Cholesterol là một chất béo như sáp, chủ yếu do gan tạo ra và một số là do ăn uống. Đây là thành phần quan trọng của màng tế bào và được cơ thể sử dụng để sản xuất hormone và vitamin D.
Có hai loại cholesterol chính luân chuyển trong máu. High-density lipoprotein (HDL) được gọi là cholesterol “tốt” vì đi từ động mạch đến gan và được thải ra khỏi cơ thể. Low-density lipoprotein (LDL) là dạng “xấu” có thể lắng đọng trên thành động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Khoảng 13% người lớn ở Hoa Kỳ có tổng lượng cholesterol (tổng của HDL và non HDL) cao – tức từ 240 mg/dL trở lên. Còn LDL cao là từ 160 mg/dL hoặc hơn.
Tuy nhiên, mức độ HDL cao lại có lợi: Nếu thấp hơn 40 mg/dL thì lại có nguy cơ cho bệnh tim.
Làm sao duy trì mức cholesterol lành mạnh
Ăn uống lành mạnh
Cắt giảm lượng carbs tinh chế như bánh quy, bánh ngọt, bánh mì mềm, khoai tây chiên và soda. Ăn nhiều trái cây và rau quả, thực phẩm từ đậu nành nguyên hạt (như tofu), cá béo, đậu và legumes, tỏi tươi và trà xanh.
Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục nhịp điệu hàng ngày có thể giúp tăng mức HDL.
Thư giãn
Căng thẳng có thể thúc đẩy cơ thể tiết chất béo vào máu, làm tăng mức cholesterol. Chống căng thẳng bằng cách hít thở sâu, yoga, massage và thiền định hàng ngày.
Giảm cân
Giảm cân, dù ít, cũng có thể làm giảm mức cholesterol.
Không hút thuốc
Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim và cũng có thể làm giảm đáng kể cholesterol HDL.
Dùng thuốc và chất bổ sung
Nếu bạn mắc chứng cholesterol cao, bác sĩ có thể cho dùng statin. Thuốc này có thể giảm LDL và cholesterol toàn phần một cách hiệu quả, nhưng cũng có các tác dụng phụ, như đau nhức và yếu cơ, rối loạn gan, suy giảm nhận thức và bệnh tiểu đường loại 2.
Nếu dùng statin, nên bổ sung thêm bằng coenzyme Q10. Nó cung cấp năng lượng cho ty thể (mitochondria) trong tế bào tim (nơi diễn ra tiến trình chuyển hóa năng lượng) và giúp chống lại chứng đau nhức cơ và khớp.
Nguồn: Prevention- Triệu Chính/quinhon11