Vào mùa đông xuân, ngoài bệnh hô hấp, một số bệnh mạn tính như tiểu đường, viêm khớp, đột quỵ, viêm loét dạ dày-tá tràng cũng cần được lưu tâm.
Một số bệnh phổ biến mùa đông xuân
Vào mùa đông xuân do khí hậu lạnh giá kèm theo mưa phùn làm độ ẩm không khí tăng cao thời tiết thay đổi, cộng thêm khả nǎng đề kháng của cơ thể bị suy giảm, các vi sinh vật (vi trùng, virus, ký sinh trùng), nấm mốc, bụi phấn hoa phát triển thuận lợi nên con người dễ mắc bệnh hơn các mùa khác, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp.
Bệnh đường hô hấp mùa đông xuân
Các bệnh phổi - phế quản
Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh phổi - phế quản trong mùa đông xuân
Mùa đông xuân là mùa các bệnh phổi - phế quản phát triển mạnh, người chưa mắc bệnh thì dễ mắc, người đang mắc thì bệnh có xu hướng tǎng nặng, người đã chữa khỏi thì bệnh dễ tái phát. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ và người già. Quá nửa số tử vong của người già trong nǎm là vào mùa lạnh, hầu hết số tai biến do bệnh tật gây ra cũng xảy ra vào mùa này.
Các bệnh phổi – phế quản thường gặp: Hen phế quản, đợt cấp của tâm phế mạn (COPD), giãn phế quản, viêm khí - phế quản cấp, đặc biệt viêm phổi mắc phải ở cộng đồng. Bệnh có thể xảy ra sau khi bị một đợt cúm, thường xảy ra và có thể phát thành dịch vào mùa này.
Ngoài ra, lao phổi nếu không được chǎm sóc, giữ gìn, điều trị tốt sẽ nặng lên trong mùa lạnh. Các thể lao tổn thương rộng, phá hủy nhiều, lao suy kiệt, thể trạng gầy yếu, lao trẻ em mùa đông - xuân có tử vong cao.
Các tác nhân gây viêm khí - phế quản cấp mùa đông - xuân thường là virus cúm, virus influenza A và B, các virus parainfluenza, virus hợp bào hô hấp, virus hạch, virus đường mũi và các loại khác. Viêm phổi ở những người không có bệnh tật, tuổi dưới 60, yếu tố gây bệnh thường gặp nhất là S. pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, H. influenzae... Viêm phổi ở những người có bệnh, tuổi trên 60, chủ yếu do S. pneumoniae, H. influenzae, trực khuẩn Gram (-) ái khí, tụ cầu vàng và các loại khác.
Các tác nhân gây viêm khí - phế quản cấp mùa đông - xuân thường là virus cúm, virus influenza A và B, các virus parainfluenza, virus hợp bào hô hấp, virus hạch, virus đường mũi và các loại khác. Viêm phổi ở những người không có bệnh tật, tuổi dưới 60, yếu tố gây bệnh thường gặp nhất là S. pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, H. influenzae... Viêm phổi ở những người có bệnh, tuổi trên 60, chủ yếu do S. pneumoniae, H. influenzae, trực khuẩn Gram (-) ái khí, tụ cầu vàng và các loại khác.
Triệu chứng của viêm phổi:
Thường sốt cao 38-390C (người già và trẻ suy dinh dưỡng có khi không sốt), lúc đầu ho khan sau ra nhiều đờm rãi, khó thở, thở nhanh, lồng ngực co rút, môi và đầu chi tím tái, khi bệnh nặng thì có thể rối loạn nhịp thở.
Thường sốt cao 38-390C (người già và trẻ suy dinh dưỡng có khi không sốt), lúc đầu ho khan sau ra nhiều đờm rãi, khó thở, thở nhanh, lồng ngực co rút, môi và đầu chi tím tái, khi bệnh nặng thì có thể rối loạn nhịp thở.
Các bệnh trên nếu không được điều trị chăm sóc tốt dễ gây ra áp-xe phổi, tràn dịch màng phổi, suy hô hấp là những biến chứng nặng nguy hiểm dễ gây tử vong, đặc biệt ở những người mắc các bệnh phổi từ trước bị nhiễm virus cúm.
