Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Sụ tích cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Hình ảnh Sự tích, ý nghĩa Tết ông Công, ông Táo 23 tháng Chạp số 1
Táo Quân, Ông Táo hay còn gọi là Táo Vương trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam được xem là vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi gia đình. Cho đến ngày nay, những sự tích về ông Công, ông Táo vẫn được nhiều người truyền tai nhau kể lại cho con cháu.

Sự tích 1

Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trờ.
Chồng đi buôn biệt tăm biệt tích nên chỉ về nhà vài lần. Trong một chuyến đi buôn xa, chồng đi biền biệt, bặt vô âm tín. Người vợ ở nhà chờ đợi mòn mỏi trong vòng 10 năm. Sau đó nghĩ chồng đã chết nên lấy người chồng khác làm nghề săn bắn và nuôi thêm một người đầy tớ tên là Lốc.
Một ngày nọ, chồng mới và Lốc cùng đi săn vắng nhà thì bỗng nhiên người chồng cũ trở về và cho biết mình đi lâu như thế vì bị giặc bắt lưu đày trong rừng, nay mới trốn thoát về được. Lúc này người vợ chỉ biết ôm chồng cũ khóc than và dọn cơm rượu mời ăn. Khi chồng mới sắp về, người vợ mới đưa chồng cũ ra đống rơm để trốn tạm. 
Chồng mới cùng tên đầy tớ đi săn được một con cầy nên giục vợ mình đi sắm rượu để làm bữa nhậu. Khi vợ đi mua rượu, chồng mới và đầy tớ ở nhà đốt đống rơm để thu cẩy thì lửa vô tình đốt cháy người chồng cũ đang ngủ say. 
Khi người vợ về thấy chồng cũ chết đau đớn cảm thấy như vì mình mà chồng cũ phải chết nên đã nhảy vào đống lửa chết theo. Người chồng mới thấy vợ chết cũng đâm đầu vào lửa. Thương chủ và hối hận vì mình châm lửa thiêu chết người, tên đầy tớ cũng lao vào lửa chết theo .Ba vợ chồng sau đó được Diêm Vương hóa cho làm thành ba ông đầu rau.

Sự tích 2

Ngày xưa có đôi vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao chung sống với nhau mặn nồng tha thiết nhưng mãi không có mụn con nào. Lâu dần, Trọng Cao sinh ra chán nản nên thường kiếm cớ dằn vặt vợ. Một hôm, chỉ vì chuyện nhỏ, Trong Cao gây thành chuyện lớn, đánh và đuổi Thị Nhi đi. Thị bỏ nhà đi lang thang đến một xứ khác và gặp được Phan Lang. Hai người phải lòng nhau nên đã kết duyên vợ chồng. Về phần Trọng Cao, sau thấy ân hận nên đã quyết tâm đi tìm vợ. 
Ngày qua ngày, tìm mãi, hết gạo, hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Đúng vào ngày 23 tháng Chạp, khi Thị đang đốt vàng mã ngoài sân thì một hành khất bỗng vào ăn xin. Thị Nhi nhận ra chồng cũ nên động lòng thương mang gạo ra cho. Bị Phạm Lang nghi ngờ, Thị Nhi lấy làm xấu hổ nên đã đâm đầu vào đống lửa đang đốt để tự tử. Trọng Cao cảm tình ân nghĩ cũng lao vào lửa chết theo. Phạm Lang vì thương vợ, cũng lao vào lửa chết.


Ngọc Hoàng chứng kiến hết câu chuyện nên đã cho 3 người đầu thai làm 3 chức vụ khác nhau: Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp, Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà, Thị Nhi là Thổ Kỳ trông nom việc chợ búa. 

Ba ông Táo cai quản mọi việc trong gia đình. Ảnh: Internet


Sự tích 3

Ngày xưa có hai vợ chồng vì quá nghèo khổ nên đã phải bỏ nhau đi tha phương cầu thực. Người vợ may mắn nên đã lấy được một anh chồng giàu có, có của ăn, của để. Người chồng vẫn là kẻ hành khất kiếm sống qua ngày. 
Một năm nọ đúng vào 23 tháng Chạp, khi vợ đang lúi húi đốt vàng mã thì ngoài sân xuất hiện một người ăn xin với áo quần tả tơi, nhem nhuốc bước vào. Người vợ nhận ra chính là người chồng cũ mà mình từng yêu thương nên đã nhanh chóng lấy tiền bạc, cơm gạo ra cho. 
Người chồng mới biết chuyện, nổi cơn ghen nghi ngờ vợ. Khó xử tuyệt vọng vì không biết giải thích cho chồng mới hiểu, người vợ đã lao vào bếp lửa tự vẫn. Người chồng cũ thương xót cũng nhảy và chết theo. Lúc này, ân hận với lỗi lầm của mình, người chồng mới cũng nhảy vào lửa tự vẫn. Trời xanh cảm động bởi tình nghĩa sâu nặng của ba người nên đã phong làm vua bếp. 


Ý nghĩa: Mặc dù có khá nhiều dị bản lý giải nguồn gốc của sự tích ông Công, ông Táo. Tuy nhiên đều có chung đặc điểm là những nhân vật đều là những người sống có tình, có nghĩa. 
Trong quan niệm của người Việt, ba vị Táo Quân định đoạt phước đức cho gia đình. Ngoài ra các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho gia đình. 
Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các Táo sẽ lên thiên đình để báo cáo với Thượng Đế những việc lớn nhỏ trong gia đình trong một năm vừa qua.  
Và để Vua Bếp phù trợ cho mình được nhiều điều may mắn, mọi người thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể và đến 30 Tết, ba vị Táo lại xuất hiện ở hạ giới để tiếp tục công việc của một năm mới.

Hồng Hạnh (tổng hợp)