Trong nền Y học phương Đông, bàn chân cũng như các bộ phận khác của cơ thể, nó chứa rất nhiều huyệt quan trọng. Bàn chân được ví von là bộ não thứ 2 của con người.
Vì vậy, khi thấy đôi chân có những biểu hiện sau đây thì hãy chú ý nhiều hơn tới sức khỏe của bạn vì nó có thể là lời cảnh báo nghiêm trọng hơn.
Nhận xét bên ngoài bàn chân
- Ngón chân
Nếu đầu ngón chân cái của bạn sưng to và phù nề thì đó có thể là triệu chứng của bệnh gút.
Đây là căn bệnh mà những người mắc phải thường có chế độ ăn uống giàu protein, không uống đủ nước và thừa cân.
Ngoài ra, viêm khớp cũng có thể là thủ phạm gây ra tình trạng sưng và đau.
Một số người nhận thấy rằng đôi chân của mình sưng lên sau một chấn thương hoặc rất
nhiều hoạt động, nhưng nếu nó không biến mất trong vòng một vài ngày,
điều này có thể là một dấu hiệu của suy tim hoặc bệnh thận.
Nếu
ngón chân của bạn đột nhiên thay đổi hình dạng và móng chân bắt đầu bị
cong, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tim và phổi. Tình trạng này xảy ra do
nguồn cung cấp oxy không đủ trong máu.
Ngoài ra còn có thể kèm theo các triệu chứng khác như khó thở và nhịp tim thay đổi.
Tình trạng máu lưu thông kém, nguyên nhân có thể do bệnh tim mạch.
Khi
tim giảm khả năng bơm máu đến các chi do chứng bệnh xơ vữa động mạch
(thành động mạch tích tụ mỡ làm cản trở dòng máu), cơ thể phải ưu tiên
sử dụng nguồn máu nên lông ở bàn chân bị mất nguồn sống.
- Móng chân
Khi các móng chân có vẻ tròn hơn ở phần đầu và cong xuống dưới, đây có thể là dấu hiệu của bệnh phổi.
Móng chân tự cong cũng có thể gây ra bởi bệnh tim, gan, rối loạn hệ tiêu hóa hoặc bị nhiễm trùng nhất định.
Đây là dấu hiệu của bệnh nấm móng chân. Bệnh này còn được gọi là onchomycosis, thường là bệnh lành tính.
Móng màu vàng và xấu xí cũng có thể kèm với biểu hiện mùi khó chịu và dần chuyển sang màu tối. Dấu hiệu bị nhiễm nấm ở móng chân.
Dễ bị nhất là những người bệnh tiểu đường, có vấn đề tuần hoàn máu hoặc suy giảm miễn dịch (như viêm khớp dạng thấp).
Móng
chân vàng và dày có thể là dấu hiệu của các căn bệnh tiềm ẩn như bệnh
phổi, sưng hệ bạch huyết, viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh vảy nến.
Nếu
thấy móng chân có dấu hiệu bị lõm xuống như hình chiếc muỗng, bạn có
thể đang thiếu máu do thiếu sắt. Nguyên nhân là do các tế bào máu không
có đủ hemoglobin, một loại protein giàu sắt trong huyết cầu có chức năng
đưa khí oxy.
Tình trạng xuất huyết nội (viêm loét bên trong cơ thể) hoặc mất nhiều máu trong những ngày “đèn đỏ” cũng dẫn tới thiếu máu.
Thiếu
máu còn liên quan đến suy dinh dưỡng, xuất huyết nội, bệnh ác tính, và
bệnh tiêu chảy mỡ, cũng có thể là một dấu hiệu của rối loạn di truyền,
các vấn đề về tuần hoàn máu, bệnh tự miễn, và bệnh cơ xương.
- Lở loét da lâu lành
Ngoài ra, chậm lành vết loét cũng có
thể do máu lưu thông kém như bệnh động mạch ngoại biên. Vì vậy, bạn nên
đi kiểm tra ngay nếu xuất hiện triệu chứng trên
Cảm nhận từ bên trong bàn chân
1 Chuột rút:
Đau
và chuột rút ở chân có thể là dấu hiệu báo động của tình trạng suy dinh
dưỡng, các vấn đề thần kinh hoặc dấu hiệu mất nước. Khi nhận thấy dấu
hiệu này hãy tiêu thụ thực phẩm giàu canxi, magie và kali. Uống thật
nhiều nước và nếu cơn đau vẫn kéo dài hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác
sĩ.
2. Bàn chân lạnh: Tuyến
giáp kém sẽ khiến bàn chân lạnh, kèm theo rụng tóc, da khô và chóng
mặt. Tốt nhất là nên kiểm tra chức năng tuyến giáp. Bàn chân lạnh cũng
dễ do lưu thông máu kém vì hút thuốc lá, huyết áp cao và bệnh tim mạch.
Ngoài ra, các tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường không được kiểm
soát cũng có thể khiến đôi chân bạn luôn lạnh.
3-Tê cả hai chân:
Mất
cảm giác hay thấy như bị châm chích nơi bàn chân là cách cơ thể báo
động cho bạn biết đó là triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại vi hay hệ
thần kinh ngoại vi đã bị tổn thương.
Có
nhiều nguyên nhân, nhưng bệnh tiểu đường, lạm dụng rượu hoặc liệu pháp
xạ trị (chữa ung thư) là thủ phạm chính dẫn đến căn bệnh này.Yến Nhi
Yen Nhi (dai ky nguyên-1/2017)