Phòng bệnh chủ yếu là phải tránh các tác động xấu của yếu tố gây bệnh: giữ ấm, không để bị lạnh, tránh nơi ẩm ướt, nấm mốc, tǎng cường sự chǎm sóc, nuôi dưỡng, nâng đỡ cơ thể cho người già, chữa trị bằng các thuốc có hiệu quả cao, tác dụng mạnh, kháng sinh phù hợp. Nếu lên cơn hen phải tích cực dùng thuốc cắt cơn không để lên cơn hen ác tính, kéo dài làm bệnh nặng thêm.
Trên đây là một số bệnh đường hô hấp thường gặp trong mùa đông - xuân, cần được phòng tránh, phát hiện và điều trị tốt, tránh các biến chứng nặng.
Các bệnh thường gặp khác mùa đông xuân
Bệnh mạn tính mùa đông xuân
Tiểu đường, Béo phì,Tiêu chảy, quai bị, ho gà, bệnh khớp, viêm loét dạ dày – tá tràng, đột quỵ ở người lớn tuổi.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Khi nhiệt độ xuống thấp, không khí lạnh làm cho mạch máu co lại, lượng đường trong cơ thể được chuyển hóa để sưởi ấm cơ thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu ở các bệnh nhân tiểu đường.
Dễ mắc bệnh béo phì
Vào mùa đông, cơ thể bạn cần nạp nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên đây cũng là nguyên nhân bệnh béo phì gia tăng khi mà cơ thể “ngại” hoạt động trong mùa lạnh.
Tiêu chảy
Tiêu chảy mùa đông thường do rotavirus gây ra, thường gặp ở trẻ em và chỉ kéo dài trong 3 - 7 ngày. Trẻ bị bệnh có các biểu hiện sốt nhẹ, quấy khóc, hơi mệt, nôn, tiêu chảy... Nếu không điều trị kịp thời bằng cách bù dịch sẽ xuất hiện triệu chứng mất nước, nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh dễ phát sinh thành dịch do nguy cơ lây chéo cao. Tình trạng lây chéo không chỉ xảy ra ở bệnh viện mà còn xảy ra ở gia đình.
Điều quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy mùa đông là phải bù điện giải cho trẻ, tốt nhất là bằng nước oresol, tuyệt đối không dùng kháng sinh.
Khi trẻ bị tiêu chảy, vẫn phải cho trẻ ăn uống bình thường, không kiêng khem.
Phòng bệnh ỉa chảy cho trẻ trong mùa lạnh quan trọng nhất là đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng trong khẩu phần ăn để trẻ đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể chóng phục hồi, không bị suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy
Quai bị
Bệnh quai bị hay còn gọi là bệnh viêm tuyến mang tai truyền nhiễm thường xuất hiện khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh và thường gia tăng cùng với các bệnh lây lan qua đường hô hấp. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường nước bọt bắn ra khi nói chuyện hoặc ho.
Khi mắc bệnh quai bị, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, sưng quai hàm và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt, thường là tuyến nước bọt mang tai, đôi khi là tuyến dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm trên.
Bệnh này không gây đau đớn nhưng khá nguy hiểm. Nó có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn (thường là một bên) đối với trẻ em trai; viêm buồng trứng đối với trẻ em gái và có thể dẫn tới vô sinh.
Bệnh này không gây đau đớn nhưng khá nguy hiểm. Nó có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn (thường là một bên) đối với trẻ em trai; viêm buồng trứng đối với trẻ em gái và có thể dẫn tới vô sinh.
Viêm khớp
Mùa đông, thời tiết lạnh, ẩm khiến tình trạng bệnh của những người bị khớp trở nên nặng hơn. Viêm khớp dạng thấp, thấp tim và gout là 3 bệnh dễ lên những đợt cấp tính nhất trong mùa đông.
Trời trở lạnh, không khí lạnh thâm nhập qua các lỗ chân lông và thấm qua da làm cho mạch máu trong cơ thể bị co lại, dẫn dến hoạt động lưu thông máu đến các khớp bị kém hơn. Điều này làm cho các khớp bị thiếu máu và dễ dẫn tới tái phát cac bệnh về khớp trong đó có đau nhức xương khớp hay viêm khớp.)Thời tiết lạnh giá kèm theo mưa phùn làm độ ẩm không khí tăng cao làm cho các gân cơ bị co rút lại và dịch các khớp bị đông hơn. Điều này đã khiến các khớp trở nên khô cứng dẫn tới đau mỏi và khó cử động. Ngoài ra, khi thời tiết trở lạnh sẽ làm thói quen luyên tập hàng ngày của bạn giảm đi đã góp phần làm bệnh càng trở nên nặng thêm.
