Đường khí huyết lưu thông thì con người an tĩnh, khỏe mạnh

 Ngồi xếp bằng là bước cơ bản đầu tiên của thiền định. Đối với một số người, việc ngồi xếp bằng có đôi chút khó khăn vì sợ đau. Nhưng khi bạn có thể ngồi xếp bằng, lợi ích thu về là rất đáng kinh ngạc.
 

Trung Y tin rằng “kinh lạc không thông thì khí huyết cũng không thông”. Rất nhiều người có thể phân vân, rốt cuộc kinh lạc là gì? Cũng không biết kinh lạc của mình có thông suốt hay không?

Kinh lạc là gì?

Kinh lạc là từ gọi chung của kinh mạch và lạc mạch, chỉ con đường mà khí huyết lưu thông quanh cơ thể. Theo Trung y, mười bốn kinh mạch trong cơ thể bao gồm: ba kinh âm ở tay chân, ba kinh dương ở tay và chân, lấy 2 mạch nhâm đốc làm chủ, tạo thành một hệ thống bao trùm toàn bộ cơ thể.

Đường kinh lạc trong cơ thể người

Nói một cách đơn giản, kinh lạc như một mạng lưới giao thông trên cơ thể chúng ta, được phân bố khắp cơ thể. Khí huyết chính là được vận chuyển đến toàn bộ cơ thể theo mạng lưới giao thông này. Kinh lạc quyết định sức khỏe của cơ thể con người, một khi kinh lạc xuất hiện tắc nghẽn, cơ thể sẽ xuất hiện các loại bệnh tật.

Trong cuộc sống hàng ngày, có những lúc bạn có thể cảm thấy khó chịu khắp người, nhưng không có triệu chứng bệnh rõ ràng, điều đó rất có thể là do “kinh lạc bị tắc nghẽn.

Ngồi xếp bằng có rất nhiều lợi ích

Nhiều người bình thường đều thích ngồi vắt chéo chân. Kỳ thực, vắt chân không có gì tốt đối với cơ thể. Thay vào đó, bạn có thể luyện tập ngồi xếp bằng, tư thế này tác dụng rất lớn với sức khỏe.

Đối với một số người, việc ngồi xếp bằng có đôi chút khó khăn, nhưng ai cũng có thể tập xếp bằng. Ngay cả từ 60 tuổi mới bắt đầu luyện tập, đều có thể tập thành công.

Tập luyện xếp bằng không chỉ là rèn luyện gân cốt mà còn có thể khai thông kinh lạc của toàn bộ cơ thể. Nếu mỗi ngày có thể ngồi xếp bằng trên 20 phút, thì thậm chí 70 tuổi đi leo núi, bước chân vẫn có thể nhanh nhẹn mạnh mẽ, sức lực tràn đầy, khả năng mắc bệnh giảm đi rất nhiều 

Lợi ích đáng kinh ngạc của ngồi xếp bằng: Đả khai kinh lạc, cải thiện cơ năng nội tạng. (Ảnh qua Smartlog)

Phương pháp luyện tập cụ thể là trước khi ngồi xuống, bạn hãy thực hiện một số bài tập mở hông. Sau đó thử ngồi đơn bàn, cho đến khi vắt được 2 chân lên trên, rồi chịu đau, và kéo dài thời gian ngồi càng ngày càng lâu.

Vài ngày sau khi bắt đầu tập xếp bằng, bạn có thể tiếp tục bị đau chân, đau lưng, kể cả khi không tập cũng đau. Nhưng sau khi thành thục, lúc đả tọa sẽ không bị đau lưng nữa. Và khi thận khí đầy đủ sẽ giữ lưng rất thẳng, thậm chí không thể ngồi khom lưng.

Ngồi xếp bằng không chỉ giúp khai thông kinh lạc và huyết mạch của chân, mà còn mở khớp háng.

Ở tư thế ngồi xếp bằng, cổ chân sẽ ép vào động mạch lớn của đùi, tim sẽ tăng lực bơm máu, do đó giúp khai thông mạch máu ở chân. Ngoài ra trước khi khai thông mạch máu ở chân, vì động mạch chân không thông nên máu của toàn cơ thể đều tập trung ở phần trên. Lúc này tim tăng cường cung cấp máu lượng lớn, nên các cơ quan nội tạng nhận được nhiều máu, qua đó nhanh chóng cải thiện chức năng nội tạng, thúc đẩy cấp máu lên não.

Luyện xếp bằng còn có thể nhanh chóng thúc đẩy hoạt động của nhu động đường tiêu hóa, ngay cả khi luyện ngay sau bữa ăn, cũng có thể giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn.

Ngồi xếp bằng hàng ngày giúp rèn luyện sức mạnh của lưng và chân, giảm đau thần kinh tọa do ngồi lâu. Khi bạn chịu quá nhiều áp lực công việc, não bộ không nhạy bén, việc ngồi xếp bằng sẽ khiến tuần hoàn máu ở chân có thể thúc đẩy quá trình cung cấp máu lên não. Sau khi tập xong tư duy sẽ minh mẫn tràn đầy năng lượng.

Tư thế xếp bằng có thể khai thông mạch máu ở chân, cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, giảm tình trạng đau bụng kinh và lượng kinh ít. Khi kinh nguyệt được điều hòa thì các vấn đề về nội tiết cũng sẽ được giải quyết, vì vậy xếp bằng đối với phụ nữ có rất nhiều lợi ích.

Đối với những bà mẹ bận rộn, phải chăm con nhỏ và làm việc nhà hàng ngày mà nói, tư thế xếp bằng có thể giảm bớt những cơn đau lưng tích tụ lâu ngày, ngăn ngừa các bệnh về cột sống.

Nam giới xếp bằng cũng có rất nhiều lợi ích. Mỗi ngày ngồi xếp bằng trước khi đi ngủ giúp rèn luyện gân cốt, khai thông kinh mạch, cải thiện chức năng của các cơ quan nội tạng, thúc đẩy tuần hoàn sinh lý, duy trì sức khỏe của thận và tuyến tiền liệt.

Thiên Bình biên dịch/tinhhoa