Các căn bệnh mà họ tập trung vào bao gồm: Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), sốt Lassa và virus Nipah (NiV) – tất cả đều có khả năng lây nhiễm cao và hiện chưa có vắc xin hoặc phương pháp điều trị.
Theo thông báo từ Liên minh Cải tiến Sẵn sàng Ứng phó Đại dịch (CEPI) kế hoạch nói trên nhằm tài trợ nghiên cứu vắc xin cho 3 căn bệnh trên đây trước khi chúng bùng phát.
Cho đến nay, các tổ chức từ thiện và chính phủ từ khắp nơi trên thế giới đã thành lập một quỹ trị giá 460 triệu đô la Mỹ để thúc đẩy công việc bắt đầu.
Jeremy Farrar, giám đốc Tổ chức từ thiện nghiên cứu y tế Wellcome Trust cho biết: "Chúng tôi biết rằng dịch bệnh là một trong số những đe dọa đáng kể mà chúng ta phải đối mặt. Vắc xin có thể bảo vệ chúng ta nhưng chúng ta đã làm quá ít để phát triển chúng. CEPI là cơ hội để nhìn lại những thảm kịch gần đây và các dịch bệnh với hàng rào vắc xin mới".
Mục tiêu hiện tại là tạo ra ít nhất hai vắc xin thử nghiệm cho mỗi loại trong 3 dịch bệnh kể trên.
Căn bệnh đầu tiên mà nhóm lên kế hoạch để tấn công chính là MERS.
Lý tưởng nhất, các nhà nghiên cứu sẽ thẩm định 5 hoặc 6 loại vắc xin ở một thời điểm, tuy nhiên theo tỷ phú công nghệ Bill Gates, ở mức độ gây quỹ hiện tại, họ chỉ có khả năng đảm nhận 2 hoặc 3 loại vắc xin.
Căn bệnh đầu tiên mà nhóm lên kế hoạch để tấn công chính là MERS, một bệnh hô hấp truyền nhiễm được báo cáo lần đầu tại Ả Rập Xê-út vào năm 2012.
Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh nêu rõ "MERS là một căn bệnh gây ra bởi virus hay còn gọi là Hội chứng hô hấp Trung Đông do virus Corona (MERS-CoV) gây ra. Hầu hết bệnh nhân MERS tiến triển bệnh hô hấp cấp tính nặng với các triệu chứng sốt, ho và khó thở. Cứ 10 bệnh nhân thì có 3-4 người tử vong".
Hiện tại, MERS chỉ được phát tán và lây lan bởi những người du lịch từ Ả Rập Xê-út đến những nơi khác như Hàn Quốc, nơi có ổ dịch xảy ra năm 2015.
Sau MERS, các mục tiêu tiếp theo sẽ là sốt Lassa và NiV, hai loại virus rất dễ lây lan và có thể trở thành mối đe dọa toàn cầu nếu chúng ta không có vắc xin thích hợp.
Sốt Lassa diễn ra vào năm 1969 tại Nigeria, người bệnh sẽ nhiễm sốt khi tiếp xúc với nước tiểu chuột hoặc các chất bài tiết. Một khi bị nhiễm, vi rút có thể truyền từ người này qua người khác qua dịch cơ thể. Mỗi năm virus giết chết khoảng 5.000 người với hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra tại Tây Phi.
NiV hay còn gọi là Nipah được phát hiện vào năm 1988 tại Kampung Sungai Nipah, Malaysia và bị nhiễm bệnh do ăn phải thực phẩm bị nhiễm bẩn bởi loài dơi ăn quả. NiV cũng có thể lây lan từ người sang người giống như sốt Lassa, cho đến nay, NiV đã giết chết 196 người kể từ năm 2001.
Hy vọng rằng kế hoạch nhằm đánh bại các virus trước khi chúng trở thành đại dịch toàn cầu sẽ thành công, nhưng thời gian sẽ cho chúng ta biết mức độ khó khăn để tạo ra các loại vắc xin cần thiết như thế nào.
Theo khoahoc.tv - 25/01/2017