“Giàu” về ngôn ngữ, lời nói
Học trò của Mặc Tử – một triết gia Trung Quốc nổi tiếng – từng hỏi thầy mình rằng: “Thưa thầy, nói nhiều tốt hơn hay là nói ít tốt hơn?”.
Mặc Tử chỉ lấy ví dụ: “Ếch xanh kêu réo không ngừng cả ngày lẫn đêm, miệng khô lưỡi đắng, nhưng có ai là thích? Còn nhìn con gà trống kia thì khác, cả ngày chỉ gáy hai ba tiếng sáng sớm, mọi người bị đánh thức còn phải cảm ơn nó nữa kìa. Nói nhiều có ích lợi gì? Tốt nhất là nói đúng trọng tâm, nói đúng thời điểm”.
Trong thực tế cũng vậy, hãy biến mỗi lời bản thân nói ra đều là lời chất lượng, sáng tỏ và rõ ràng. Không nói lời vô nghĩa, chỉ nói vừa phải, vừa đúng, vừa đủ để đạt tới những giá trị cần thiết.
Người ta vẫn nói: “Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất”, có nghĩa là: Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra. Một người nói càng dài, nói càng dai lại càng dễ nói dại, gây ra rất nhiều sai lầm và tổn hại không đáng.
Nếu chỉ chăm chăm muốn sử dụng ngôn ngữ để lấn lướt người khác, dù kết quả có giành chiến thắng, đối phương cũng sẽ không phục.
Nên nhớ rằng, đối nhân xử thế vẫn trọng một chữ “Khiêm”, đó là tiếng “khiêm” trong khiêm nhường với mọi người, khiêm tốn trong ứng xử, biết nhún nhường và nhũn nhặn trước bất cứ tình huống nào.
Những người không giữ được chữ “Khiêm” trong ứng xử, trong lời nói thì rất khó đạt được sự tin cậy, an tâm từ người khác.
Người ta vẫn nói: “Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất”, có nghĩa là: Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra. Một người nói càng dài, nói càng dai lại càng dễ nói dại, gây ra rất nhiều sai lầm và tổn hại không đáng.
“Giàu” về dục vọng, ham muốn
Người xưa có câu rằng: “Nhân chi tâm hung, nhiều dục tắc trách, ít ham tắc khoan”. Câu nói này có thể hiểu rằng, tâm trí của một người ôm nhiều dục vọng sẽ trở nên hẹp hòi hơn, còn lòng dạ của người có ít ham muốn ắt sẽ rộng lượng, bao dung hơn.
Từ đó, chúng ta nhận ra rằng, đời người cũng tương tự như vậy. Sống mà ôm quá nhiều ham muốn trong lòng sẽ rất mệt mỏi, buông bỏ bớt dục vọng mới có thể tìm được sự an yên. Càng không bị ham muốn và dục vọng níu chân, chúng ta lại càng kiên cường với chính bản tâm của mình.
Người Việt cũng có câu cửa miệng: “Tham thì thâm”. Khi con người muốn theo đuổi càng nhiều, chúng ta sẽ càng phải lao tâm tốn sức. Mà lòng tham thì không đáy, có đạt được bao nhiêu cũng không thấy đủ. Khi họ đạt được một thứ, họ sẽ mong ước có cả mười thứ nữa trong tay.
Với những thứ không thuộc về mình, họ cũng sinh lòng ích kỷ, chỉ muốn vơ vét tất cả những điều tốt nhất về cho bản thân. Tâm tính tư lợi tự thân chính là nhân tố tiền đề sinh ra những kẻ vô ơn, ăn cây táo rào cây sung.
Do đó, khi kết giao với mọi người, hãy cẩn trọng khi xung quanh chúng ta tồn tại những người có quá nhiều dục vọng và ham muốn. Chúng ta không bao giờ biết được một ngày nào đó, khi đứng trước lợi ích to lớn, họ có sẵn sàng bán đứng mình hay không.
