Thận là một trong những cơ quan quan trọng trong cơ thể. Thận thường bị tổn thương âm thầm với những dấu hiệu thời kỳ đầu khá mờ nhạt.
Bệnh thận mãn tính là tình trạng chức năng thận bị suy giảm hoặc ngừng hoạt động, không thể đào thải các chất độc và dịch thừa ra khỏi máu. Các chuyên gia nhắc nhở: bệnh thận mãn tính chú trọng đến việc phòng ngừa và duy trì thói quen sống lành mạnh, làm việc và nghỉ ngơi điều độ.
Năm 2018, có khoảng 276 triệu người mắc bệnh thận mạn trên thế giới. Tỷ lệ này ở Mỹ chiếm 14,8% dân số người trưởng thành. Tỷ lệ mắc bệnh thận mãn tính ở người trưởng thành ở Trung Quốc là khoảng 10,8%. Còn tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh thận mạn là 6,73%.
Chức năng của thận
Thận sẽ lọc các chất thải và chỉ giữ lại protein và các tế bào máu. Chất thải sẽ được tiết ra vào dịch lọc để hình thành nước tiểu. Sau đó, nước tiểu sẽ được đào thải ra ngoài qua đường niệu đạo, từ đó giúp giảm bớt gánh nặng cho cơ thể
Ngoài ra, thận còn kiểm soát huyết áp của con người và tiết ra erythropoietin và duy trì sức khỏe của xương. Thận rất quan trọng đối với cơ thể con người, nếu thận bị tổn thương các tạp chất sẽ tiếp tục tích tụ trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Bệnh thận mãn tính
Bệnh thận mãn tính có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi bộ phận của cơ thể bạn gây ra nhiều biến chứng tiềm ẩn cho cơ thể bao gồm: huyết áp cao; bệnh tim mạch; dịch trong phổi (phù phổi); xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương; thiếu máu; giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương hoặc giảm khả năng sinh sản; tổn thương hệ thần kinh trung ương; giảm đáp ứng miễn dịch.
Đặc biệt, khi thận bị tổn thương không thể hồi phục (bệnh thận ở giai đoạn cuối), người bệnh cần phải tiến hành lọc máu hoặc ghép thận thì mới có thể sống sót.
Ở giai đoạn đầu của bệnh thận mãn tính, người bệnh nhìn chung không có bất cứ triệu chứng khó chịu nào. Điều này rất nguy hiểm vì thận có thể âm thầm tổn thương mà chúng ta không hề phát hiện ra.
Có một số bệnh nhân đến bệnh viện khám lần đầu nhưng chức năng thận đã bị tổn thương nghiêm trọng, không thể hồi phục. Thận bị tổn thương không chỉ làm suy giảm chức năng thận mà còn gây ảnh hưởng tới hệ tiết niệu và hệ tuần hoàn, rất có hại cho sức khỏe.
Vì vậy, bệnh thận mãn tính còn được mệnh danh là “kẻ giết người vô hình”, bởi các dấu hiệu ban đầu rất mơ hồ, dễ bị bỏ sót và chẩn đoán nhầm.
Dấu hiệu cảnh báo
1. Phù thũng
Phù thũng là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính. Bởi chức năng của thận đang bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng giữ nước gây ra sưng phù ở tay, chân và các bộ phận khác trên cơ thể.
Vì vậy, khi ngủ dậy nếu bạn thấy mí mắt và chi dưới bị sưng phù không rõ nguyên nhân và tình trạng này diễn ra trong thời gian dài thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận mãn tính. Lúc này người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.
2. Dấu hiệu từ nước tiểu
Một người bình thường đi tiểu 4 - 6 lần/ngày, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt. Tuy nhiên, nếu bạn gặp tình trạng tiểu ít, tiểu đêm nhiều, có nhiều bọt, có màu vàng như nước chè,... thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Vì vậy, người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
3. Huyết áp tăng vọt khó kiểm soát
Bệnh thận và huyết áp cao có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và huyết áp cao cũng là một triệu chứng phổ biến, điển hình của bệnh thận mãn tính. Bởi thận có một chức năng giúp ổn định huyết áp.
4. Một số triệu chứng khác
Khi thận gặp vấn đề, cơ thể có thể mắc thêm một số triệu chứng như thiếu máu, sốt và đau khớp, buồn nôn, mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân, đau ngực, khó thở nếu các chất lỏng tích tụ xung quanh các niêm mạc của tim và phổi.
Phòng ngừa bệnh thận mãn tính
Cơ bản nhất là uống nước đúng cách hàng ngày, tốt nhất là nước đun sôi để đảm bảo lượng nước tiểu hàng ngày khoảng 1.5 - 2l nước mỗi ngày .
2. Chế độ ăn uống
Nên xây dựng chế độ ăn nhạt, ít muối, đảm bảo đa dạng thực phẩm, ăn nhiều rau quả tươi, ít dầu mỡ, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia.
3. Không lạm dụng thuốc
Không nên lạm dụng các loại thuốc không kê đơn, thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen , acetaminophen và thuốc kháng sinh. Bạn nên làm theo hướng dẫn trên bao bì, vì uống quá nhiều thuốc giảm đau có thể dẫn đến tổn thương thận.
4. Đừng nhịn đi vệ sinh
Nước tiểu lâu ngày có thể sinh sôi vi khuẩn trong bàng quang dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm thận, gây nhiễm trùng mãn tính rất khó chữa. Ngoài ra, việc nhịn tiểu quá lâu có thể khiến nước tiểu chảy ngược vào trong thận gây ra suy thận.
Nguồn: Toutia/soha