Thứ Tư, 20 tháng 4, 2022

Cha mẹ đừng nên áp đặt suy nghĩ của mình lên cái

Làm cha mẹ, đừng áp đặt suy nghĩ của mình lên con cái

Cập nhật lúc 02-04-2022 16:54:31 (GMT+1)
Đùng để trẻ cô độc, ca mẹ hãy làm bạn, chia sẻ vởi con,dạy con cách làm một ngưởi hạnh phúc

                          Hãy tôn trọng sở thích của con, lắng nghe, chia sẻ cùng con để đạt mục tiêu cuối cùng là con được sống hạnh phúc.


Chuẩn bị mọi yếu tố để con thành người hạnh phúc

Ngày 1/4 vứa qua, một nam sinh 16 tuổi ở Hà Nội để lại thư tuyệt mệnh rồi trèo ra ban công tầng 28 tự vẫn trước tiếng thét vô vọng của người bố i. Sự việc gây đau xót không chỉ cho người trong gia đình, nó xới lên trong lòng những người làm cha mẹ về một sự thức tỉnh, bàng hoàng, xót xa. Nhiều người nhìn thấy mình trong câu chuyện ấy. Ai cũng mong con mình học hành giỏi giang, được vào trường chuyên, lớp chọn, đạt nhiều thành tích cao. Nguyện vọng chính đáng đó nhiều khi lại chính là nguyên nhân đẩy trẻ đến những suy nghĩ tiêu cực.

TS Khuất Thu Hồng ,thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội,  nhớ lại những năm tháng tuổi thơ, cũnng nhiều lần muốn tìm đến cái chết. "Lúc đó cứ nghĩ mình là đứa bất hạnh nhất trên đời. Lớn lên mới biết vô vàn những đứa trẻ cũng nghĩ như thế. Và khi đó mới thấy sợ hãi cho ý nghĩ của mình và thương bố mẹ vô cùng". Rồi đến khi làm mẹ, dù là một chuyên gia tâm lý, bà cũng thừa nhận không tránh khỏi có những lúc làm con cái buồn khổ vì mình. Làm thế nào để nuôi dạy con nên người, không mắc phải những sai lầm lớn, là điều không dễ dàng khi làm cha mẹ.

Giáo dục trẻ dựa trên sự toàn diện chứ không phải nhăm nhăm nhồi nhét vào đầu trẻ đủ thứ kiến thức. Trước tiên là lối sống, hành vi, cách ứng xử trong cuộc đời. Trước tiên, chính cha mẹ hãy sống bao dung, biết tha thứ cho lỗi sai của người khác, kiên nhẫn với những lỗi lầm vô ý của họ. Không bao giờ đóng vai quan tòa, áp đặt sự trừng phạt lên bất kỳ ai. Nếu thấy ai đó mắc lỗi vi phạm, có ai đó làm thiệt thòi gì đó cho mình về vật chất hay danh tiếng - thì bỏ đi. Đừng bao giờ ngẫm nghĩ tìm cách trừng phạt người ta, làm hại người ta. Những đứa trẻ lớn lên trong sự bao dung, hào phóng, biết ơn chắc chắn sẽ thành người tốt, bạn tốt của bất kỳ ai.

Nuôi một đứa trẻ ngày hôm nay khó khăn hơn cha mẹ ngày xưa nuôi chúng ta lớn. Lúc này các hệ giá trị đang tiến hóa, chuyển hóa mạnh mẽ bởi các nền văn hóa đang va chạm với nhau, đấu tranh với nhau. Hệ quả là cuộc chiến thế hệ, trình độ của chúng ta và con cái càng thêm nhiều tầng mâu thuẫn. Trong cuộc chiến đó, hãy chọn làm "đồng đội" của con. Cha mẹ cần là bạn với con, chia ngọt sẻ bùi, tôn trọng quý mến, bao dung tha thứ, bình đẳng tranh luận.

Hãy mang cho các con những gì tốt nhất chúng ta có trong lòng. Những gì tốt nhất mà cha mẹ ta không cho ta. Đó sẽ là cách tốt nhất để tăng tối đa xác suất các con thành người hạnh phúc. Đừng ép con phải có thành tích, phải vào trường chuyên, phải đạt học bổng… Hãy để chúng hạnh phúc với lựa chọn của chúng, cha mẹ chỉ là người bạn định hướng.

Đừng bắt con học… vì bố mẹ

PGS. TS Trần Thành Nam, thuộcTrường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, bày tỏ sự đáng tiếc bởi có nhiều sự việc tương tự xảy ra nhưng các bậc phụ huynh không rút ra được những bài học cần thiết. Ở lứa tuổi vị thành niên, các em mang tâm lý muốn được người khác chấp nhận và tán thưởng nhưng lại thiếu hụt kỹ năng, nhất là kỹ năng đương đầu với áp lực và vượt qua thất bại để kiên định với mục tiêu cuộc sống của mình. Có những học sinh sau khi được cứu đã tâm sự rằng tự tử là con đường cuối cùng để em phản kháng lại những áp lực kỳ vọng của cha mẹ vào thành tích học tập cũng như lịch học chính, học thêm dày đặc mà cha mẹ dành cho em.

 

Cha mẹ hãy định hướng và hỗ trợ con dựa trên cảm xúc và năng lực của con.

Sự biến đổi về tâm sinh lý trong giai đoạn vị thành niên cũng là một giai đoạn nhạy cảm dễ tổn thương ở những người trẻ. Trong giai đoạn này, sợi dây ràng buộc với gia đình trở nên giãn ra. Nhận thức về các vấn đề xã hội cũng sâu sắc hơn nên trẻ thích tranh cãi, phản kháng người lớn, khi phát hiện ra những khiếm khuyết của cha mẹ, những điều cha mẹ nói và làm không thống nhất khiến các em dễ trở nên thất vọng, chán chường. Nhu cầu giao lưu kết bạn của lứa tuổi, muốn được bạn bè cùng trang lứa chấp nhận và tán thưởng ngày càng lớn nên khi bị tước mất các mối quan hệ, bị tẩy chay sẽ dễ dàng tìm đến cái chết vì không thể chấp nhận cuộc sống cô đơn, tách biệt khỏi nhóm.

Cha mẹ kỳ vọng và nỗ lực vì thành tựu của con thì không có gì sai. Nhưng thay vì mệnh lệnh, ép buộc, hãy định hướng và hỗ trợ con dựa trên cảm xúc và năng lực của con. Nếu bỏ qua các yếu tố đó thì bố mẹ chỉ đang làm vì bản thân mình chứ không phải vì sự phát triển tốt nhất cho con.
Thế giới ngày nay càng vận hành theo cái cách làm cho con người càng dễ cảm thấy cô đơn và tuyệt vọng hơn… Nếu chính chúng ta-những người lớn không thay đổi để con trẻ bớt áp lực, bớt khổ đau thì mọi cố gắng làm giàu, phát triển, hùng cường, có lẽ sẽ chẳng còn ý nghĩa gì.

Theo các chuyên gia, câu chuyện đau lòng trên đây là hồi chuông cảnh tỉnh các bậc phụ huynh. Hãy yêu thương con mình đúng cách! Hãy dành thời gian chia sẻ, bầu bạn, lắng nghe con. Đừng áp đặt mong muốn, hy vọng của bản thân lên con trẻ. Trước sự gia tăng tự tử ở lứa tuổi thanh thiếu niên, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề tổn thương sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên là một vấn đề quan trọng và cấp thiết.

Nguồn: suckhoedoisong.vn/Tô Hội