Thứ Hai, 13 tháng 1, 2020

7 Thói Quen Ăn Uống Thường Thấy Là Nguyên Nhân Gây Ra 7 Loại Ung Thư

Theo chuyên gia dinh dưỡng, 7 kiểu ăn uống thường thấy dưới đây là thủ phạm gây ra 7 loại ung thư, cảnh báo mọi người chú ý.

 

Một ngày 3 bữa ăn không đơn giản là cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Thời gian dài ăn uống không khoa học, không hợp lý, cuối cùng cũng sẽ trở thành "sát thủ". Có rất nhiều bệnh ung thư là do thói quen ăn uống hàng ngày.
Theo chuyên gia dinh dưỡng 7 kiểu ăn uống thường thấy là thủ phạm gây ra 7 loại ung thư, cảnh báo mọi người chú ý:
 

1. Ăn thực phẩm bị mốc, uống rượu - Ung thư gan


Nhiều người phát hiện thực phẩm đã hỏng một phần nhưng tiếc và không vứt bỏ, cố gắng ăn. Tuy nhiên điều này sẽ làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan. Theo báo cáo từ Ung thư toàn cầu, một nửa số bệnh nhân bị ung thư có liên quan đến việc uống quá nhiều rượu và ăn thực phẩm hỏng.
Hầu hết các loại thực phẩm hỏng, mốc sẽ tạo ra aflatoxin, một chất gây ung thư siêu mạnh. Độc tính của nó gấp 10 lần kali xyanua và 68 lần so với asen, do đó khi ăn vào rất dễ bị ung thư gan.

Ngoài ra, uống rượu quá mức sẽ dẫn đến ung thư gan thông qua 4 bước: Rượu sẽ ngăn gan phân hủy axit béo, dẫn đến tích tụ axit béo. Trong một thời gian dài, rất dễ khiến gan bị nhiễm mỡ do rượu và sau đó tiến triển thành → viêm gan → xơ gan → ung thư gan.

2. Thích ăn các loại thực phẩm ngâm - Ung thư dạ dày

Trong thực phẩm ngâm chứa hợp chất nitrosamine, nó là một chất gây ung thư mạnh và là thủ phạm gây ung thư dạ dày. Vì vậy, giới chuyên gia khuyên mọi người nên ăn ít những thực phẩm này.

Trong thực phẩm ngâm chứa hợp chất nitrosamine, nó là một chất gây ung thư mạnh và là thủ phạm gây ung thư dạ dày.

3. Thích ăn cay, nóng - Ung thư thực quản

Thực phẩm quá cay có thể làm tổn thương biểu mô thực quản, từ đó dẫn đến viêm niêm mạc và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa axit nucleic của tế bào. Niêm mạc nhiều lần bị kích thích bởi các thực phẩm cay sẽ làm tăng độ nhạy cảm của chất gây ung thư và có thể thúc đẩy ung thư thực quản.
Thành trong khoang miệng và thực quản chỉ dung nạp được nhiệt độ ở mức bình thường là 40°C-50°C, một khi bị kích thích nhiệt trên 50°C-60°C thì rất dễ bị tổn thương, càng dễ gây bỏng. Kích thích cay nóng lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ phá hủy "hàng rào niêm mạc" của thực quản, gây ra những thay đổi bất thường và cuối cùng là ung thư.


4. Ăn trầu và hút thuốc - Ung thư miệng

Một cuộc khảo sát do Trung tâm nghiên cứu ung thư của WHO công bố đã chỉ ra rằng 60% ung thư miệng có thể bắt nguồn từ việc nhai trầu. Khi nhai trầu, niêm mạc miệng sẽ phản ứng với các alcaloid có trong trầu, gây tổn thương niêm mạc miệng. Về lâu dài, tổn thương niêm mạc miệng sẽ gây ra xơ hóa, từ đó dẫn đến ung thư miệng.


Nhiệt độ của khói do hút thuốc là rất cao và nó cũng sẽ tạo ra một lượng nhỏ phóng xạ, kích thích sự tăng sinh bất thường của các tế bào biểu mô niêm mạc miệng, khiến lớp màng nhầy ngày càng dày lên, còn có thể gây ra bệnh bạch cầu niêm mạc, nếu không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến ung thư.


5. Thích ăn thịt, không ăn rau - Ung thư ruột

Nhiều người thích ăn thịt và không ăn rau, đây là một lý do quan trọng làm tăng tỉ lệ mắc ung thư ruột. Ăn quá nhiều các loại thịt sẽ dẫn đến lượng protein và chất béo đi vào cơ thể quá nhiều, khiến nhu động ruột hoạt động chậm, thức ăn lâu phân hủy và lưu trữ ở trong ruột một thời gian dài, từ đó gây khó tiêu, các độc tố tích tụ trong cơ thể, về lâu về dài dẫn đến ung thư đường ruột. 
Chất xơ trong rau sẽ kích thích nhu động đường ruột, đại tiện dễ dàng, bài tiết các chất ô nhiễm trong cơ thể ra ngoài nhanh chóng. Mọi người nên ăn trái cây, rau và thịt theo tỷ lệ 5: 1, cố gắng mỗi ngày đi đại tiện 1 lần.

Nhiều người thích ăn thịt và không ăn rau, đây là một lý do quan trọng làm tăng tỉ lệ mắc ung thư ruột.

6. Thích ăn ngọt, ăn nhiều chất béo - Ung thư tuyến tụy
Lượng đường đi vào cơ thể quá nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tụy, quá nhiều đường khiến cơ thể phải bài tiết lượng lớn insulin, làm suy giảm chức năng của các tế bào isulin, là một yếu tố tiềm năng gây ung thư tuyến tụy. Trước đây, Tổ chức Y tế Thế giới cũng đề xuất rằng lượng đường hàng ngày của mỗi người phải được kiểm soát trong vòng 50g, tốt nhất là không quá 25g.

7. Ăn quá nhiều dầu mỡ - Ung thư vú

Nghiên cứu mới nhất cho thấy thực phẩm giàu protein và chất béo cao có thể hình thành cholesterol trong cơ thể con người và cholesterol có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Thời gian dài ăn nhiều chất béo động vật có thể tạo ra một lượng lớn các chất giống như estrogen và chất ở tuyến tiền liệt, lượng estrogen trong máu cao và estrogen là tác nhân gây ung thư vú.

Nguồn: http://afamily.vn