“Giàu” sự sợ hãi
Các nhà nghiên cứu Harvard cũng từng nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng, sự sợ hãi hay cảm xúc rất dễ lan truyền nhanh chóng qua đám đông. Nếu trông thấy một ai đó ở vào tư thế hoặc biểu lộ sự sợ hãi, não bộ chúng ta cũng tự động kích hoạt vùng bộc lộ cảm xúc sợ hãi và xui khiến cơ thể làm ra phản ứng tương tự. Điều đó gián tiếp cho thấy, khi chúng ta tiếp xúc nhiều với nỗi sợ hãi của một ai đó thì tự nhiên, cơ thể chúng ta cũng sẽ cảm nhận sự sợ hãi tương tự như vậy.
Cuộc sống tồn tại rất nhiều điều khiến chúng ta sợ hãi. Đó là một phần của bản năng sinh tồn, giúp chúng ta nhận thức rõ được hiểm nguy trước những điều chưa thể định hình. Nhưng đồng thời, đó cũng có thể trở thành vật cản trên con đường chúng ta tiến bước. Nếu không thể khống chế được nỗi sợ hãi, chúng ta mãi mãi không thể mạnh mẽ và trưởng thành.
Trong cuộc sống hàng ngày, những ai không rèn luyện được một tinh thần mạnh mẽ rất dễ bị “cuốn theo chiều gió”, mặc dòng đời đẩy đưa. Chỉ có những người đủ bản lĩnh vững vàng và dũng cảm mới có thể đối mặt trước mọi tình huống khó khăn xảy ra.
“Giàu” tâm kế, thích mưu mẹo
Bên cạnh chúng ta luôn tồn tại một kiểu người chỉ quan tâm đến lợi ích và tổn thất của bản thân, dù giá trị của nó là lớn hay nhỏ, thì cũng sẵn sàng tranh chấp để cố chiếm phần hời. Rất nhiều tình huống, họ sẽ thu hoạch không ít ích lợi vì chút “thông minh” nho nhỏ của mình.
Lấy ví dụ, đó có thể là một người xung phong nhận mua đồ liên hoan cho công ty, cố tình mua ngoài chợ hoặc hàng quán để không cần hóa đơn xác nhận. Nếu tổng chi tiêu hết 450 ngàn đồng, họ có thể tùy ý nâng lên thành 500 ngàn đồng để chiếm một phần làm của riêng. Đó chỉ là ví dụ trong một tình huống nho nhỏ. Đặt vào những trường hợp lớn hơn, tâm kế mưu mẹo của những người này sẽ đem tới hậu quả tổn thất nặng nề hơn cho mọi người xung quanh.
Bề ngoài, những người này có vẻ khôn khéo nhưng thực chất, phải nhớ câu “Thông minh quá sẽ bị thông minh hại” cũng như “Núi cao còn có núi cao hơn”. Sẽ luôn có ngày những hành vi của họ bị phát hiện, phạm vào đại cấm kỵ trong đối nhân xử thế.
Vì thế, tiếp xúc với những người thực dụng và lấy chủ nghĩa thực dụng làm ưu tiên hàng đầu trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, chúng ta khó có thể yên tâm tin tưởng họ hoàn toàn trong mọi việc. Khi một người quá xem trọng các giá trị vật chất, thường bỏ qua các nguyên tắc cá nhân để đổi lấy ích lợi về mình thì rất khó đạt được tình cảm chân thực.
Hãy nhớ rằng “Người quân tử suy nghĩ cho đám đông, kẻ tiểu nhân chỉ nghĩ cho bản thân mình”. Chỉ nên thân thiết và xây dựng quan hệ lâu dài với những ai dám suy nghĩ cho đám đông, biết quan tâm và giúp đỡ người khác chứ không chăm chăm lo cho lợi ích bản thân mình.
Dương Mộc / Theo Trí thức trẻ/anle20