Là một người yêu âm nhạc, tôi tin rằng món quà đơn giản và quan trọng nhất mà bạn có thể dành tặng cho bản thân đó là âm nhạc. Tại sao? Bởi vì, khi lắng nghe âm thanh “tích cực” có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe. Đây cũng là cách dễ nhất để bạn cảm thấy thoải mái và cũng là lý do mà tôi luôn khuyến khích mọi người hãy tận dụng “phương thuốc” kỳ diệu này.
Dưới đây là một vài nhận thức về sự kỳ diệu của âm thanh, mà có thể bạn đã biết.
Chúng ta đã biết lắc lư theo điệu nhạc ngay từ khi còn trong bụng mẹ
Giác quan đầu tiên phát triển của thai nhi là tai. Chức năng nghe bắt đầu hoạt động từ khi thai nhi được 4 tháng cho đến 2 tuần trước khi sinh. Từ khi hình thành, tai trong chịu trách nhiệm chuyển đổi sóng âm thành các xung điện truyền đến não và kích thích cảm xúc. Âm thanh, đặc biệt là âm nhạc, có khả năng truyền tải và kết nối cảm xúc một cách kỳ lạ mà không cần sử dụng bất cứ kỹ năng ngôn ngữ nào.
Lợi ích tuyệt vời của âm thanh
Những âm thanh và âm nhạc được lựa chọn kỹ lưỡng có thể đem đến hiệu quả trị liệu mạnh mẽ, giúp điều hòa nhịp tim và hơi thở, giảm huyết áp, giảm căng cơ và tăng cảm giác hạnh phúc. Nói chung, những nhạc cụ từ cổ điển cho đến hiện đại, âm thanh tự nhiên và âm nhạc với nhịp song âm – tần số giúp thư giãn và tăng sức sáng tạo, có xu hướng mang lại những hiệu ứng nhẹ nhàng nhất.
Tuy nhiên, thị hiếu âm nhạc ở mỗi người khác nhau. Vì vậy, bạn có thể tự do phát triển danh sách các thể loại nhạc dành riêng cho bản thân. Bởi các nghiên cứu chỉ ra rằng, bất kỳ loại âm nhạc nào mà chúng ta yêu thích đều mang lại lợi ích. Một lời khuyên nhỏ là nên hạn chế thể loại nhạc sôi động trong trường hợp bạn cần phục hồi cơ thể và cân bằng trạng thái trong giờ nghỉ ngơi.
Có nhiều cách khác nhau mà cơ thể phản ứng với âm thanh, như lắc lư, nhảy múa hay chỉ là khe khẽ nhịp chân theo nhạc… tất cả đều tốt.
Theo ghi nhận của nhà nghiên cứu âm nhạc Don Campbell, phản ứng sinh lý và tâm lý bao gồm: cân bằng hoạt động sóng não, kiểm soát tốt các hormon liên quan đến stress, kiểm soát cơn đau, tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, thay đổi nhận thức về thời gian và không gian và làm tăng sự lãng mạn. Với những tác dụng tuyệt vời trên, chúng ta có thể dễ dàng ứng dụng âm nhạc vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Âm nhạc trong châm cứu
Với khả năng làm chậm hoạt động của sóng não, âm nhạc là một công cụ tuyệt vời giúp bạn cảm thấy yên bình hơn, hỗ trợ cho việc chữa bệnh được tốt hơn và nhanh hơn.
Trong lĩnh vực châm cứu, âm nhạc được sử dụng để làm tăng hiệu quả trị liệu. Sau khi đặt kim, bệnh nhân sẽ nghe nhạc với khoảng 60 nhịp mỗi phút. Việc làm này nhằm tạo ra trạng thái alpha – trạng thái thoải mái khi thiền định. Một số album được đề nghị khi thực hành châm cứu là Reiki Chants, Chakra Chants, The Lost Chord và De-Stress được sáng tác bởi nhạc sĩ Jonathan Goldman – người đã dành phần lớn sự nghiệp để nghiên cứu âm thanh như một phương pháp chữa bệnh.
https://www.youtube.com/watch?v=b7JS0O3pFS8
https://www.youtube.com/watch?v=Leob7Fv1ibM
Học cách lắng nghe bằng cả cơ thể
Hãy nhắm mắt lại và lắng nghe bằng cả cơ thể. Trạng thái này giúp chúng ta thư giãn và phục hồi. Khi không có tác động từ thị giác, việc nghe nhạc trở nên sâu sắc và cho phép chúng ta cảm nhận được cả sự rung động của âm thanh trong cơ thể.
Cách nghe này tạo ra những khoảnh khắc lắng đọng, tập trung và tiến nhập sâu hơn vào ý thức và mở rộng nhận thức. Tiếng tụng niệm, tiếng trống, bát hát Tây Tạng, tiếng cồng thiền và thần chú là những lựa chọn không kém phần hiệu quả để làm dịu tâm trạng và phục hồi cơ thể, đồng thời để gột rửa tâm hồn.
Âm nhạc – vượt trên cả mục đích giải trí, đó thực sự là một phương thuốc cổ xưa và thiêng liêng của y học với tác dụng tuyệt vời xuyên suốt từ cơ thể cho đến tâm hồn. Với sức mạnh nâng đỡ, khích lệ, tiếp sinh lực và phục hồi, âm nhạc và âm thanh cho phép chúng ta kết nối với những cảm xúc nguyên sơ nhất.
Âm nhạc là một ngôn ngữ phổ quát. Bạn không cần hiểu từ ngữ, chỉ cần cảm nhận nhịp điệu. Như Bob Marley từng nói: “Điều kỳ diệu của âm nhạc là khi chạm vào nó, bạn không cảm thấy đau”.
Tiến sĩ Frank Lipman (caonien bachhac)
-----------------------------------------------------------------
Tuyển tập một số nhac thư dãn