Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

20 dự án chinh phục vũ trụ trong tương lai

Danh sách 20 chương trình không gian đáng chú ý trong vòng 20 năm tới.

(Ảnh: Internet)
Ngày 4/10/1957, Liên Xô phóng tàu Sputnik 1 – vật thể nhân tạo đầu tiên – lên quỹ đạo quanh Trái Đất. Ngày 20/7/1969, Mỹ phóng tàu Apollo 11 đổ bộ lên Mặt Trăng. Hai sự kiện điển hình này đã đặt những viên gạch đầu tiên cho công cuộc khám phá không gian đầy bí ẩn, đăc biệt khám phá sự sống ngoài hành tinh mà hiện đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều người.
Hiện ngày càng có nhiều các chương trình không gian được triển khai, ngay cả từ khối tư nhân. Để giúp độc giả có một cái nhìn rõ nét hơn về các chương trình này, dưới đây là một danh sách các chương trình nổi bật, đáng chú ý trong vòng 20 năm kế tiếp.

Năm 2017

Tháng 3 tới, vệ tinh Lightsail thứ 2 của tổ chức Planetary Society sử dụng công nghệ cánh buồm mặt trời (sử dụng ánh sáng Mặt Trời tạo sức đẩy cho tàu không gian) sẽ được phóng lên quỹ đạo.
canh-buom-mat-troi(Ảnh: Internet)
canh buom mat troi solar sail (Ảnh: Internet)
15/9 Sứ mệnh Cassini của NASA với việc đưa tàu thăm dò bay quanh sao Thổ sẽ kết thúc
Mùa thu năm nay – công ty tư nhân Asgardia, sẽ phóng vệ tinh không người lái đầu tiên, bước đầu thực hiện tham vọng đầy viễn tưởng của họ –  kiến lập quốc gia đầu tiên ngoài không gian

asgardia-satellitecopy
Vệ tinh Asgardia đầu tiên sẽ được phóng lên quỹ đạo tầm thấp vào năm 2017. (Ảnh: Internet)

Tháng 11 – SpaceX sẽ tiến hành thử nghiệm đưa tàu không gian không người lái Crew Dragon vào quỹ đạo. Chuyến bay có người lái được dự kiến thực hiện vào tháng 5/2018. 

2857086300000578-3070272-In_this_May_29_2014_photo_Elon_Musk_CEO_and_CTO_of_SpaceX_introd-a-10_1430922082969 
Elon Musk bên cạnh mẫu tàu không gian Crew Dragon. (Ảnh: Internet)

Tháng 12 – Module NAUKA hay còn được gọi là Phòng thí nghiệm Mô-đun đa năng (MLM) của Nga, dự kiến sẽ được đưa lên không gian và kết nối vào Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) sau nhiều lần trì hoãn.

photo_06-20-000(Ảnh: Internet)
MLM-2 (Ảnh: Internet)

Tháng 12 – Công ty Blue Origin của nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos được kỳ vọng sẽ bắt tiến hành các chuyến bay có người lái vào vũ trụ, tạo tiền đề cho các chuyến bay du lịch không gian có trả phí trong tương lai không xa.

launch 
Tên lửa New Shepard của Blue Origin. (Ảnh: Internet)

Tháng 12 – Một loại kính thiên văn săn tìm hành tinh mới của NASA, với tên gọi TESS (Transiting Exoplanet Survey Satellite), sẽ được phóng lên không gian.

CzfpiH7UUAAm1_9
Mô phỏng kính thiên văn không gian TESS của NASA. (Ảnh: Internet)

19/12– Đây cũng là thời điểm cơ quan hàng không vũ trụ Châu Âu (ESA) dự kiến phóng kính thiên văn săn tìm hành tinh mới mang tên Characterising Exoplanets Satellite (CHEOPS) của họ lên quỹ đạo

kinh thien van Characterising Exoplanets Satellite (CHEOPS)
Kính thiên văn Characterising Exoplanets Satellite (CHEOPS). (Ảnh: Internet)

Chưa thành hình [1] – Công ty hàng không vũ trụ XCOR dự kiến tiến hành các chuyến bay thử nghiệm phi thuyền không gian Lynx hai chỗ ngồi của họ vào vùng quỹ đạo thấp

lynx_Mk-II-flight-profile_v07(Ảnh: Internet)

