Trong xã hội ngày nay, với sự phát triển của xã hội, nhịp sống quá gấp gáp, mọi người vì kiếm tiền, vì mưu sinh mà vẫn chăm chỉ làm thêm giờ, thậm chí là thức khuya làm việc. Đa số mọi người bận đến mức không có thời gian để nghỉ ngơi chứ đừng nói đến thời gian tập thể dục.
Nếu quá bận rộn không có thời gian đến phòng tập bạn có thể lựa chọn đi bộ như một hình thức tập thể dục. Đi bộ là bài tập đơn giản nhất bởi nhìn chung bạn chỉ cần dành ra 20 phút mỗi ngày để tập luyện.
Đi bộ đơn giản nhưng nhiều lợi ích
Mặc dù đi bộ không tiêu hao năng lượng của cơ thể nhanh như nâng tạ hay chạy bộ nhưng nó cũng giúp rèn luyện cơ và xương trên cơ thể. Đối với những người thường xuyên ngồi lâu, đi bộ còn giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể, hoạt huyết, thông kinh lạc.
Ngoài ra, đi bộ cũng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, cải thiện khả năng miễn dịch được và giúp cơ thể đào thải các chất độc hại ra ngoài nhanh hơn. Đi bộ không chỉ rèn luyện tim mạch mà còn cả phổi, ngăn ngừa các bệnh về hệ hô hấp.
Đi bộ còn giúp tăng cường sức khoẻ tim mạch, đẩy nhanh tốc độ lưu thông máu trong cơ thể, giúp cơ thể tiêu hao lượng mỡ thừa, giảm tích tụ mỡ, từ đó giúp phòng ngừa tắc nghẽn mạch máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch và nhồi máu cơ tim.
Đi bộ là một hình thức rèn luyện cơ thể giúp con người kiểm soát cân nặng, hạn chế tình trạng béo phì, giúp người tập duy trì thân hình cân đối.
6 KHÔNG khi đi bộ để đạt hiệu quả tối đa
1. Không đi quá nhanh
Nhiều người cho rằng đi bộ càng nhanh càng tốt. Tốc độ đi bộ quá nhanh có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của cơ thể, nếu chân không phối hợp kịp thời sẽ rất dễ bị ngã, gây chấn thương cho cơ thể.
Khi đi bộ, nếu bước những bước quá lớn, quá nhanh sẽ khiến lòng bàn chân sẽ chịu nhiều lực hơn, làm tăng gánh nặng cho khớp cổ chân và không có lợi cho sức khỏe của khớp gối. tốc độ nhanh hơn mà không làm tăng gánh nặng cho xương. Ngoài ra, nếu bạn đi bộ quá nhanh rồi dừng lại đột ngột sẽ khiến các khớp bị đau nhức, không thuyên giảm trong thời gian ngắn.
Vì vậy, khi đi bộ cũng hãy chú ý đến tốc độ. Khi mới bắt đầu nên đi bộ chậm rãi khoảng năm phút, sau đó tăng tốc độ dần dần phù hợp với bản thân để làm nóng cơ thể và tiêu hao năng lượng.
2. Không đi quá lâu
Theo các khuyến nghị của chuyên gia, mỗi ngày mỗi người chỉ nên đi bộ khoảng 6.000 bước. Trung bình thời gian đi bộ kéo dài trong khoảng 40 phút với cường độ vừa phải sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ nhất cho cơ thể con người.
3. Tư thế đi bộ không đúng
Khi đi bộ cũng nên chú ý điều chỉnh tư thế, nên ngẩng cao đầu, ưỡn ngực. Tư thế tốt nhất khi đi bộ là giữ cho cột sống và cổ trên một đường thẳng, thả lỏng vai gáy.
Các tư thế khi đi bộ cần tránh như vừa đi vừa nhìn xuống chân hoặc nhìn điện thoại quá thường xuyên có thể gây áp lực cho các đốt sống cổ. Tránh đi còng lưng xuống vì có thể gây mỏi lưng và vai, bạn có thể thả lỏng vai xuống khi đi hoặc đứng nhưng vẫn phải giữ thẳng cột sống.
4. Bổ sung không đủ nước
Khi đi bộ tập thể dục cơ thể sẽ bị mất nước xảy và các chất điện giải cần thiết do chảy mồ hôi để điều hòa nhiệt của cơ thể. Vì vậy, hãy nhớ uống nước khi đi bộ tập thể dục, bạn có thể cầm theo một chai nước khi đi bộ và cứ sau 30 phút hãy uống nước 1 lần.
5. Không đi bộ ngay sau bữa ăn
Nhiều người thích đi bộ ngay sau bữa tối vì nghĩ như vậy sẽ giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn nên nghỉ ngơi 30 phút sau bữa ăn rồi mới đi bộ vì vừa ăn xong có máu sẽ tập trung vào hệ tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn. Nếu đi bộ ngay thì sẽ gây ra tình trạng đau tức bụng, khó tiêu.
6. Trang phục không phù hợp
Khi đi bộ tập thể dục, mọi người nên lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt, tránh mang đồ quá chật hoặc lùng thùng. Ngoài ra, mọi người cũng nên lựa chọn các loại giày thể dục êm chân để tránh làm tổn thương xương khớp.
Tóm lại, mặc dù đi bộ là bài tập đơn giản và mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng nếu đi bộ không đúng cách thì cũng có thể gây tổn hại đến sức khoẻ. Vì vậy, hãy nhớ 6 lưu ý trên để việc đi bộ tập thể dục đạt lợi ích sức khoẻ cao nhất
(theo soha)