Thứ Năm, 21 tháng 4, 2022

Một Nghề Cao Quý: Săn Sóc Bệnh Nhân Ở Giai Đoạn Cuối Đời


Săn sóc bệnh nhân ở giai đoạn cuối đời có mục đích nhằm giảm thiểu sự đau nhức 
và tạo cho họ có được một ít thoải mái trong những ngày còn lại trên dương thế.
Chẳng hạn như cấp thuốc morphine, thay tã, thay quần thay áo, làm giường, giúp bệnh
 nhân trong việc ăn uống, trong vấn đề vệ sinh, tắm rửa hằng ngày, v.v…
Đó là những công việc thường lệ của một nhân viên điều dưỡng (préposé aux bénificiaires)
Đây là một job không phải dễ, rất cực nhọc, đòi hỏi một sức chịu đựng cao, một sự cảm thông và nhẫn nại hơn người.
Không phải ai cũng có thể làm được hết đâu.

Làm việc trong một khung cảnh đượm vẻ thê lương, nặng nề, và đầy rẫy âm thanh rên 
xiết suốt ngày suốt đêm, những người làm công việc nầy cũng không dám nói là mình chai đá
 dững dưng được trước cảnh đời quá phủ phàng, kiếp nhân sinh quá phù du…
« Con người chịu đựng đớn dau và chết một mình-L'homme soufre et meurt tout seul » 
(Giáo sư Trần Quang Đệ)
 
Video : A day in the life of a hospice nurse
htttp://www.youtube.com/watch?v=xHFVSxoS9Ws

***
Tạm trị và săn sóc cuối đời (palliative care and end of life care)
Tạm trị (palliative care) không có mục đích chửa trị nhưng chỉ giúp bệnh nhân bớt sự đau đớn
 về thể xác và tinh thần (như lo âu và trầm cảm).
Săn sóc cuối đời (hospice care) luôn luôn có kèm theo palliative care.
Bệnh nhân có thể được tạm trị palliative care bất cứ trong giai đoạn nào của bệnh tật.

Serious illnesses can cause physical symptoms, such as pain, nausea or fatigue. You may also have 
psychological symptoms like depression or anxiety. The treatments for your disease may cause symptoms or side 
effects. Palliative care relieves symptoms without curing your disease.
Hospice care, care at the end of life, always includes palliative care. But you may receive palliative care at any 
stage of a disease. The goal is to make you comfortable and improve your quality of life.
 
Bs Nguyễn Văn Đích- Săn sóc những giây phúc cuối đời
http://vuisongmoingay.blogspot.com/2011/11/san-soc-nhung-giay-phut-cuoi-oi.html

Đơn vị săn sóc cuối đời
Bộ phận săn sóc cuối đời trong bệnh viện là một tập hợp của nhiều ngành để có thể đáp 
ứng nhu cầu của người sắp ra đi cũng như của thân nhân.

Lấy thí dụ đơn vị săn sóc cuối đời tại bệnh viện Hôpital du Sacré Cœur de Montreal, làm 
việc thường trực 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần . Được chấp nhận vào đơn vị, là những người 
bị cancer giai đoạn cuối, bệnh nan y về thần kinh, về biến dưỡng và nội tiết. Đồng thời 
cũng có những người mắc các chứng bệnh ngặt nghèo nhưng họ chuộng giải pháp ở nhà.
 Họ đến để được bác sĩ điều chỉnh lại liều lượng thuốc giảm đau.

La grande majorité des personnes admises sur l'Unité est affectée par un cancer en phase terminal. Plusieurs 
autres patients combattent des maladies terminales non néoplasiques, des maladies neurologiques, des 
maladies métaboliques et endocriniennes. Également, certains patients vivant à domicile, souffrant de maladies 
sérieuses, visitent l'Unité dans le but d'ajuster leur médication afin de soulager la douleur éprouvée, ce qui leur 
permet une qualité de vie plus décente.
 
Đơn vị gồm có những ai?
Bénévoles (thiện nguyện viên)
Médecins et résidents (bác sĩ và Sinh viêv nội trú)
Psychiatre (bác sĩ tâm thần)
Infirmières (y tá)
Infirmières auxiliaires ( y tá phụ)
Préposés aux bénéficiaires (nhân viên điều dưỡng ?)
Commis intermédiaire
Infirmière gestionnaire d'épisode de soins
Animateur de pastorale (người lo lễ nghi công giáo)

Tâm sự của một nhân viên điều dưỡng
NNT là cháu của người gõ là một nhân viên điều dưỡng (?) ( préposé aux bénificiaires) tại 
một bệnh viện lớn ở Montreal.
Mấy năm trước đây, cậu ta làm việc tại một bộ phận có thể được gọi là hắc ám nhứt . Đó là
 tầng bệnh nhân « tạm trị » trong giai đoạn cuối đời (unité de soins palliatifs)
Đây là đơn vị của các bệnh nhân hết thuốc chữa và chỉ còn chờ ngày ra đi mà thôi.