Chưa thành hìnhWorld View Enterprises – một công ty tư nhân có trụ sở tại Arizona bắt đầu chào bán tour du lịch bằng khí cầu. Hai giờ trải nghiệm ở độ cao 30.500 mét sẽ có mức giá 75.000 USD.

khi cau World View Enterprises(Ảnh: Internet)

Chưa thành hình – Trung Quốc sẽ cố gắng thu thập mẫu vật trên mặt trăng bằng tàu thăm dò Hằng Nga 5. Đây sẽ là sứ mệnh thu thập mẫu vật trên mặt trăng lần đầu tiên kể từ năm 1976.

hang nga 5 thu thap mau vat mat trang
Hành trình thu thập mẫu vật Mặt Trăng của tàu Hằng Nga 5. (Ảnh: Internet)

Chưa thành hình – Hai ứng viên tham gia dự thi Google’s Lunar XPRIZE Moon Express và SpaceIL sẽ phóng tàu không gian không người lái mang robot thăm dò lên mặt trăng trong năm nay. Google’s Lunar XPRIZE là giải thưởng 30 triệu USD của Google – giải nhất 20 triệu, hai giải còn lại mỗi giải 5 triệu – trao cho ba tổ chức tư nhân nào đó nhanh nhất thực hiện phóng được một robot lên bề mặt Mặt Trăng, chạy tầm 500 mét rồi ghi hình và truyền về trái đất video kèm ảnh chất lượng cao.

Google's Lunar XPRIZE giai thuong(Ảnh: Internet)

Chưa thành hình – Tên lửa siêu trọng mới của SpaceX mang tên Falcon Heavy cũng được dự kiến phóng thử lần đầu trong khoảng thời gian này.

ten lua sieu trong falcon heavy(Ảnh: Internet)

Năm 2018

Tháng 1 – Thời hạn dự kiến ra mắt Inspiration Mars, một chương trình tư nhân với mục tiêu gửi hai phi hành gia bay ngang qua sao Hỏa. 

Inspiration Mars sao hoa(Ảnh: Internet)

Tháng 4 – Cơ quan Không gian Châu Âu (ESA) sẽ phóng tàu thăm dò BepiColombo, sứ mệnh đầu tiên của châu Âu lên Sao Thủy.

BepiColombo sao thuy(Ảnh: Internet)

Ngày 5/5 – NASA sẽ phóng tàu đổ bộ InSight lên sao Hỏa. Ngày đổ bộ được dự kiến là 26/11. Tàu thăm dò không người lái này sẽ nghiên cứu và thu thập thông tin về phần lõi của hành tinh đỏ.

mars InSight lander sao hoa(Ảnh: Internet)
Tháng 5 – SpaceX có kế hoạch phóng tàu không người lái đầu tiên đến sao Hỏa, và đây cũng là chương trình đổ bộ lên sao Hỏa đầu tiên do tư nhân thực hiện.

Xem thêm:
31/7– Khởi động sứ mệnh Solar Probe Plus của NASA, chương trình đầu tiên với tham vọng bay vào vùng thượng tầng khí quyển của Mặt Trời, chỉ cách bề mặt “hỏa lò” một khoảng cách bằng 8,5 bán kính của nó.

Solar Probe Plus mat troi(Ảnh: Internet)

Tháng 10 – Tên lửa khổng lồ mới của NASA, mang tên Space Launch System (SLS) được lên kế hoạch phóng lần đầu. Nó sẽ đưa tàu vũ trụ Orion vào quỹ đạo quanh Mặt Trăng trong một nhiệm vụ kéo dài ba tuần, tuy rằng có nhiều tin đồn cho rằng một – hoặc cả hai – SLS và Orion có thể sẽ bị thanh lý.

Space Launch System ten lua(Ảnh: Internet)

Tháng 10 – Kính viễn vọng James Webb Space (JWST) của NASA cuối cùng sẽ được phóng vào không gian. Đây là “người kế nghiệp” của kính viễn vọng không gian Hubble, vốn tồn tại rất nhiều chi phí phát sinh và tình trạng chậm trễ.

kinh thien van James Webb Space(Ảnh: Internet)

Tháng 12 – Ấn Độ sẽ triển khai nhiệm vụ tiếp theo lên Mặt Trăng, gọi là Chandrayaan-2, trong đó bao gồm một tàu thăm dò, một tàu đổ bộ, và xe tự hành.