Viêm khớp dạng thấp: Là bệnh khớp mãn tính kéo dài trong nhiều năm và có thể gây những di chứng nặng nề như: dính, biến dạng khớp.
Viêm khớp dạng thấp: Là bệnh khớp mãn tính kéo dài trong nhiều năm và có thể gây những di chứng nặng nề như: dính, biến dạng khớp.
Mùa đông xuân cũng là mùa gia tăng các bệnh viêm khớp
Triệu chứng của bệnh là viêm nhiều khớp (khớp cổ tay, bàn tay, đốt tay, khớp chân…) và diễn biến kéo dài. Người bệnh cũng có thể bị cứng khớp vào bưởi sáng, gây khó cử động các khớp và kéo dài hằng giờ.
Viêm khớp dạng thấp diễn biến từng đợt, ở giai đoạn đầu, nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp.
Bệnh gout
Khớp bị sưng, đặc biệt là sưng đau ngón chân cái. Giai đoạn đầu thường bị viêm một cách đột ngột, khớp bị sưng vù, nóng đỏ, bị đau dữ dội, đến mức không đi lại được. Có thể chỉ sau 1 đêm, các khớp từ bình thường đã bị sưng tấy, nóng đỏ.
Khi trời lạnh, kèm theo mưa phùn thì người bị thấp tim, viêm khớp dạng thấp không nên ra ngoài, phải giữ ấm cơ thể, đặc biệt là chân tay.
Người bị gout nên uống nhiều nước, không uống rượu, bia, tránh ăn các thức ăn có chứa nhiều purin như phủ tạng động vật.
Ho gà
Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, hay xảy ra nhất trong mùa đông xuân và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do suy hô hấp, hay để lại những biến chứng nặng dẫn đến viêm não.
Viêm loét dạ dày – tá tràng:
Bệnh thường tái phát vào mùa đông, cần phải theo dõi, tuân thủ chế độ điều trị đúng đắn và có chế độ ăn uống hợp lý.
Đột quỵ
Thời tiết lạnh cũng làm tăng số lượng tiểu cầu, hồng cầu và độ nhớt của máu, làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại vi, đặc biệt ở người già bởi khả năng miễn dịch và tính chịu đựng cơ thể kém, mạch máu giảm tính đàn hồi, trở nên cứng hơn, máu tăng độ quánh do tăng cholesterol, giảm enzyme tiêu hủy sợi huyết, lòng mạch bị thu hẹp, máu hay bị kết vón, lưu lượng máu qua não giảm đến 1/5 so với thông thường, dự trữ chức năng không còn nhiều nên rất khó thích nghi với những thay đổi bất thường của thời tiết.
Đặc biệt, với những người có tiền sử huyết áp cao, thành mạch máu thoái hóa dày lên, sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn não. Khi gặp thay đổi đột ngột từ bên ngoài, những động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn, não sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy, dẫn đến đột quỵ và tử vong.
Cũng theo các nhà khoa học tại trung tâm y tế Cleveland (Mỹ), sự thay đổi lớn về nhiệt độ, từ ấm sang lạnh, làm tăng huyết áp, khiến mạch máu bị thắt lại. Mạch máu khi bị biến dạng sẽ dễ dẫn tới tình trạng phình động mạch chủ, gây đột quỵ.
Thêm vào đó, vào mùa đông số người uống rượu càng nhiều. Chất cồn lưu lại trong máu lâu do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm, dẫn tới tăng huyết áp, nhịp tim, tăng lưu lượng máu và làm giảm độ kết dính của máu. Khi đó, chỉ cần xuất huyết nhẹ là đủ dẫn tới tai biến.
Đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi có sẵn bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não.
Để phòng tránh đột quỵ nhất là người già không nên ra lạnh đột ngột, điều trị tốt bệnh tăng huyết áp, phòng và điều trị tiểu đường, khắc phục tình trạng tăng cholesterol cùng với triglyceride máu.
DS. Bùi Ngọc Lan Hương