Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

Máy bay "cá voi dễ thương" Airbus Beluga XL chính thức được đưa vào hoạt động



Một trong những chiếc máy bay được chú ý nhất lịch sử hàng không thế giới, Airbus Beluga XL, đã được đưa vào hoạt động toàn thời gian, với chuyến bay chính thức đầu tiên diễn ra vào ngày 9/1/2020.
Ở thời điểm mà những chiếc máy bay chở khách cỡ lớn như Airbus A380 và Boeing 747 đã sắp hết thời, thì Beluga XL - chiếc đầu tiên trong bộ 6 - sẽ là một trong những con quái thú "khủng" nhất trên bầu trời.

Bạn sẽ không được đi trên chiếc máy bay này, nhưng Beluga sẽ đóng một vai trò trọng yếu trong việc xây dựng nên nhiều mẫu máy bay chở khách thương mại mà chúng ta sẽ sử dụng trong nhiều thập kỷ tiếp theo.
Chiếc máy bay siêu vận tải này được thiết kế bởi Airbus, nhằm mục đích chuyên chở các thành phần máy bay giữa các nhà máy ở châu Âu và các dây chuyền lắp ráp cuối cùng ở Toulouse (Pháp), Hamburg (Đức), và Thiên Tân (Trung Quốc).
Thiết kế được chỉnh sửa từ Airbus A330
Beluga XL là "hậu bối" của Beluga, hay Airbus A300-600ST, đã hoạt động từ năm 1995.
Thiết kế của nó được vay mượn từ A330. Các kỹ sư Airbus đã hạ thấp buồng lái và ghép một khoang hàng hóa khổng lồ vào thân máy bay để tạo ra hình dáng độc đáo của nó.
Thông qua một cửa nằm ở phần "trán" máy bay, vốn mở về phía trước, hướng lên trên, người ta có thể dễ dàng đưa vào và lấy ra khỏi khoang hàng hóa một cặp cánh máy bay hoàn chỉnh, toàn bộ bộ phận buồng lái, và nhiều thành phần khác.
Máy bay cá voi dễ thương Airbus Beluga XL chính thức được đưa vào hoạt động sau một thời gian dài thử nghiệm - Ảnh 1.
Phần "trán" của XL dài hơn 6m và rộng hơn 1m so với chiếc Beluga nguyên bản, có nghĩa là mặt cắt ngang của nó rộng đến 8m.
Máy bay cá voi dễ thương Airbus Beluga XL chính thức được đưa vào hoạt động sau một thời gian dài thử nghiệm - Ảnh 2.
Chức năng thú vị
Hình dáng độc đáo của Beluga XL chính là lý do người ta đặt cho nó biệt danh "cá voi bay". Bạn có thể dễ dàng nhận thấy chiếc máy bay này trông giống hệt một con cá voi beluga - một loài có vú da trắng sống ở Bắc cực.
Máy bay cá voi dễ thương Airbus Beluga XL chính thức được đưa vào hoạt động sau một thời gian dài thử nghiệm - Ảnh 3.
Phần đầu với cặp mắt vui tươi và miệng cười của XL thể hiện rõ ràng điều đó. Thiết kế lạ thường này được chọn bởi đội ngũ lãnh đạo Airbus sau một cuộc thăm dò có sự tham gia của 20.000 nhân viên, với 6 lựa chọn được đưa ra. Nhận được đến 40% phiếu bầu, thiết kế mà chúng ta thấy hiện nay rõ ràng không có đối thủ.
"Chúng tôi từng nói ở Toulouse hay Hamburg rằng tụi nhóc sẽ nhận ra ngay chiếc Beluga. Chúng yêu chiếc máy bay rất đặc biệt này" - Bertrand George, giám đốc chương trình Beluga XL nói.
Tuy nhiên, thiết kế này không đơn thuần là dễ thương, mà nó có những chức năng riêng. Khoang hàng hóa khổng lồ đủ lớn để chở một cặp cánh máy bay A350 (chiếc Beluga cũ chỉ chở được 1 mà thôi), và chiếc mũi giống cá voi giúp cải thiện khả năng khí động học của máy bay.
Thiên nhiên đã giúp loài cá voi beluga tiến hóa như ngày nay, và theo Grosse thì "bay trong không khí cũng giống như bơi dưới biển vậy".
Máy bay cá voi dễ thương Airbus Beluga XL chính thức được đưa vào hoạt động sau một thời gian dài thử nghiệm - Ảnh 4.
Máy bay cá voi dễ thương Airbus Beluga XL chính thức được đưa vào hoạt động sau một thời gian dài thử nghiệm - Ảnh 5.
Huấn luyện phi công
Lái chiếc máy bay này có gì khác biệt không? Theo George, dù có hình dáng lạ, nhưng "với các phi công thì nó thực sự như một chiếc A330. Các phi công của chúng tôi sẽ được huấn luyện trên chiếc A330 và sau đó họ sẽ được học một khóa chuyên môn Delta để lái chiếc Beluga XL".
Nếu bạn nghĩ chiếc máy bay này sẽ có tốc độ bay chậm hơn, thì George khẳng định "tốc độ sẽ như nhau".
"Thứ thực sự thay đổi là hành vi của chiếc máy bay ở phần sau, phía đáy của khoang hàng hóa".
"Đó là lý do tại sao chúng tôi đã nâng đuôi đứng của máy bay lên hơn 2m để đưa nó ra khỏi luồng không khí đằng sau khoang hàng hóa và chúng tôi còn trang bị bộ phận tăng tốc đặc biệt trên đuôi ngang của máy bay để giúp nó ổn định".
Chiếc Beluga XL sử dụng hai động cơ Rolls-Royce Trent 700, và giống như cặp cánh, đều được lấy từ chiếc A330.
Chuẩn bị cho một vị khách rất đặc biệt
Airbus sản xuất cánh máy bay tại một nhà máy lớn ở cảng Hawarden, Anh.
Nhà máy này đã được chỉnh sửa đặc biệt để chào đón Beluga XL, ví dụ như được trang bị hai bộ cửa cho nhà ga Beluga Line Station - một cửa dành cho Beluga và cửa kia dành cho Beluga XL.
Airbus còn chuẩn bị đường hạ cánh và dựng lại hàng rào (để điều hướng ống xả cực mạnh của động cơ một cách an toàn), đồng thời lắp đặt các đường rẽ mới - cần thiết để chiếc Beluga XL quay đầu trên đường băng khá ngắn của Hawarden, khoảng 1.600m.
"Chiếc máy bay này, tôi có thể khẳng định, là một biểu tượng đối với công ty" - George nói. "Đây là con ngựa thồ của Airbus. Nó còn hơn cả một chiếc máy bay. Nó là thứ giúp Airbus tạo ra máy bay mỗi ngày".
Tham khảo: CNN/trithuctre