Chandrayaan2 mat trang an do(Ảnh: Internet)
Chưa thành hình – Nhật Bản sẽ khởi động một sứ mệnh mới lên mặt trăng gọi là SELENE-2, theo sau nhiệm vụ SELENE đầu tiên vào năm 2007. Giống Ấn Độ, chương trình bao gồm một tàu thăm dò, tàu đổ bộ, và xe tự hành.
Chưa thành hình – Trung Quốc có mục tiêu trở thành quốc gia đầu tiên cho một tàu thăm dò lên nửa tối của mặt trăng với tàu đổ bộ Hằng Nga 4.

Năm 2019

Cuối năm 2019 – tàu đổ bộ thông minh không người lái của Nhật Bản cho mục đích thăm dò mặt trăng (Smart Lander for Investigating Moon – SLIM) dự kiến sẽ được phóng. Nó sẽ có thể hạ cánh chính xác bằng cách phân tích bề mặt nơi đổ bộ.

Chưa thành hình – 2019 có thể là năm Virgin Galactic khai trương dịch vụ du hành không gian của mình.
Virgin Galactic du hanh khong gian(Ảnh: Internet)
Virgin Galactic du hanh khong gian(Ảnh: Internet)

Chưa thành hình – Công ty khai thác thiên thạch Deep Space Industries, chuyên khai thác những kim loại quý trên các thiên thạch trong vũ trụ, có thể sẽ phóng tàu vũ trụ không người lái đầu tiên tới một thiên thạch gọi là Prospector 1.

thien-thach-0-1358935256_500x0
Hình minh họa một phi thuyền khai thác một thiên thạch. (Ảnh: wired.com)

Năm 2020

Tháng 7 – Xe tự hành thế hệ tiếp theo của NASA, với tên gọi có thể là Mars 2020, sẽ được phóng lên hành tinh Đỏ. Nó sẽ tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa trong quá khứ.

Mars 2020 rover tau tu hanh sao hoa(Ảnh: Internet)

Tháng 7 – Robot tự hành ExoMars của ESA sẽ phóng lên sao Hỏa, tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống trong quá khứ hay hiện tại.

dnews-files-2016-05-europe-mars-rover(Ảnh: Internet)

Tháng 7 – Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) sẽ nỗ lực khởi động sứ mệnh đầu tiên lên sao Hỏa, với một tàu thăm dò gọi là Hope.

uae sao hoa(Ảnh: Internet)

Tháng 7 – Ấn Độ sẽ triển khai sứ mệnh thứ hai lên sao Hỏa, với một tàu thăm dò gọi Mangalyaan 2. Chương trình này có thể bao gồm một tàu đổ bộ và một xe tự hành.

Mangalyaan [MOM] (2)(Ảnh: Internet)

Tháng 7 hay tháng 8 – Trung Quốc có kế hoạch phóng một tàu thăm dò, tàu đổ bộ, và xe tự hành đến sao Hỏa, chương trình đầu tiên của nó lên hành tinh Đỏ.

Tháng 10 – Asteroid Impact Mission (AIM), một chương trình hợp tác giữa NASA và ESA nhằm đo lường khả năng thay đổi quỹ đạo của một thiên thạch [khi thiên thạch có nguy cơ đụng phải Trái Đất] bằng cách phóng tàu vũ trụ đâm vào nó.

VNE-Scientists-to-nudge-astero-7935-8558-1444298623(Ảnh: Internet)

Chưa thành hình – The Square Kilometer Array (SKA, kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới với diện tích một kilômet vuông (0,39 dặm vuông), sẽ chính thức hoạt động lần đầu tiên.
c98e95e4c2b4eccde7c234a98580315cf42eadd3(Ảnh: Internet)

Chưa thành hình – Bigelow Aerospace hy vọng sẽ bắt đầu xây dựng các khách sạn không gian đầu tiên với module B330 của họ.

inflatable-space-hotels-from-boeing-and-bigelow-aerospace(Ảnh: Internet)
c9b9424b09923c4e2376f735228d7e13(Ảnh: Internet)
bigelowspacehotel(Ảnh: Internet)

Chưa thành hình – Khởi động dự án Euclid của ESA. Dự án nhằm mục đích nghiên cứu gia tốc của vũ trụ bằng cách đo lường sự dịch chuyển đỏ [3] của các thiên hà xa xôi, cung cấp cho chúng ta một vốn hiểu biết rõ hơn về năng lượng tối và vật chất tối.

