, khiến chúng trở nên “tăng động” và dễ hình thành cục máu đông.

Tiến sĩ Robert A. Campbell, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Tình trạng viêm và những thay đổi toàn thân do nhiễm trùng khiến tiểu cầu kết tụ nhanh hơn, điều này giải thích tại sao số lượng cục máu đông tăng lên ở bệnh nhân COVID”.

Đặc biệt, người có bệnh lý nền như tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp sẽ làm tăng nguy cơ đông máu và các vấn đề về tim mạch, suy nội tạng.

Chứng đông máu do các nguyên nhân khác

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra cục máu đông. Trong đó, liên quan đến bệnh lý như:

Xơ vữa động mạch: Cholesterol tích tụ ở thành động mạch sẽ tạo thành mảng xơ vữa. Nếu bị vỡ sẽ hình thành cục máu đông, gây tổn thương cho tim như nhồi máu cơ tim.

 See the source image

Rung tâm nhĩ (AFb): Là dạng rối loạn nhịp tim, khiến tim đập quá nhanh, gián đoạn lưu lượng máu dẫn đến hình thành cục máu đông, có thể di chuyển đến não và gây đột quỵ.

Rung tâm nhĩ: nguyên nhân, triệu chứng, chuẩn đoán và điều trị

Tiểu đường: Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, 80% người mắc tiểu đường có nguy cơ tử vong liên quan đến cục máu đông.

Ung thư: Bản thân bệnh ung thư, cũng như một số thuốc hóa trị có thể làm tăng nguy cơ đông máu.

Ngoài ra, cục máu đông xuất hiện còn do các nguyên nhân từ lối sống:

Hút thuốc nhiều: Làm hỏng niêm mạc mạch máu, khiến máu đông dễ bị tắc nghẽn.

Béo phì: Chất béo tích tụ làm giảm lưu lượng máu ở tĩnh mạch.

Mang thai: Làm tăng tiểu cầu và các yếu tố đông máu. Tử cung chèn ép tĩnh mạch làm chậm lưu lượng máu.

Liệu pháp thay thế hormone (HRT): Một số dạng HRT có chứa estrogen có thể làm tăng nguy cơ đông máu.

Phòng ngừa chứng đông máu

Phòng ngừa biến chứng đông máu và các bệnh huyết khối khác - Ảnh 1.
                  Cần thay đổi lối sống để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông
Đông máu có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng đối tượng có yếu tố nguy cơ sẽ tăng tỷ lệ rủi ro. Do đó, nếu có biểu hiện nghi ngờ đông máu như: Đau tức ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, mất thăng bằng, yếu hoặc tê ở mặt, cánh tay, chân, khó nói… cần đi khám để phát hiện và điều trị sớm.
Ngoài ra, có thể thay đổi lối sống để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông như:
Tập thể dục: Chỉ cần đi bộ ít nhất 30 phút/ngày là cách tuyệt vời giúp máu lưu thông ổn định.
Giữ cân nặng hợp lý: Sẽ giảm bớt áp lực lên tĩnh mạch và giảm nguy cơ đông máu.
Uống nhiều nước: Nhắm tránh bị mất nước, hạn chế nguy cơ đông máu.
Kê cao chân khi ngủ: Ngủ là thời điểm ít vận động và dễ gặp vấn đề về đông máu. Do đó, kê cao chân để quá trình tuần hoàn máu được tiếp tục.
anle20
 


Ánh Dương / Theo Nhịp sống kinh tế