Vào
mùa đông, nhiều người mua thực phẩm để cất giữ, nhưng chúng rất dễ nảy
mầm. Đa số mọi người đều biết khoai tây nảy mầm không ăn được do có chứa
độc tố, nhưng những thực phẩm khác như gừng, tỏi, khoai lang,... mọc
mầm có ăn được không?
Thực phẩm không ăn được
- Khoai tây
Khi
nói đến "thực phẩm nảy mầm độc hại", khoai tây chắc chắn nằm trong danh
sách này. Để chống lại sự xâm nhập của sâu bệnh, khoai tây có thể sản
xuất một số chất độc để tự bảo vệ mình, trong đó có solanine. Solanine
được tìm thấy chủ yếu trong thân cây, lá và phần chúng ta thường ăn là
củ.
Trên
thực tế, khoai tây tươi cũng chứa solanine, nhưng với số lượng rất nhỏ,
ngay cả khi bạn ăn nó mỗi ngày. Nhưng khi mọc mầm và củ khoai chuyển
sang màu xanh, solanine sẽ được sản xuất với số lượng lớn, vượt quá mức
tiêu thụ an toàn, nếu ăn phải sẽ gây buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, thậm
chí khó thở, hôn mê.Vì vậy, nếu khoai tây nhà bạn đã nảy mầm thì nên bỏ
chúng đi.
Khi
lạc nảy mầm, lớp vỏ bị phá hủy, trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thích
hợp, nó dễ dàng bị nhiễm nấm mốc và tạo ra aflatoxin - một chất có khả
năng gây ung thư.
Thực phẩm có thể ăn được
Gừng,
tỏi và hành tây là những gia vị thường dùng trong cuộc sống. Các gia
đình thường dự trữ chúng trong nhà để dùng dần. Chỉ cần nhiệt thích hợp,
chúng thường dễ nảy mầm.
Từ
góc độ dinh dưỡng cho thấy, khi các loại rau củ nảy mầm, các chất dinh
dưỡng sẽ được sử dụng để cung cấp cho sự phát triển của chồi non, do đó,
hàm lượng chất dinh dưỡng và hương vị của thực phẩm sẽ bị giảm đi.
Gừng, tỏi và hành tây sau khi nảy mầm vẫn có thể ăn được, trừ trường hợp
bị nấm mốc hoặc dập nát. Không những vậy, tỏi nảy mầm còn có lượng chất
chống oxy hoá cao hơn tỏi tươi, có tác dụng chống lão hoá, tăng sức đề
kháng.
Khi
đậu nành bị nảy mầm, chúng sẽ phân hủy các chất cản trở sự hấp thu chất
dinh dưỡng, có nghĩa là ăn đậu nành nảy mầm có thể làm tăng khả năng
hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể.
Giá
đỗ xanh là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình. Sau khi hạt đậu nảy
mầm, hàm lượng protein và các vitamin A, C tăng cao hơn.
Đậu Hà Lan nảy mầm chứa tới 2700 microgram carotene/ 100 gram đậu, lớn hơn nhiều lần trong rau quả khác.
Tuy
cùng là khoai nhưng khoai lang và khoai tây là hai loại thực vật hoàn
toàn khác nhau. Khoai tây thuộc họ Solanaceae, khoai lang là
Convolvulaceae, một loại là củ và loại kia là rễ.
Đối
với khoai lang, bản thân mầm không tạo ra bất kỳ chất độc hại nào,
nhưng giá trị dinh dưỡng không cao vì phần lớn nước và các chất dinh
dưỡng trong củ được sử dụng cho sự nảy mầm. Bên cạnh đó, điều kiện môi
trường phù hợp cho sự nảy mầm thì cũng thích hợp cho nấm mốc phát
triển. Chúng sản xuất một số độc tố trong quá trình tăng trưởng và sinh
sản. Nói chung, mầm khoai lang thường đi kèm với nấm mốc, vì vậy hãy
chắc chắn kiểm tra cẩn thận, khi bạn thấy bất thường thì không nên ăn nó
nữa.
Khi
gạo lứt nảy mầm, một số lượng lớn các nguồn enzyme được kích hoạt, đồng
thời tạo ra một loạt các enzym thủy phân mới, chẳng hạn như amylase,
hemixenlulaza, protease, oxidoreductase, do đó năng lượng và chất dinh
dưỡng khác của gạo lứt sẽ thay đổi đáng kể. Một số đại phân tử trong gạo
trở thành các phân tử nhỏ, và các chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa và hấp
thụ hơn.
Một
số nghiên cứu hiện tại đã chỉ ra rằng gạo lứt nảy mầm giàu vitamin B,
vitamin A, vitamin E, và niacin và acid pantothenic. Hơn nữa, canxi,
magiê và các khoáng chất khác trong gạo lứt thường được kết hợp với axit
phytic, rất khó hấp thu khi tiêu thụ. Tuy nhiên, do sự hoạt hóa của
phytase trong quá trình nảy mầm, axit phytic bị phân hủy và các nguyên
tố khoáng chất được giải phóng, vì vậy dễ tiêu hóa và hấp thu.
Những
loại thực phẩm trên thường dễ nảy mầm ở môi trường ấm và ẩm ướt. Nếu
bạn không muốn chúng nảy mầm thì không nên tích trữ quá nhiều và hãy bảo
quản ở những nơi thoáng mát và khô ráo nhé!
Pham thi Thuy Linh
---------------------------------------------------------------------