Sau đây là đôi dòng tâm sự của cậu ta.
 
« Cuộc đời đưa đẩy tôi làm nhân viên cho một bệnh viện ở Montreal.
Công việc của tôi là chăm sóc người bệnh, giúp cho họ có được những giây phút thoải mái
 để cuộc sống dễ chịu hơn trong những ngày cuối cùng của đời họ trên dương thế nầy.
Đó là những người bệnh già, bệnh nhân lú lẫn Alzheimer, những người bị ung thư vào giai 
đoạn cuối, những người mới vừa được mổ và những người bị bệnh tâm thần, v.v…
Bệnh nhân được tôi săn sóc nằm trong khoảng tuổi từ 18 đến 101 tuổi.
Có người còn rất trẻ, đâu trên dưới 20 tuổi mà phải chịu nằm chờ chết vỉ họ bị ung thư não.
 Có người bị ung thư vú, mùi hôi thúi nồng nặc rất khó chịu, cần phải băng bó vết thương lại
 bằng những loại băng có chất than charbon activé cho đỡ hôi thúi. Họ không ngớt rên la 
cả đêm vì quá đau đớn và khó chịu. Họ thường năn nĩ để xin thuốc morphine để giảm đau.
Tôi thấy rất xót xa và cảm thương họ, nhưng biết làm sao bây giờ?
Biết chừng đâu một ngày nào đó mình cũng sẽ như họ?
Trước tình cảnh như thế, người ta tự hỏi chúng ta có nên giúp bệnh nhân chấm dứt sự đau 
đớn vô ích đó càng sớm càng tốt hay không? Nhưng đây chỉ là ý tưởng riêng tư của mỗi 
người mà thôi.
 
Tôi rất xót xa mỗi khi thấy những bệnh nhân còn quá nhỏ tuổi mà phải vô nằm trong soins 
palliatifs. Họ chưa hưởng được gì cả trong cuộc đời quá ngắn ngủi. Đối với các cụ lớn tuổi, 
80- 90 tuổi trở lên thì dễ chấp nhận hơn vì họ đã thật sự sống cuộc đời họ rồi. Chết là sự 
giải thoát khỏi thân xác già nua xấu xí, khỏi bệnh tật, khỏi sự đau đớn của thể xác và tâm 
hồn…Các cụ đã sống quá đủ rồi.

Theo sự quan sát của mình, tôi thấy người bệnh rất sợ chết mà thân nhân cũng rất sợ xác 
chết nữa. Tôi muốn nói đến trường hợp của một cụ bà người Hoa, 85 tuổi. Con gái, 65 tuổi, 
của cụ bà thường phàn nàn sao đêm nào mẹ mình cũng không ngớt gọi mình làm mình 
không ngủ nghê gì được cả. Rồi có một đêm nọ, người con gái không còn nghe tiếng mẹ 
mình gọi nữa. Bà ta mới hỏi tôi và tôi cho biết là bà cụ đã đi rồi trong đêm qua. Người con 
mới xin tôi được mang găng tay và mặc áo blouse để vào nhìn mặt mẹ lần cuối cùng. Tôi 
nói bà cụ là mẹ thì cần gì phải mang găng và bận áo choàng làm chi. Bà cứ việc vô đi, 
không sao đâu, nhưng bà ta không dám, mà chỉ đứng ngoài cửa lấp ló ngó vào và run cầm 
cập. Mẹ mình mà mình cũng sợ!

Mỗi khi có người vừa mới tắt thở, bác sĩ liền được mời đến để chứng thật. Phận sự của tôi 
sau đó là tháo gỡ hàm răng giả của người chết ra và bỏ vào hộp. Thay bỏ quần áo cũ ra và 
bận vào xác chết một cái áo giấy, cuộn xác kỹ lưỡng vào một tấm nylon to. Để xác lên xe 
và đẩy xuống nhà xác. Thế là xong một kiếp người!
Mỗi khi có người quá vãng thì thân nhân đến viếng.
Dân Haiti thường đến rất đông, khóc la thảm thiết, kế đến là người Ý cũng khá đông.

