Thứ Năm, 30 tháng 1, 2020

Danh nhân thế giới thọ 94 tuổi: Kiên trì nguyên tắc “7 tránh, 8 không” ai cũng có thể làm

Danh họa Tề Bạch Thạch là danh nhân thế giới sống gần một thế kỷ nhờ những nguyên tắc chăm sóc sức khỏe vừa đơn giản vừa hữu ích, chúng ta nên tham khảo càng sớm càng tốt.
Danh nhân thế giới thọ 94 tuổi: Kiên trì nguyên tắc "7 tránh, 8 không" ai cũng có thể làm
Danh nhân thế giới 94 tuổi: Vừa vẽ tranh vừa tập thể dục
Bài viết này của các chuyên gia nghiên cứu sức khỏe cộng đồng đăng trên trang web của Trung Tâm nghiên cứu Dưỡng sinh Trung y Bắc Kinh về bí quyết sống khỏe của danh họa nổi tiếng Tề Bạch Thạch – người được nhận xét là “vừa vẽ tôm – tôm đã bơi trong nước” để ca ngợi tài hoa vẽ tranh như thật của ông.

Tề Bạch Thạch sinh tại Tinh Đẩu, Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam. Tên của ông là do các thầy dạy vẽ đặt cho ông bởi ông sinh ra ở núi Bạch Thạch.
Ông xuất thân trong một gia đình thuần nông nghèo khó và bị đau ốm liên miên thời thơ ấu. Năm 9 tuổi, ông đến trường của ông ngoại dạy để học chữ nhưng sau đó 1 năm ông đã phải nghỉ vì nhà quá nghèo, không có tiền để tiếp tục chi trả các khoản ở trường.
Năm 27 tuổi, tên tuổi ông đã có tiếng tăm trong giới nghệ thuật và ông đã được suy tôn là bậc thầy về hội họa.
Danh nhân thế giới thọ 94 tuổi: Kiên trì nguyên tắc 7 tránh, 8 không ai cũng có thể làm - Ảnh 1.

Đến năm 40 tuổi, ông đã dành thời gian để đi tham quan nhiều thắng cảnh ở khắp Trung Quốc. Sau năm 1917, ông định cư tại Bắc Kinh và mất năm 1957, hưởng thọ 94 tuổi.
Tài năng của danh họa Tề Bạch Thạch là kết tinh của vốn sống thực tế với bản lĩnh vượt lên khó khăn, hết mình và say mê vì nghệ thuật. Những chuyến đi xa thực tế đã cho ông một hành trang tri thức lớn lao. Đến khi tuổi cao, ông vẫn không ngừng sáng tạo và không bao giờ thỏa mãn với những gì mình đã có.
Vị danh họa gần trăm tuổi từng nói: Tôi vẽ tranh mấy chục năm rồi mà chưa thấy có gì là của mình, nên tôi quyết định “thay đổi mạnh”. Ông vẽ tranh về những con tôm đạt đến độ siêu phàm nhờ việc nuôi tôm và dành nhiều thời gian để quan sát chúng. Hay là việc ông vẽ những chú ong rất phóng khoáng, bay bổng như thật.
Ngoài vẽ, ông còn làm thơ, viết chữ, khắc dấu triện rất xuất sắc nên được mệnh danh là bậc đại danh họa “Tam biệt chi tài”.
Năm 1949, Ông được phong làm giáo sư danh dự của Học viện nghệ thuật Bắc Kinh. Năm 1955, Hội đồng hòa bình thế giới trao giải thưởng và công nhận ông là Danh nhân văn hóa thế giới. Năm 1953 ông được bầu làm chủ tịch Hiệp hội Hội họa Trung Quốc.
Sống một cuộc đời dài gần 1 thế kỷ, danh họa Tề Bạch Thạch đã để lại cho đời không chỉ là những tác phẩm, mà còn để lại một kinh nghiệm sống khỏe mạnh, quý giá.
Điều đặc biệt ở một bậc thầy nổi tiếng về hội họa Trung Quốc nổi tiếng thế giới là đã kiên trì tập thể dục trong khi vẽ tranh, vì vậy khi ông gần một trăm tuổi, ông vẫn tràn đầy năng lượng.
Sau này, khi tìm hiểu về bí quyết để sống khỏe mạnh, người ta đã sưu tầm được công thức “7 điều nên tránh và 8 điều không nên làm” của Tề Bạch Thạch. Ông đã áp dụng công thức này để sống khỏe mạnh, làm việc hiệu quả trong suốt cuộc đời mình.
 