Năm 2021

Chưa thành hình – Thời hạn sớm nhất NASA có thể phóng tàu vũ trụ Orion lần đầu tiên có người lái trên quỹ đạo quanh mặt trăng và trở lại. Giai đoạn tiến hành dự kiến là từ năm 2021 đến năm 2023.

Năm 2022

Chưa thành hình – Trung Quốc sẽ đưa lên quỹ đạo bộ phận đầu tiên (mô-đun) của một trạm không gian lớn mới, với kích thước bằng khoảng một phần bảy Trạm vũ trụ Quốc tế ISS. Mô-đun đầu tiên này được gọi là Thiên Cung-3.
Chưa thành hình – The Thirty Meter Telescope (TMT), một kính viễn vọng cực lớn được xây dựng tại Hawaii hoặc quần đảo Canary, sẽ đi vào hoạt động.

thirty-meter-telescope(Ảnh: Internet)

Năm 2024

Chưa thành hình – SpaceX có kế hoạch khởi động sứ mệnh đầu tiên có người lái lên Sao Hỏa, một phần của dự án Hệ thống Giao thông vận tải Liên hành tinh (ITS).

Chưa thành hình – Kính viễn vọng cực lớn của châu Âu (E-ELT), kính thiên văn quang học lớn nhất thế giới, sẽ đi vào hoạt động.

E-ELT_1280x714(Ảnh: Internet)

Chưa thành hình – Trạm vũ trụ quốc tế ISS sẽ ngừng hoạt động và sau đó rời quỹ đạo. Tuy nhiên, thời điểm này có thể được dời đến năm 2028 hoặc thậm chí lâu hơn.

Chưa thành hình – Vệ tinh PLATO của ESA nhằm tìm kiếm hệ hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời sẽ được phóng vào không gian. Trọng điểm tìm kiếm của PLATO xoay quanh các hệ hành tinh có hành tinh giống Trái Đất và ngôi sao chủ giống Mặt Trời.

Năm 2025

Chưa thành hình – NASA sẽ phóng Kính thiên văn Khảo sát Hồng ngoại phạm vi rộng (Wide Field Infrared Survey Telescope – WFIRST) lên không gian vào khoảng năm 2025, phụ trách nghiên cứu năng lượng tối và tìm kiếm các hệ hành tinh giống chúng ta.

Năm 2026

Chưa hình thành– Thời điểm phóng tàu vũ trụ đầu tiên có người lái đổ bộ lên Sao Hỏa trong một sứ mệnh mang tên Mars One.

1058-Mars-One-volunteers-pass-first-application-round(Ảnh: Internet)

Năm 2028

Chưa thành hình – ESA sẽ khởi động sứ mệnh Athena, một kính viễn vọng không gian có nhiệm vụ vẽ bản đồ khí nóng trong vũ trụ, đồng thời nghiên cứu các lỗ đen siêu lớn.

Đầu năm 2030

Chưa thành hình – Trung Quốc hợp tác với Nga, nốt gót Mỹ đưa người lên Mặt Trăng.

Năm 2036

Chưa thành hìnhBreakthrough Starshot [6], một dự án táo bạo nhằm phóng tàu vũ trụ tới ngôi sao gần nhất, mang tên Proxima Centauri, dự kiến sẽ được khởi động. Trong ban điều hành của dự án có nhà vật lý Stephen Hawking, nhà đầu tư mạo hiểm Yuri Milner cũng như nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg.

Chú thích:

[1] Chưa thành hình: To be determined (TBD), tính khả thi, địa điểm, chi phí, … chưa được xác định

Tôn Kiên (theo IFL Science)-daikynguyen 31/1/2017