Người mình thì ít hơn. Đôi khi cũng có gia đình rước thầy đến tụng niệm kinh vãng sanh, 
bằng không thì cũng để cassette hoặc CD Nam Mô A Di Đà Phật, hoặc kinh Tây Tạng.
Làm việc lâu năm trong soins palliatifs, đối mặt thường xuyên với cảnh bệnh hoạn và chết 
chóc, tôi phải tự tạo cho mình một cái vỏ khá cứng mới có thể chịu đựng được…NNT » 
(Ngưng trích)

Vấn đề trợ tử
Theo người gõ : Luật pháp Canada cấm ngặt việc trợ tử.Vấn đề nầy hiện nay vẫn còn là 
đề tài tranh luận tại các xứ Tây phương!
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xem sự sống là thiêng liêng nên họ đều cấm triệt 
việc giúp đỡ bệnh nhân sớm kết liểu cuộc sống. Đây là một vấn đề cấm kỵ, còn đang được tranh luận.
Ngày nay chỉ có Hòa Lan, Thụy Sĩ, Bỉ và tại một vài tiểu bang Hoa Kỳ như Washington, 
Oregon và Montana mới cho phép việc trợ tử physician aid in dying or PAD.
 
Nguyễn Thượng Chánh-Quyền được chết trong phẩm giá
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-98_4-14443_5-50_6-2_17-110_14-1_15-1/

Vài năm trước đây, báo chí có đề cập đến trường hợp của một người Mỹ gốc Việt rất giàu 
có, tài sản 100 triệu dollars nhưng chẳng may bị cancer vào giai đoạn cuối cùng, và bác sĩ 
nói ông ta chỉ còn sống khoảng ba tháng mà thôi.

Bệnh nhân bèn trở về quê hương để được chết bên đó. Theo lời khuyên bảo của một 
thầy tử vi, ông ta xin chánh quyền Việt Nam cho phép ông được chết (trợ tử) vào ngày giờ 
tốt hầu giúp cho con cháu được hưng phát sau nầy.
Biết rằng luật pháp Việt Nam cấm việc trợ tử.
Không biết với tài sản kết xù của mình, bệnh nhân có thể chết theo ý muốn được không?
Xin được chết đúng ngày giờ tốt
http://pda.vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Xin-duoc-chet-dung-ngay-gio-tot/11122644/218/

Tâm trạng của người sắp ra đi
Tiếp xúc với người sắp chết là việc rất khó và rất tế nhị. Chúng phải biết cảm thông với 
người bệnh vào giai đoạn cuối đời.
Nên ghi nhớ những điều sau đây:
- Khuyến khích họ thố lộ ra những ưu tư, ước muốn và nói lên những tình cảm sâu kín của họ.
- Phải biết lắng nghe họ bằng đôi tai, bằng cặp mắt, và bằng cả con tim của mình và nhẹ 
nhàng nắm lấy tay họ.
- Nếu họ còn nói được, cần phải nhẫn nại, nên dùng những chữ đơn giản, có thể không 
dùng ngôn từ mà chỉ sử dụng cử chỉ để trao đổi với người bệnh.
- Phải biết tôn trọng bệnh nhân trong giai đoạn cuối đời. Không bao giờ nói với họ những 
câu vô duyên như: ngày mai sẽ khá hơn, hãy mĩm cười, tất cả sẽ tốt đẹp, đừng có lo, mọi 
sự rồi sẽ trở nên ổn thoả hết...
- Đôi khi người sắp chết cần phải nói lên về sự chết hay về quá khứ của họ.
- Phải tôn trọng họ và hãy lắng tai nghe họ nói.
- Chúng ta cũng cần phải tôn trọng sự im lặng của người sắp chết.
- Người sắp chết tuy nằm bất động nhưng họ vẫn còn nghe. Vậy tránh nói những lời 
không tốt đẹp, nói lén, hoặc đem chuyện gia đình ra gây gổ ào ào với nhau bên cạnh giường 
bệnh.
 
Elisabeth Kubler Ross (1926-2004) một nhà tâm lý học Hoa Kỳ, bà thường xuyên làm việc
 bên cạnh những bệnh nhân trong giai doạn cuối đời của họ. Bà đã đưa ra những điều nhận 
xét sau đây.
The five stages of grief
http://grief.com/the-five-stages-of-grief/
Người sắp chết thường phải trải qua năm giai đoạn tâm lý sau đây :
- Sự chối từ (denial)
Đây là một phản ứng tự nhiên. Họ không chấp nhận sự chẩn đoán chung quyết của bác sĩ. 
Họ rất lo sợ nên có phản ứng chối từ.
- Sự giận dữ (anger)
Tại sao phải là tôi? Tại sao ngay bây giờ. Bất công quá. Bệnh nhân cố ý không chấp nhận 
sự thật và trở nên hung dữ đối với tất cả mọi người.
- Thương lượng với sự chết (bargaining)
«Nếu tôi có chết cũng không thể nào trước ngày đám cưới của con gái tôi được. hoặc 
không thể nào chết trước ngày ra đời của cháu nội tôi được»
- Giai đoạn chán đời, trầm cảm (depression)
Bệnh nhân rơi vào trạng thái buồn rầu cực độ trước sự chết quá hiển nhiên của mình trong
 những ngày sắp tới. Họ phải xa lìa và bỏ lại hết tất cả những gì thân thương nhất trên cõi đời
 nầy.
- Chấp nhận cái chết (acceptance)
Cuối cùng họ trở nên bình thản hơn và chịu chấp nhận sự ra đi của họ.
 