7 điều răn nên tránh của danh họa Tề Bạch Thạch

1. Tránh uống rượu
Bản thân danh họa Tề Bạch Thạch từ sớm đã nhận ra rằng việc uống rượu rất có hại cho sức khỏe, cho nên trong trường hợp cần thiết, ông chỉ uống một chút rượu vang, thời gian còn lại là hầu như ông không uống rượu. Cũng có thể nói là không uống hoàn toàn.
2. Tránh ngồi không nhàn rỗi
Danh họa Tề Bạch Thạch có một quan niệm, đời người mà không học, thì cả ngày khổ nhọc cay đắng. Với ông, không có lúc nào ông để cho bản thân nhàn rỗi, thường xuyên vẽ tranh không ngừng, không để thời gian trôi đi một cách lãng phí.
Ông đã vẽ hơn 600 bức tranh chỉ trong vòng một năm trước khi qua đời.
3. Tránh hút thuốc
Ông duy trì nguyên tắc tuyệt đối không hút thuốc và không có thuốc lá ở trong nhà.
Danh nhân thế giới thọ 94 tuổi: Kiên trì nguyên tắc 7 tránh, 8 không ai cũng có thể làm - Ảnh 3.

4. Tránh lười biếng, ỉ lại
Mặc dù tuổi đã rất cao rồi nhưng ông vẫn duy trì mọi hoạt động hàng ngày bình thường, không muốn nhờ người khác giúp đỡ và không muốn để bản thân lười biếng.
Khi đã cao tuổi, ông vẫn tự nấu ăn cho mình, làm các công việc lặt vặt như giặt giũ, sửa chữa quần áo, rửa bát chén, quét nhà, lau sàn…
5. Tránh vui vẻ quá khích
Trong đời người, có nhiều niềm vui và nỗi buồn, ở những mức độ khác nhau, khi vui bao nhiêu cũng đừng quá khích, khi buồn bao nhiêu cũng đừng tuyệt vọng. Đối với ông, có những bức tranh sau khi vẽ được đón nhận nồng nhiệt, thường giành được giải thưởng lớn hoặc được chọn cho các triển lãm nghệ thuật quốc tế.
Mặc dù những tác phẩm mang lại cho ông nhiều vinh quang, nhưng ông chỉ ghi nhận trong lòng và biết như vậy, bình tĩnh trong niềm vui của mình, không quá khích, không vui vẻ thái quá vì điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của nhịp tim và huyết áp.
6. Tránh suy nghĩ trống rỗng, vô ích
Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều vấn đề diễn ra không ngừng, không nên suy nghĩ đến những vấn đề tiêu cực, trống rỗng, vô ích, không mang lại lợi ích cho sức khỏe. Có những chuyện nhỏ không nên xé ra to.
Càng suy nghĩ lan man, chúng ta sẽ rơi vào một ký ức lộn xộn về quá khứ và không thể kiểm soát bản thân. Mất nhiều thời gian mà không mang lại kết quả tích cực.
 
7. Tránh đau khổ và tức giận
Cho dù phải đối diện với rất nhiều căng thẳng và bực mình trong cuộc sống, nhưng không phải vì thế mà bạn đau khổ hay tức giận. Đây là thái độ tiêu cực, mang lại kết cục không như mong muốn và tốt nhất là bạn không nên có thái độ này.
Tề Bạch Thạch đã sống trong tâm trạng bình lặng, luôn giữ thái độ bình tĩnh và lạc quan với cuộc sống. Ông không vui mừng quá mức mà cũng không đau khổ khóc thương. Giữ tâm trạng ổn định là điều quan trọng mọi lúc, mọi nơi.
 
