Đôi khi có những lúc thoáng qua bạn cảm thấy âu sầu phiền nảo, nhưng đây không phải là trầm cảm. Thật ra trầm cảm có thể dẫn đến tình trạng cực kỳ mệt mỏi và một nổi buồn vô tận làm cho người bệnh mất hết thích thú với những thứ mà họ vẫn thường trân qúi.
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) thì trầm cảm là một rối loạn tâm trạng khá phổ biến và tại Hoa kỳ có bơn 26 % thành niên mắc phải bệnh này.Trầm cảm không phải là một bệnh đơn giản vì gồm nhiều loại khác nhau. Dưới dây là 5 loại trầm cảm thông thường mà bạn nên biết
1. Trầm cảm lâm sàng ( Clinical depression)
Trầm
cảm lâm sàng hay trầm cảm nặng (major depression) là một rối loạn tâm trạng
(mood disorder) rất nghiêm trọng ảnh hưởng tới 20% đến 25% thành niên vào một
lúc nào đó trong đời họ.
Loại trầm cảm này có thể can dự vào các công việc hàng
ngày bao gồm việc làm, học hành, ăn uống và ngủ. Nếu không chữa trị, trầm cảm
lâm sàng có thể kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng hay thậm chí nhiều năm. Các
triệu chứng bao gồm năng lượng suy kém (energy loss), mất ngủ (insomnia), bồn
chồn (restlessness) và cảm giác tội lỗi hoặc vô dụng ( feeling of guilt or worthlessness).
Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể mất hứng thú gặp bạn bè và người thân và thậm
chí thay đổi trọng lượng
Điều
đáng chú ý là trầm cảm lâm sàng có thể liên quan tới thế hệ (generational) và
cũng có thể được kích phát bới các sự cố đáng kể trong đời sống (significant
life events) bao gồm xung đột trong quan
hệ (relationship conflicts), cách ly với xã hội (social isolation), lạm dụng
(abuse) hoặc mất đi người thân ( loss of a love one). Quan trọng là phải gặp
bác sĩ để được chữa trị nếu bạn cảm thấy mỉnh ở vào một trong những trường hợp
trên
2. Loạn tính khí ( Dysthymia)
Loạn tính
khí--còn được gọi là rối loạn trầm cảm dai dẳng (persistent depressive disorder)--có
cùng một số triệu chứng thông thường như trầm cảm lâm sàng và bao gồm thiếu
năng lượng (lack of energy),thiếu tập trung (lack of concentration), không muốn
tham gia các hoạt động vui nhộn và giảm cân hoặc lên cân.
Theo tạp chí Harvard
Health Publications những người bị loạn tính khí luôn cảm thấy như có lúc
bị trầm cảm có lúc thì không. Loạn tính khí ít nghiêm trọng hơn trầm cảm lâm
sàng nhưng thông thường kéo dài lâu hơn. Những người bị rối loạn trầm cảm dai
dẳng có thể rất cáu kỉnh và có khả năng dễ trở thành trầm cảm lâm sàng.
Tuy không có cách nào ngăn ngừa loạn
tính khí, nhưng phối hợp thuốc men với liêu pháp tâm lý (psychotherapy) thường
ra là một lựa chọn chữa trị tốt.
3. Trầm cảm sau khi sanh (Postpartum depression- PPD)
Các phụ nữ có thễ bị trầm cảm sau khi sanh (PPD) vài ngày sau khi sanh con trong khoảng thời gian vài tháng, vỉ vậy điều quan trọng là các bà mẹ cần phải để ý xem mình cảm thấy thế nào sau khi sanh
Theo National Institute of Mental Health thỉ PPD thường hay gây buồn bả cực độ, kiệt sức hoặc lo âu. Phụ nữ có thễ vô cớ bật khóc , ngủ quên, và có thể khó khăn biểu lộ tình cảm ràng buộc với con.
Nếu không chữa trị, bệnh PPD có thễ kéo dài nhiểu tháng hay thậm chí nhiều năm. Phép trị liệu có thể bao gồm thuốc chống trẩm cảm hoặc tư vấn. Nếu bạn cảm thấy có các triệu chứng đặc biêt như trên sau khi sanh thì bạn cần phải gặp bác sĩ để tỉm biện pháp đối phó nào tốt nhất cho bạn
4. Trầm cảm theo mùa (Seasonal depression-SAD)
Trầm
càm theo mùa -còn gọi là rối loạn tình cảm theo mùa (seasonal affective disorder)--thông
thường xẩy ra trong những tháng mùa đông.