Năm điều luyến tiếc thường thấy nhứt ở những người sắp ra đi.
Bonnie Ware là một nữ y tá Úc Châu làm việc bên cạnh những bệnh nhân cuối đời. Bà 
ghi nhận trong một quyển Regret of the Dying năm điều tiếc nuối hầu như giống nhau từ 
các bệnh nhân cuối đời.

REGRETS OF THE DYING
http://www.inspirationandchai.com/Regrets-of-the-Dying.html
For many years I worked in palliative care. My patients were those who had gone home to die. Some incredibly special times were shared. I was with them for the last three to twelve weeks of their lives.

1- Phải chi tôi có đủ can đảm sống cuộc đời như tôi muốn chớ không phải sống như người 
khác muốn cho tôi.
I wish I'd had the courage to live a life true to myself, not the life others expected of me.
Đây là sự luyến tiếc thường thấy nhất. Khi một người ý thức rằng cuộc đời họ gần chấm dứt
 thì họ có cái nhìn sáng suốt hơn về thời quá khứ của mình. Họ mới hiểu rằng có biết bao 
là ước mơ không thực hiện được.
Đa số người sắp chết không thực hiện được 50% số ước mơ của họ và họ chết vì sự lựa 
chọn hay không lựa chọn của họ.
Sức khỏe là một thứ tự do mà ít có người để ý đến cho đến lúc mất nó.

2- Phải chi tôi đừng quá ham làm việc.
I wish I didn't work so hard.
Hầu như đây là lời tiếc nuối của hầu hết tất cả bệnh nhân mà bà Bonnie Ware có dịp săn 
sóc cho đến phút họ ra đi. Họ tiếc rẻ rằng họ không còn có mặt ở trên cỏi đời nầy trong thời 
gian con cái họ còn nhỏ dại cũng như không được ở bên cạnh người vợ yêu quý.

3- Phải chi tôi có đủ can đảm để nói lên tình cảm của mình.
I wish I'd had the courage to express my feelings
Nhiều người chôn chặt tình cảm của họ để tránh xung đột với người khác. Bởi lý do nầy, một 
số không ít người đã phải chịu đựng những bệnh liên hệ với trạng thái xót xa 
(bitterness)và phẫn hận (resentment).

4- Phải chi tôi vẫn còn giữ mối liên hệ với các bạn tôi.
I wish I had stayed in touch with my friends.
Thường các bệnh nhân không nhận biết được những gì các bạn già của họ có thể đem đến 
cho họ mãi cho đế các tuần lễ chót trong đời. Khi họ ý thức được điều nầy thì đã quá trễ để 
có thể tìm ra dấu vết của những người bạn cũ. Một số người vì quá bận rộn trong cuộc sống 
riêng tư nên theo năm tháng họ để mất đi những người bạn quí.

5- Phải chi tôi tự cho phép mình được hạnh phúc hơn.
I wish that I had let myself be happier.
Đây là lời tiếc nuối thường nghe nhất.
Phần đông bệnh nhân không ý thức rằng trong đời,vui sướng và hạnh phúc là một sự lựa 
chọn của mỗi người.

KẾT LUẬN
Chết là điểm cuối cùng trong chu trình sanh lão bệnh tử.
Chết chỉ là một việc rất tự nhiên mà thôi.
Xã hội có khuynh hướng vui mừng và hân hoan trước sự nhiệm mầu của sanh sản nhưng
 lại khắt khe chống đối sự chết. Tại sao? Tại vì con người quá tham lam, dệt quá nhiều ước 
mơ và quá nhiều hy vọng chăng?

Nói theo Phật giáo, thì chúng ta vì tâm luyến ái nên cố bám víu vào cuộc sống, và vì vô minh 
nên không biết đó là giả tạo, không có gì là thật cả!
Cố tình không bàn đến cái chết là cố tình không muốn biết đến lực lượng đông đảo bác sĩ, y 
tá, nhân viên điều dưỡng và thiện nguyện viên ngày đêm hy sinh, không quản ngại khó 
khăn, sát cánh bên nhau để giúp cho các bệnh nhân cuối đời có được những giây phút 
thoải mái trước khi họ thanh thản nhắm mắt ra đi./.
 
"Thân thể con người cũng như một yên ngựa,
phải biết rời bỏ khi đã tới cuối hành trình "
Ibn Sina (Avicenne) (rf Dr Trịnh Nguyên Phước)


BS Nguyễn Thượng Chánh