8 điều không nên của danh nhân thế giới Tề Bạch Thạch
Cuộc đời dài của danh họa Tề Bạch Thạch khỏe mạnh nằm ở kỷ luật trong chăm sóc sức khỏe. Với ông, cái gì cũng ở mức điều độ và cân bằng, dù có yêu thích đến đâu cũng không để bản thân phải ham mê quá.
Ông duy trì cho mình nếp sống nghiêm túc và chuẩn mực dựa vào nguyên tắc “8 không”. Cái gì quá cũng không tốt.
 
1. Không nên quá mê Sắc
Với nam giới, tình dục là một vấn đề thiết yếu. Nhưng tất cả nằm ở chữ điều độ, đặc biệt là khi có tuổi, dù ham muốn nhiều đến đâu cũng cần tiết chế ở mức vừa phải. Nếu ham muốn quá mức, không chỉ có thể làm cho cơ thể bị suy nhược, tăng tốc độ hao hụt về thể chất, mà còn gây ra bệnh bất ngờ.
2. Không nên ăn quá nhiều Thịt
Ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe. Nếu người cao tuổi có quá nhiều chất béo trong chế độ ăn uống, họ dễ bị tăng cholesterol máu và tăng lipid máu, không có lợi cho việc phòng ngừa và điều trị các bệnh về tim mạch và mạch máu não.
3. Không quá mê ăn thực phẩm tinh chế
Nếu người cao tuổi ăn mì gạo dạng tinh chế với số lượng nhiều trong một thời gian dài, khiến cho lượng chất xơ ăn vào sẽ giảm, điều này sẽ làm suy yếu nhu động ruột và gây táo bón cũng như nhiều vấn đề sức khỏe liên quan khác.
 
4. Không quá mê ăn Mặn
Chúng ta đều biết rằng ăn nhiều muối sẽ không tốt cho sức khỏe, do đó việc kiểm soát thói quen ăn mặn cần phải được thực hiện triệt để. Đặc biệt, người già tiêu thụ quá nhiều muối, chúng có thể dễ dàng gây ra các chứng bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, đột quỵ, bệnh tim và suy thận.
5. Không quá mê ăn Ngọt
Đường được cho là “khắc tinh” của sức khỏe nếu chúng ta ăn quá nhiều và thường xuyên. Không những thế, nếu người cao tuổi ăn quá nhiều đồ ngọt, nó sẽ gây ra béo phì, tiểu đường, vv, không tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
6. Không quá mê ăn No
Chúng ta ăn uống chừng mực với số lượng vừa phải sẽ phù hợp hơn là ăn quá no. Nếu chế độ ăn uống của người cao tuổi luôn ở trạng thái ăn no trong một thời gian dài, không chỉ làm tăng gánh nặng tiêu hóa và hấp thu của dạ dày, mà còn gây ra hoặc làm nặng thêm các triệu chứng bệnh tim mạch và mạch máu não, nguy cơ đột tử cũng có thể xảy ra.
7. Không quá mê ăn món Nóng
Các bộ phận của đường tiêu hóa thường rất nhạy cảm. Nếu nhiệt độ chế độ ăn uống của người cao tuổi quá nóng, dễ làm hỏng khoang miệng, thực quản và dạ dày, đường tiêu hóa bị kích thích bởi nhiệt độ nóng trong một thời gian dài, dễ bị ung thư dạ dày, ung thư thực quản.
8. Không quá mê ăn món Lạnh
Ăn thực phẩm có nhiệt độ quá lạnh, ví dụ như những món ăn chứa đá hoặc thực phẩm bảo quản lạnh đều dễ gây co thắt các cơ quan tiêu hóa. Nếu người già ăn thực phẩm lạnh hoặc thực phẩm đông lạnh trong một thời gian dài có thể gây kích thích đường tiêu hóa, dễ dàng gây ra viêm dạ dày và đường ruột, tiêu chảy và kiết lỵ.
Theo Vân Hồng /Trí thức trẻ/anle20